Bé trai 13 tuổi tử vong do đuối nước khi bắt ốc
Bệnh nhi được vớt lên trong tình trạng hôn mê, tái nhợt toàn thân, ngừng thở và mất mạch.
Nạn nhân là L.V.S., nam, 13 tuổi, trú tại thôn Tân Quý, xã Tam Vinh, Quảng Nam. Sau tai nạn, S. được đưa vào Trung tâm Y tế huyện Phú Ninh (Quảng Nam) cấp cứu ngừng tuần hoàn (ép tim và thổi ngạt) trước khi chuyển tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam.
Theo người nhà, trước đó, S. đi bắt ốc ở suối Đa thuộc xã Tam Lộc, Phú Ninh, Quảng Nam, không may trượt ngã xuống vũng nước sâu dưới chân cầu máng và bị đuối nước.
Đuối nước là nguyên nhân gây nhiều trường hợp tử vong các năm qua. Ảnh minh họa: Statnews.
Video đang HOT
Tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam, bệnh nhân hôn mê sâu, không bắt được mạch, ngừng tim, dừng thở. Sau một giờ hồi sức tim phổi tích cực nhưng không có kết quả, D. được xác định tử vong ngoại viện.
Bác sĩ Thủy Ngọc Chương, khoa Cấp cứu, khuyến cáo việc sơ cứu tại chỗ cho nạn nhân đuối nước là rất quan trọng. Khi ngập nước, chỉ trong vài giây, nạn nhân sẽ bắt đầu thiếu oxy, sau đó dừng tim, ngừng hô hấp và nhanh chóng tử vong nếu không được xử trí kịp thời, đúng cách.
Trong trường hợp có người đuối nước, chúng ta cần dựa vào hoàn cảnh và khả năng của bản thân để nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước, sau đó sơ cứu ngay khi lên bờ. Sau sơ cứu ban đầu, nạn nhân tỉnh lại cần được đưa tới cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị.
Ngoài ra, các ngành chức năng cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn để tuyên truyền, giáo dục người dân về phòng tránh đuối nước, đồng thời tổ chức dạy bơi và kỹ thuật sơ cứu cho mọi người.
Theo ông đi câu cá, 2 cháu bé té xuống sông đuối nước
Trong lúc chơi đùa trên cầu khi theo ông đi câu cá, bé gái không may té xuống giữa sông. Được người dân cứu lên bờ nhưng cháu đã hôn mê, ngưng thở, phải chuyển đến bệnh viện cấp cứu.
Thông tin từ Bệnh viện quận Thủ Đức, TPHCM cho biết, tại đây vừa tiếp nhận một trường hợp bị đuối nước. Nạn nhân là bé T.N.T.V. (9 tuổi) nhập viện trong tình trạng thở nhanh, thở co kéo, kích động, hoảng loạn, không ngừng la hét.
Khai thác bệnh sử ghi nhận, trước đó, cháu theo ông nội cùng 2 bé trai khác là anh họ đi câu cá. Trong lúc ông đang buông cần ngồi tập trung theo dõi phao câu thì các bé chơi đùa trên thành cầu, bé T.V. cùng người anh họ là N.B. không may trượt chân, té xuống giữa sông. Người ông hoảng hốt kêu cứu khi thấy 2 cháu đang chới với giữa dòng.
Bé gái may mắn được các bác sĩ cứu sống sau khi té xuống sông, đã ngưng thở
Khoảng 10 phút sau khi té xuống nước, bé gái được người dân ứng cứu, vớt lên bờ trong tình trạng hôn mê không có phản xạ, da tím tái, ngưng thở. Bé trai còn lại bị dòng nước cuốn trôi, phải 30 phút sau người dân mới tìm thấy và đưa cháu lên bờ.
Về phần bé gái T.V. sau khi vớt lên bờ, cháu được người đi đường sơ cứu bằng cách ép tim, thổi ngạt, xốc nước. Vài phút sau bé hồng hào trở lại, ho được... cháu nhanh chóng được chuyển đến sở y tế gần hiện trường cấp cứu. Sau khi cho nạn nhân sử dụng thuốc cắt cơn co giật, cho thở oxy bác sĩ nhanh chóng chuyển bé đến Bệnh viện quận Thủ Đức.
Thời điểm nhập viện , bệnh nhi có biểu hiện kích thích, la hét, thở co kéo, phản xạ với kích thích đau, đồng tử đều 2 bên, phổi nhiều ran ứ đọng. Bệnh nhân được chụp X-quang cấp cứu và chuyển vào Hồi sức Nhi. Bệnh nhi được đặt nội khí quản, an thần, thở máy, chống phù não và kháng sinh. Trong quá trình cấp cứu, các bác sĩ ghi nhận bệnh nhi bị phù nề nhiều vùng thanh môn, sonde dạ dày ra nhiều nước dịch có màu đục cho thấy bé đã uống rất nhiều nước sau khi té xuống sông.
Sau gần 1 tuần điều trị tích cực, bé được cai máy thở và được đánh giá mức độ tổn thương não do thiếu oxy. Rất may, dù bị ngạt nước trong thời gian dài nhưng cháu không bị tổn thương nghiêm trọng. Hiện tại bé ổn định, ăn uống và sinh hoạt bình thường, tỉnh táo, được chuyển qua khoa Nhi để theo dõi điều trị tiếp.
Từ trường hợp trên, Bác sĩ Nguyễn Hà Phương, Đơn vị Hồi sức Nhi lưu ý: "Mùa hè là khoảng thời gian trẻ nghỉ học ở nhà, phụ huynh nên lưu ý cho trẻ chơi ở những nơi an toàn, có thể kiểm soát được. Các bậc phụ huynh có con em nhỏ nên trang bị cho mình các kiến thức về sơ cấp cứu đúng cách và kịp thời để hạn chế tối đa những thương tổn cho trẻ khi tai nạn xảy ra".
Trường hợp trên, bệnh nhi rất may mắn được sơ cứu kịp thời, tận dụng thời gian vàng sau đuối nước. Bên cạnh đó, việc hồi sức diễn ra thuận lợi, thời gian ngắn nên bé may mắn thoát khỏi các di chứng nặng nề từ việc tổn thương não hoặc đe dọa đến cả tính mạng. Cho trẻ học bơi hoặc dạy cho trẻ là kỹ năng thiết yếu để có khả năng tự phòng vệ và bảo vệ bản thân trong trường hợp bị sa xuống vùng nước sâu nhưng không có người lớn bên cạnh.
Bé trai ngộ độc Methadone do uống nhầm thuốc cai nghiện Bé trai 6 tuổi nhập viện trong tình trạng hôn mê, cơn ngừng thở dài, phải thở theo bóng qua mask, môi chi tím, đồng tử co nhỏ không phản xạ ánh sáng. Ngày 15/3, Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng tiếp nhận 1 bệnh nhi là bé trai 6 tuổi trong tình trạng hôn...