Bé trai 13 tuổi tự tử vì mẹ lắp camera theo dõi, dân mạng bùng nổ tranh cãi: “Ranh giới giữa quan tâm và áp bức rất mong manh”
Sự quan tâm một cách thái quá của các bậc phụ huynh đôi khi sẽ dẫn đến những hệ luỵ khó lường.
Giận mẹ vì lắp camera theo dõi
Tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, mới đây, tại khoa Hồi sức cấp cứu đã tiếp nhận một trẻ nam 13 tuổi, được phát hiện đã thắt cổ tự tử bằng khăn quàng đỏ trong nhà tắm.
Gia đình cho biết, trong đợt dịch Covid-19 nghỉ ở nhà, bé trai hay chơi điện tử trên mạng. Vì thế mẹ bé đã lắp camera trong phòng để theo dõi con. Bé trai cảm thấy không thoải mái và đã tâm sự với bạn bè về chuyện này. Ngày hôm ấy, khi camera được lắp xong thì bé trai xin phép đi vào phòng tắm.
“Hơn 20 phút không thấy cháu ra, gọi không trả lời nên tôi đã mở cửa phòng và phát hiện sự việc đau lòng này. Các bạn thân của cháu cho biết cách đây 2 hôm bạn ấy có nhắn tin lớp nhóm nói rằng đây có thể là lần cuối cùng mình nói chuyện với các bạn’‘, người nhà chia sẻ.
Có nên lắp camera để theo dõi con?
Dưới phần bình luận, 2 ý kiến trái chiều đã nổ ra. Một số phụ huynh cho rằng trẻ đang trong độ tuổi mới lớn sẽ có tính cách và tâm lý khác thường, việc theo dõi sát sao sẽ giúp bố mẹ hiểu con thêm. Tuy nhiên, do công việc bận bịu, phải đi làm mỗi ngày nên việc theo dõi bé gặp khó khăn. Hơn nữa dịch dã nên các bé học online suốt một thời gian dài nên không tránh khỏi việc phụ huynh lơ là con cái.
Bởi thế, việc nhiều phụ huynh lựa chọn việc lắp camera trong nhà không có gì là xấu. Họ mong muốn sẽ theo dõi được con và tránh trẻ chểnh mảng học hành hay chơi điện tử quên giờ học.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, đa số cho rằng việc quản lý con bằng việc theo dõi hay can thiệp quá sâu vào chuyện riêng sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu, mất tự do và ngại với bạn bè. Đồng thời, con sẽ hình thành tính cách che giấu, không muốn bố mẹ biết được và lén lút làm chuyện không hay ở một nơi khác.
Việc sát sao trẻ có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác và theo dõi con từng giây từng phút, đặc biệt là ở không gian phòng riêng của con không được đánh giá cao. Chưa kể đến việc bố mẹ không tôn trọng và tin tưởng con, nó còn cho thấy sự không khéo léo và cách nuôi dạy con có phần áp đặt, dồn ép.
Video đang HOT
Ảnh: BrickHouse Security.
Ranh giới giữa quan tâm và áp bức rất mong manh
Rất nhiều người cho rằng việc quan tâm đến con là cần thiết nhưng phương pháp quan tâm cũng là điều quan trọng.
- Mình cũng đang làm mẹ, nhưng không đồng tình. Bố mẹ thay vì giám sát thì nên chia sẻ tâm sự với con, bởi cho dù cha mẹ có giám sát kỹ đến đâu, thì cũng không thể trông coi 24/24 được. Nên tốt nhất là nên tâm sự, để có vấn đề gì con có thể thoải mái chia sẻ, thay vì lúc nào cũng mang tâm lý sợ hãi không dám nói.
- Quản lý con cái bằng việc giám sát và áp đặt lên con trẻ kiểu này không ổn, hãy thử đặt mình vào vị trí của con để hiểu con hơn. Dạy con cũng như uốn cây vậy phải vừa mềm dẻo vừa cứng rắn tùy trường hợp.
- Trẻ con cũng là con người, chúng cũng có cảm xúc và có quyền được tôn trọng. Đã đến lúc người lớn hãy học cách đừng xem con cái là tài sản riêng của bố mẹ. Bằng chứng là câu chuyện ngay trên bài, đứa trẻ đã muốn “không ngoan” thì có lắp chip vào não, nó vẫn có cách để bất tuân.
- Không nên, mẹ có thể kiểm soát hành vi của con nhưng không thể kiểm soát suy nghĩ của con. Cách giáo dục bằng tình thương không phải bằng nỗi sợ hãi và sự cấm đoán.
Bên cạnh đó, nhiều người đưa ra độ tuổi và thời gian bố mẹ nên lắp camera trong phòng theo dõi con.
- Với con dưới 7 tuổi thì lắp camera để theo dõi phòng khi con ốm. Còn trên 7 tuổi rồi thì không nên. Đừng kiểm soát con quá mức, con cũng có thế giới riêng, có không gian riêng tư mà. Lắp camera trong phòng con thì khác nào con là tù nhân bị giam lỏng và theo dõi không.
Ảnh: Shuttestock.
Hãy tôn trọng con
Để tránh áp lực cho con dẫn đến các rối loạn tâm lý và hành vi tự tử nhất là lứa tuổi vị thành niên, các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần tôn trọng, lắng nghe và không nên phán xét đặc biệt tôn trọng khoảng riêng tư của trẻ.
Ngoài ra, việc hiểu rõ nguyên nhân và các dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp cho các bậc phụ huynh tìm được cách giải quyết và ngăn ngừa tình huống xấu xảy ra. Bên cạnh đó, nếu bố, mẹ lo lắng về con mình hãy tìm sự hỗ trợ của các bác sĩ và nhà tâm lý.
Ngoài ra, bố mẹ không nên áp đặt thành tích học tập hoặc kì vọng quá cao vì điều này sẽ gây áp lực cho trẻ. Cần sắp xếp thời gian học tập và vui chơi giải trí cho trẻ hợp lí. Cha mẹ nên dạy trẻ các kỹ năng sống để trẻ có khả năng đương đầu với những biến cố trong cuộc sống.
Được khách boa sộp, tài xế taxi dự cảm điều bất thường kiên quyết không nhận, chẳng ngờ sau đó phát hiện bí mật gây sốc của cô gái
Tài xế taxi đã nhận ra điều bất thường chỉ từ một biểu hiện nhỏ của hành khách, nhờ đó tạo nên một câu chuyện vô cùng ấm lòng.
Mới đây, một câu chuyện ấm lòng ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã được truyền thông và cộng đồng mạng nước này chia sẻ nhiệt tình.
Vào khoảng 9h50 sáng ngày 2/1, anh Trình Lâm - một tài xế taxi đi nhận khách trên đường Phù Giang, quận Thuận Khánh, thị trấn Nam Sung. Anh đón một nữ hành khách khoảng 30 tuổi với địa điểm đến là cầu sông Gia Lăng. Vừa mới đến đầu cầu, hành khách này đã yêu cầu dừng xe và đưa anh Trình 100 NDT (khoảng 350.000 VNĐ). Tài xế đưa tiền thừa cho cô gái nhưng vị khách bảo không cần mà coi đó như tiền boa.
Nữ hành khách boa sộp cho tài xế dù trông không giống người có điều kiện
Vì quãng đường đi rất ngắn, cộng thêm việc người phụ nữ ăn vận cũng không có vẻ là người giàu có dư giả, anh Trình nảy sinh nghi vấn, có dự cảm kỳ lạ. Vì vậy, tài xế đã nhất quyết từ chối lấy tiền boa mà nhét lại vào tay cô gái. Điều kỳ lạ là hành khách sau đó có biểu hiện mệt mỏi, thất thần và thậm chí còn cáu gắt khi tài xế không chịu lấy tiền.
Khi nhận thấy có sự lạ không ổn, Trình Lâm đã hỏi hành khách có chuyện gì. Câu trả lời của cô gái đã khiến anh vô cùng sốc. Hóa ra cô định bắt chuyến xe này để ra cầu nhảy sông tự tử. Nhận thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề, tài xế taxi đã lập tức với tay ra khóa cửa xe và lái xe đi luôn.
Hành động của tài xế đã khiến nữ hành khách tức giận, phản kháng, nhiều lần cố mở cửa xe vùng ra ngoài. Anh Trình vì vậy mà vừa lái xe, vừa cố gắng khống chế cô bình tĩnh.
2 bên giằng co một hồi vì không ai chịu cầm tiền
Nhờ sự chân thành và thái độ nghiêm túc của mình, Trình Lâm đã thành công gặng hỏi được cô gái lý do cô muốn tự vẫn. Người phụ nữ bị kiệt quệ về cả thể xác lẫn tinh thần suốt thời gian dài do người nhà ốm nặng. Cô vừa phải chăm sóc người ốm, vừa phải kiếm tiền chữa chạy lại vừa phải nuôi con nhỏ quá mức vất vả. Gánh nặng cuộc sống đè nặng, không thấy tương lai nên cô muốn tìm cách giải thoát cho chính mình.
Tài xế Trình Lâm sau đó đã dùng hơn 30 phút để tâm tình, nói chuyện, thuyết phục người phụ nữ từ bỏ ý định tự tử. Anh lái xe chở hành khách quanh thành phố, đi qua những đoạn đường có cảnh đẹp và từ tốn khuyên bảo cô. Với tài nói chuyện vô cùng tâm lý, anh đã thành công giúp cô bình tĩnh lại và hứa sẽ không nghĩ đến ý định dại dột nữa.
Cuối cùng, khi trả khách về nhà, Trình Lâm đã đưa cho cô gái 100 NDT vừa rồi nhưng bị cô kiên quyết từ chối. Người phụ nữ nói rằng anh cần phải giữ tiền để cô bày tỏ lòng biết ơn của mình, nếu không có anh thì có thể cô đã làm chuyện ngu ngốc.
Tài xế vô cùng nỗ lực để giúp đỡ cô gái
Sự chu đáo, tận tâm và cực kỳ tinh tế của tài xế taxi đã khiến mọi người hết lòng ca ngợi và nhận được vô số lời khen.
"Tài xế thực sự quá có tâm. Mỗi ngày họ tiếp hàng chục vị khách khác nhau, vậy mà vẫn có thể để ý từ những chi tiết nhỏ như vậy mà cứu được cả mạng người", một người dùng Weibo bình luận.
"Đôi khi lời khuyên từ người lạ lại còn có sức mạnh hơn lời nói của người xung quanh. Tôi tin rằng người phụ nữ đã rất cảm động trước hành động của tài xế tốt bụng nên mới lấy lại được tinh thần và niềm tin vào cuộc sống", một người khác nhận xét.
Không thể tốt nghiệp ĐH, người đàn ông bỏ nhà lang thang suốt 16 năm, vứt bỏ cả tiền đồ Câu chuyện này sau đó đã nhận về không ít những chỉ trích cũng như đánh giá cực đoan. Wang từng là một học sinh giỏi khi học phổ thông. Ngay cả ngôi trường anh theo họ trong những năm tháng sinh viên cũng lọt top 100 đại học tốt nhất của Trung Quốc. Năm 2001, anh đỗ Đại học Trường An, Tây...