Bé trai 12 tuổi được phát hiện xuất huyết tiêu hóa từ triệu chứng nôn ra máu
Trước khi nhập viện, cháu N. nôn máu tươi lẫn máu cục, đau bụng quanh rốn. Trẻ được người nhà tự cho uống men tiêu hóa, thuốc Panadol nhưng không đỡ. Sau đó, trẻ được bác sĩ chẩn đoán bị xuất huyết tiêu hóa.
Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiến hành cấp cứu cho bé trai N.M.N (12 tuổi, trú tại TP. Đông Triều) bị xuất huyết tiêu hóa.
Theo gia đình bệnh nhân, ở nhà cháu N. có nôn ra máu tươi lẫn máu cục và đau bụng quanh rốn. Sau đó, gia đình cho trẻ uống men tiêu hóa và thuốc Panadol, nhưng không đỡ nên đã đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, cháu N. được chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa gây mất máu cấp do viêm loét dạ dày-tá tràng. Lập tức, các bác sĩ liên hệ hội chẩn cùng khoa Nội Tiêu hóa.
Sau khi tiến hành cấp cứu, hiện tại sức khỏe của bệnh nhân nhi ổn định. Ảnh: BVCC.
Sau hội chẩn, bác sĩ tiến hành nội soi dạ dày, cầm máu ổ xuất huyết, làm test sau nội soi cho kết quả HP dương tính. Hiện trẻ đang được điều trị nội khoa theo phác đồ viêm loét dạ dày do HP.
Theo BS CKII. Vương Thị Hào-Trưởng khoa Nhi bệnh viện, viêm loét dạ dày-tá tràng thường gặp ở người lớn và trẻ lớn tuổi. Tuy nhiên, thời gian gần đây bệnh này có xu hướng trẻ hóa và trường hợp trẻ 3-10 tuổi cũng mắc phải.
Nguyên nhân tiên phát là do vi khuẩn HP gây ra. Bên cạnh đó là áp lực học tập, thói quen thức khuya, chế độ ăn uống không điều độ, ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ ăn cay nóng và do stress… có thể gây ra viêm loét dạ dày, biến chứng xuất huyết tiêu hóa gây mất máu cấp, có thể gây sốc.
Để kiểm tra mức độ viêm loét đường tiêu hóa (dạ dày, thực quản, tá tràng), phương pháp duy nhất là nội soi dạ dày thực quản. Từ đó các bác sĩ có thể đánh giá chính xác mức độ tổn thương để hướng điều trị nội khoa hoặc can thiệp kịp thời.
Video đang HOT
4 hành động của ba mẹ có thể khiến bệnh xuất huyết của trẻ nặng hơn
Hầu hết trẻ bị sốt xuất huyết có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh có thể diễn tiến nặng hơn.
Muỗi Aedes aegypti là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết. Ảnh: Pexels.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Virus gây bệnh là Dengue với 4 loại tương ứng với 4 type huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM, dưới đây là một số lỗi trong quá trình chăm sóc trẻ mắc sốt xuất huyết mà phụ huynh thường mắc phải.
Các sai lầm phổ biến khi chăm sóc trẻ mắc sốt xuất huyết
Dùng thuốc hạ sốt liên tục
Nhiều phụ huynh khi thấy con sốt kéo dài liền tự ý cho dùng thuốc hạ sốt với liều lượng 4-5/ngày. Việc sử dụng thuốc hạ sốt liên tục như thế dẫn đến lạm dụng thuốc, có thể gây tổn thương gan nặng nề, xuất huyết tiêu hóa...
Cắt lễ lấy máu độc
Không ít gia đình khi thấy con xuất hiện những mảng bầm liền tiến hành cắt lễ để lấy bớt máu độc. Việc cạo gió, cắt lễ này dễ dẫn đến hiện tượng chảy máu không cầm. Đây là ngã vào cho vi trùng xâm nhập, có thể gây rối loạn đông máu.
Cho trẻ nhịn ăn, nhịn uống
Trẻ mắc sốt xuất huyết thường sốt kèm theo rối loạn tiêu hóa, nôn ói liên tục. Vì lẽ đó, không ít phụ huynh quyết định cho con nhịn ăn, nhịn uống. Việc này chẳng những khiến trẻ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, dẫn đến mất sức, mà còn có thể gây hạ đường huyết, co giật.
Giải pháp tốt nhất là cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Cần cung cấp nhiều nước để tránh tình trạng thiếu nước và chất điện giải.
Tuy nhiên, nên tránh các thức ăn, thức uống có màu đỏ, màu đen vì khó phân biệt với màu máu khi trẻ nôn ói hoặc đi ngoài.
Chủ quan khi con hết sốt
Một sai lầm thường gặp khác của nhiều ba mẹ là chủ quan, không tiếp tục theo dõi khi thấy con hết sốt. Bệnh sốt xuất huyết do virus gây nên nên thường có hiện tượng sốt đi sốt lại và diễn tiến khó lường.
Nếu trẻ hết sốt nhưng vẫn còn biểu hiện bất thường như tay chân lạnh, đau bụng, nôn ói nhiều thì cần theo dõi để đưa trẻ nhập viện cấp cứu kịp thời.
Dấu hiệu mắc bệnh sốt xuất huyết
Dấu hiệu thường gặp ở trẻ mắc sốt xuất huyết là đột ngột sốt cao, uống thuốc sốt hạ có bớt nhưng sau đó sốt trở lại.
Thông thường, 2 ngày đầu trẻ có thể kèm theo một số triệu chứng khác như đau đầu, biếng ăn, mệt mỏi, nhức mỏi cơ giống như các triệu chứng cảm cúm. Sau đó, trẻ có biểu hiện xuất huyết ở da, chảy máu mũi hoặc chảy máu răng, ói ra máu, đi tiêu phân đen.
Ở trẻ nhũ nhi, bệnh diễn tiến bằng biểu hiện sốt cao, có khi kèm theo triệu chứng hô hấp như ho, sổ mũi, hắt hơi hoặc triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn ói, dễ nhầm với bệnh lý đường hô hấp hay đường tiêu hóa.
Biến chứng của bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết nếu không điều trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng như sốc sốt xuất huyết, suy hô hấp, rối loạn đông máu, tổn thương gan, rối loạn tri giác, đe dọa tính mạng...
Trong giai đoạn đầu khởi bệnh, trẻ thường có các triệu chứng dễ nhầm lẫn với sốt phát ban, sốt siêu vi, tay chân miệng... Chính vì thế, phụ huynh cần theo dõi chặt chẽ để có hướng chăm sóc thích hợp cũng như đưa trẻ đến khám cơ sở y tế kịp thời.
Đặc biệt, với những trường hợp xuất hiện dấu hiệu cảnh báo nặng như bứt rứt, lăn lộn, chảy máu cam máu răng, tay chân lạnh, ói ra máu... thì cần nhập viện cấp cứu dù là trong đêm, không nên đợi đến sáng. Nếu để chậm có thể sốc sâu, bất phục hồi, nguy hiểm đến tính mạng.
Chăm sóc trẻ đúng cách
Khi thấy trẻ sốt, ba mẹ cần đưa bé đi khám để được chẩn đoán xem có bị sốt xuất huyết không. Trường hợp nhẹ có thể chăm sóc, điều trị, theo dõi, hạ sốt lau mát trẻ tại nhà. Khi trẻ sốt liên tục trên 2 ngày với các biểu hiện nặng thì phải nhập viện để tránh diễn biến xấu.
Hiện chưa có vaccine phòng ngừa sốt xuất huyết. Để phòng bệnh, phụ huynh cần chủ động diệt muỗi, lăng quăng. Không để các vật dụng chứa nước có thể sinh muỗi trong nhà, loại bỏ những ly, lọ chứa nước lâu ngày trong nhà.
Bên cạnh đó, cần dọn dẹp nhà cửa thoáng đãng, không ẩm thấp, phát quang bụi rậm, không để nước tù đọng trong bịch nylon, hộp cơm, chai lọ, vỏ xe,... quanh nhà. Các chum vại chứa nước cần được cọ rửa, vệ sinh kỹ, đậy kín nắp. Chú ý treo mùng khi ngủ, kể cả vào ban ngày.
Hội chứng Mallory-Weiss chữa thế nào? Hội chứng Mallory Weiss là vết rách ở lớp niêm mạc nối dạ dày - thực quản. Bệnh thường tự khỏi trong khoảng 10 ngày mà không cần các điều trị đặc biệt nào. Tuy nhiên một số trường hợp có thể để lại các biến chứng như chảy máu nghiêm trọng không cầm, cần điều trị. 1. Ai có nguy cơ cao...