Bé trai 15 tháng tuổi chết tại nhà trẻ ở TP.HCM
Bé trai 15 tháng tuổi tại TP.HCM được phát hiện tím tái khi đang ngủ tại nhà trẻ, cô giáo đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong.
Ảnh minh họa
Chiều 2/11, ông Ngô Văn Tuyên, Trưởng phòng GD&ĐT quận Bình Tân, TP.HCM, xác nhận có sự việc bé trai tử vong khi đang ngủ tại một nhóm trẻ mầm non vào ngày 1/11.
Đó là nhóm trẻ Đô Mi Son nằm trên địa bàn phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân. Ông Tuyên cho biết đây là nhóm trẻ gia đình do phường quản lý.
Video đang HOT
Trao đổi với Zing.vn, bà Nguyễn Thị Diễm Thu, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết sở vừa nắm được thông tin sơ bộ, đang đợi phòng giáo dục báo cáo chi tiết và công an xác minh.
“Tôi cũng vừa nghe được thông tin này. Bé trai 15 tháng tuổi khi đang ngủ, người tím tái. Cô giáo phát hiện, đưa bé vào bệnh viện nhưng đã tử vong”, bà Thu cho biết.
Theo Zing
TP.HCM thiếu giáo viên chuyên ngành giáo dục đặc biệt
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành giáo dục đặc biệt còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế tại địa phương, nhất là ở các trường có nhiều học sinh học hòa nhập.
Ngày 25-10, Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2018-2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 giáo dục đặc biệt.
Ông Nguyễn Minh Thiên Hoàng, Phó Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD&ĐT TP.HCM, cho hay năm học 2018-2019, toàn TP có 21 trường chuyên biệt, 12 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tiếp nhận học sinh (HS) chuyên biệt (khuyết tật mức độ nặng), 725 trường công lập từ mầm non, tiểu học, THCS và THPT dạy HS hòa nhập (khuyết tật mức độ nhẹ).
Sở GD&ĐT TP.HCM trao tặng bằng khen cho các quận, huyện có đơn vị tham dự hội thi làm đồ dùng dạy học, đồ chơi giáo dục đặc biệt. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Theo ông Hoàng, công tác chăm lo HS khuyết tật luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, các tổ chức xã hội. Chất lượng chăm sóc, giáo dục ngày càng được nâng cao, công tác truyền thông, tư vấn được thực hiện thường xuyên nhằm phục vụ tốt việc vận động trẻ trong độ tuổi đến lớp. Việc tiếp nhận HS đến học hòa nhập tại các trường cũng mở rộng...
Cạnh đó, hoạt động này còn gặp một số khó khăn như công tác điều tra, thống kê, quản lý số liệu giữa các cơ quan, ban, ngành chưa đồng bộ dẫn đến tiến độ thu thập số liệu còn chậm. Việc làm thủ tục cấp giấy chứng nhận mức độ khuyết tật cho HS có nơi chưa đồng bộ. Một số địa phương vẫn chưa có kế hoạch xây dựng cơ sở giáo dục đặc biệt để hỗ trợ trẻ khuyết tật tại địa phương mình, một số trường chuyên biệt chưa mở rộng đối tượng mà chỉ thực hiện hỗ trợ giáo dục cho một dạng tật.
Ngoài ra, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng đúng chuyên ngành chưa đáp ứng được tình hình thực tế. Giáo viên các trường chuyên biệt chuyển công tác nhiều trong khi số lượng HS ngày càng tăng. Cơ sở vật chất cũng chưa đủ đáp ứng yêu cầu dạy và học cho từng dạng tật.
Trước những hạn chế trên, Sở GD&ĐT kiến nghị Bộ GD&ĐT giới thiệu các chương trình giáo dục nghề cho HS khuyết tật với những dạng tật, mức độ tật khác nhau; chương trình giáo dục kỹ năng sống, giáo dục giới tính cho HS khuyết tật. Cạnh đó tham mưu về hỗ trợ nhân viên khối gián tiếp trong trường chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được hưởng phụ cấp ưu đãi.
Tại buổi lễ, Sở GD&ĐT phát thưởng hội thi làm đồ dùng dạy học, đồ chơi giáo dục đặc biệt. Tổng số đồ dùng, đồ chơi tham dự hội thi là 133; bảng đồ dùng, đồ chơi giáo dục chuyên biệt có 34/75 sản phẩm đoạt giải. Bảng đồ dùng, đồ chơi giáo dục hòa nhập có 36/76 sản phẩm đoạt giải.
Hội thi được tổ chức thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, tự làm cải tiến, bảo quản, khai thác sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi nhằm phục vụ tại chỗ và kịp thời, phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Việc tự làm đồ dùng, đồ chơi trở thành một hoạt động sư phạm thường xuyên sẽ góp phần tích cực đổi mới phương pháp dạy học trong giáo dục chuyên biệt và giáo dục hòa nhập.
Theo PLO
TP.HCM chi tiền tỉ gắn camera cho 60 nhóm trẻ ở KCN-KCX Ngày 22-10, Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức buổi họp báo cáo tình hình triển khai thực hiện đề án "Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực KCN- KCX đến năm 2020". Phát biểu tại cuộc họp, bà Lý Thị Sương, Phó Trưởng phòng Giáo dục mầm non, Sở GD&ĐT TP.HCM, cho hay đến thời điểm này TP...