Bé trai 2 tuổi phải rửa ruột vì chơi… thuốc diệt chuột
Thấy bé ngồi chơi với nhiều viên bột màu hồng, gia đình vội vã đưa tới bệnh viện cấp cứu, các bác sĩ phải rửa ruột tránh nguy hiểm cho bệnh nhi. Bác sĩ cảnh báo, đây là tai nạn đặc biệt nguy hiểm trong sinh hoạt đã cướp đi sinh mạng nhiều bệnh nhi.
Uống nhầm thuốc diệt chuột là tai nạn đặc biệt nguy hiểm, nhiều trẻ đã tử vong (ảnh: minh họa)
Vụ việc trên xảy đến với bé trai 2 tuổi, ngụ tại quận Tân Phú, TPHCM. Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 1 (ngày 26/10) cho hay, bệnh nhi được gia đình chuyển đến khoa Cấp cứu, trong tình trạng tỉnh táo nhưng phụ huynh rất lo lắng. Khai thác bệnh sử của bác sĩ từ người thân ghi nhận, do trong nhà xuất hiện nhiều chuột nên người lớn mua thuốc về diệt, bịch thuốc đã mở dùng một phần được cất trong ngăn bàn.
Trong lúc lân la, bé thấy vật lạ nên lấy ra chơi. Khi người nhà phát hiện thì cháu đang ngồi giữa những viên thuốc diệt chuột màu sắc sặc sỡ. Nghi ngờ bé đã nuốt những viên thuốc trên, gia đình vội đưa bé đến bệnh viện cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành thủ thuật rửa ruột cho bệnh nhi và thực hiện các xét nghiệm kiểm tra. Sau khi theo dõi, sức khỏe không có biểu hiện bất thường nên bệnh nhi được xuất viện.
Video đang HOT
BS Nguyễn Thị Thùy Linh, khoa Cấp cứu cho hay: Khoa đã tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhi uống nhầm thuốc diệt chuột phải chuyển đến cấp cứu. Nhiều bé uống phải liều lượng lớn bị rối loạn đông máu nặng dẫn tới xuất huyết não, xuất huyết phổi, xuất huyết tiêu hóa… phải điều trị dài ngày không ít ca đã tử vong.
Từ trường hợp trên bác sĩ khuyến cáo, uống nhầm thuốc diệt chuột là tai nạn đặc biệt nguy hiểm có thể cướp đi sinh mạng của con trẻ. Để tránh tai họa trên, phụ huynh nên diệt chuột bằng các biện pháp khác như sử dụng keo dính, bẫy, máy đuổi chuột… Trường hợp dùng thuốc diệt chuộc phải cất cẩn thận, xa tầm với của trẻ.
Li Uyên
Theo Dân trí
Ung thư buồng trứng cướp sinh mạng Miss Teen Dạ Ly nguy hiểm ra sao
Ung thư buồng trứng thường không có triệu chứng, đến khi phát hiện thì đã trễ khiến khả năng chữa khỏi rất thấp.
Người đẹp Miss Teen 2010 Đoàn Dạ Ly qua đời ngày 24/10 ở tuổi 25 sau khoảng 6 tháng chống chọi ung thư buồng trứng với 3 lần phẫu thuật. Đây là căn bệnh cướp đi sinh mạng của nhiều phụ nữ Việt Nam.
Thống kê của Tổ chức Ung thư Toàn cầu GLOBOCAN 2018 vừa công bố, mỗi năm Việt Nam có hơn 1.500 phụ nữ phát hiện bị ung thư buồng trứng, 856 người tử vong. Đa số bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn trễ khiến việc điều trị khó khăn, tỷ lệ sống 5 năm sau khi phát hiện bệnh rất thấp.
Hot girl Đoàn Dạ Ly.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Tiến, Trưởng Khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP HCM, cho biết ung thư buồng trứng diễn ra khi các tế bào buồng trứng bình thường chuyển thành các tế bào bất thường và phát triển vượt qua sự kiểm soát của cơ thể. Loại ung thư này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường xảy ra ở phụ nữ 50-65 tuổi, khoảng 5-10% liên quan đến di truyền.
Theo bác sĩ Tiến, ung thư buồng trứng giai đoạn sớm thường không có dấu hiệu hoặc có rất mơ hồ khó xác định. Thường là cảm giác khó chịu vùng bụng chậu, đầy hơi, ăn không tiêu, bụng to, tiểu nhắt... Ung thư buồng trứng giai đoạn sớm phần lớn phát hiện nhờ khám sức khỏe. Khoảng 75% bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn trễ, khi ấy có các triệu chứng đau bụng, sụt cân, nôn ói, ăn không ngon...
Khi nghi ngờ ung thư buồng trứng, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân siêu âm bụng hoặc các xét nghiệm hình ảnh có thể thấy được các bất thường trong ổ bụng, xét nghiệm máu, xét nghiệm CA125. Chỉ số CA125 ở người bình thường là dưới 35 u/ml. Khi chỉ số này tăng có thể nghĩ đến ung thư buồng trứng. CA125 cũng có thể tăng do các bệnh lý khác như lạc nội mạc tử cung, bướu tử cung...
Bác sĩ Tiến phân tích, cách để biết chắc chắn có bị ung thư buồng trứng hay không phải trải qua phẫu thuật đánh giá, lấy mô bướu làm giải phẫu bệnh, thực hiện bằng mổ hở hoặc mổ nội soi. Nếu kết quả sinh thiết lạnh là ác tính, phác đồ điều trị bao gồm cắt tử cung, hai phần phụ và mạc nối lớn. Trường hợp trễ, bướu lan tràn, bác sĩ mổ cố gắng lấy càng nhiều bướu càng tốt. Điều trị sau mổ như hóa trị phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và tình trạng bệnh nhân. Ở giai đoạn sớm có khi không cần hóa trị.
Sau điều trị bệnh nhân phải tái khám thường xuyên để kiểm tra khả năng tái phát. Thông thường trong 2 năm đầu sau điều trị bạn tái khám mỗi 2-4 tháng, 3-5 năm tái khám mỗi 6 tháng. Trên 5 năm mỗi năm tái khám một lần. Nếu ung thư gieo rắc hoặc tái phát, tùy tình huống cụ thể sẽ được mổ lại hoặc hóa trị.
Ung thư buồng trứng hiện chưa rõ nguyên nhân nên khó phòng ngừa. Nhóm nguy cơ cao là người có đột biến gen, đột biến tế bào mầm, gia đình có người mắc các loại ung thư vú, ruột, tuyến giáp, phổi. Nguy cơ cao cũng ở người có buồng trứng hoạt động nhiều, tức rụng trứng liên tục, có kinh sớm, mãn kinh trễ, không có giai đoạn sinh nở để buồng trứng nghỉ ngơi.
Lê Phương
Theo VNE
Hỏng gần hết gan thận chỉ vì uống nấm linh chi chữa bệnh Mắc bệnh viêm gan B, suy thận nhưng không điều trị triệt để, bệnh nhân tự tìm đến nấm linh chi với mong muốn khoẻ mạnh. Tuy nhiên, càng uống, sức khoẻ bệnh nhân càng yếu. Ngày 16/10, tình hình bệnh nhân nặng được chuyển đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 điều trị trong tình trạng suy thận độ IV, suy...