“Bê tông hoá” vùng lõi vịnh Hạ Long: Thành lập rừng đặc dụng bảo vệ
Theo Dự án Thành lập khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan vịnh Hạ Long, ranh giới khu rừng đặc dụng được xác định tại vùng lõi vịnh Hạ Long gồm toàn bộ đảo nổi và rừng ngập mặn nằm trong Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long có tổng diện tích trên 5.032ha.
Theo Dự án, ranh giới khu rừng đặc dụng có tổng diện tích trên 5.032ha. Trong đó, diện tích đất có rừng là 2.427,76ha, diện tích có thảm thực vật, cây, bụi, dây leo và cây gỗ mọc rải rác là 2.604,46ha với độ che phủ của rừng là 48,24%. Mục tiêu của dự án là bảo tồn, phát triển các loài động, thực vật quý hiếm có giá trị cao, loài động, thực vật đang có nguy cơ bị xâm hại cao.
Cụ thể, sẽ bảo vệ hệ sinh thái rừng tự nhiên gồm 507 loài, 351 chi, 110 họ thực vật bậc cao có mạch, 105 loài động vật ở cạn có xương sống… Cùng với đó, đơn vị tư vấn cũng thuyết trình về giải pháp thực hiện, khái toán vốn đầu tư, việc tổ chức thực hiện dự án…
Ranh giới khu rừng đặc dụng được xác định tại vùng lõi vịnh Hạ Long gồm toàn bộ đảo nổi và rừng ngập mặn nằm trong Di sản thiên nhiên thế giới có tổng diện tích trên 5.032ha.
Tại hội nghị nghe báo cáo về Dự án Thành lập khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan vịnh Hạ Long sáng 25/11, các đại biểu tham dự đã tham gia làm rõ một số nội dung liên quan đến dự án như: Tính cần thiết, căn cứ của dự án, đánh giá hiện trạng của vùng dự án, giải pháp cụ thể cho từng vừng, từng lĩnh vực; vấn đề tổ chức, bộ máy chuyên trách; việc đặt tên cho các đảo; nghiên cứu các giải pháp làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch sinh thái trên Vịnh Hạ Long; công tác đầu tư hạ tầng trong vùng dự án; vấn đề công nghệ của các bè nuôi, trồng thuỷ sản; giải pháp cụ thể để quản lý, bảo vệ rừng…
Theo ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh, cần đánh giá ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng của việc triển khai Dự án Thành lập khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan vịnh Hạ Long. Yêu cầu các khâu, quy trình cần phải được triển khai chặt chẽ, khoa học; nghiên cứu, xây dựng các khu bảo tồn động, thực vật dưới nước, mở rộng các trung tâm bảo tồn, trước mắt là bảo tồn san hô, tảo; ngoài 8 tuyến du lịch hiện hữu, cần nghiên cứu, đề xuất mở thêm tuyến mới; nghiên cứu các phương án nuôi trồng thuỷ sản mới phù hợp với bảo vệ môi trường trên vịnh Hạ Long…
Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các sở, ngành hữu quan nghiên cứu đề xuất việc trồng mới các loài cây bản địa, lộ trình triển khai; nghiên cứu các nguồn lực triển khai, phân kỳ đầu tư, đề xuất phương án về bộ máy chuyên trách đảm bảo khoa học. Liên quan đến việc vẽ bản đồ, cần phải thể hiện rõ nét, phân định rõ từng khu vực để dễ nhận diện. Cuối tháng 12/2019 phải thông qua được đề án để trình cấp có thẩm quyền xem xét.
Công trình bến cập tàu xây dựng trái phép của Công ty cổ phần du thuyền Đông Dương trên hòn Cây Chanh. (Ảnh: Nguyễn Qúy)
Trước đó, vào tháng 7/2019, báo Dân Việt đã có loạt bài Vùng lõi di sản vịnh Hạ Long – những vết thương khó chữa. Theo đó, loạt bài phản ánh vùng lõi của vịnh Hạ Long – di sản thiên nhiên thế giới, bị xâm phạm bởi những công trình xây dựng.
Sau khi báo chí phản ánh, Bộ TN&MT đã có văn bản số 3803/BTNMT-TCMT đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh rà soát lại các quy hoạch, kế hoạch, các dự án đầu tư mới cũng như các dự án đang được triển khai liên quan; có những điều chỉnh và biện pháp quản lý kịp thời trên cơ sở thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương theo hướng bền vững, đúng Quy hoạch môi trường của tỉnh, không để tác động xấu tới môi trường, cảnh quan của vùng Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.
Video đang HOT
Bộ yêu cầu kiểm tra, đôn đốc các cơ quan chức năng của tỉnh chấp hành nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường nói chung và với các dự án đầu tư nói riêng.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành công tác bảo vệ môi trường đối với các chủ dự án đầu tư; yêu cầu các chủ dự án thực hiện tốt quy định của Luật bảo vệ môi trường ngay từ khi xem xét đăng ký đầu tư, chấp thuận địa điểm đầu tư; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; kiên quyết xử lý không để xảy ra sai phạm.
Bộ TN&MT đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh triển khai thực hiện khẩn trương các biện pháp tăng cường quản lý bảo vệ môi trường khu vực di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và báo cáo về Bộ TNMT trước ngày 25/8/2019 để Bộ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Theo danviet
Đề xuất tăng phí 'khủng' tham quan vịnh Hạ Long bị bác
Ban quản lý vịnh Hạ Long đề xuất tăng phí thấp nhất 20%, cao nhất 73% so với mức phí hiện tại nhưng tỉnh Quảng Ninh không đồng ý.
PLO đưa tin, ngày 25/10, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản yêu cầu Ban quản lý (BQL) vịnh Hạ Long tạm dừng đề xuất tăng phí tham quan vịnh Hạ Long, Bái Tử Long nhằm đảm bảo kích cầu du lịch, thu hút du khách.
Đề xuất tăng phí "sốc"
Trước đó, ngày 4/10, BQL vịnh Hạ Long có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Ninh xin ý kiến tiếp tục hoàn thiện đề án điều chỉnh tăng mức phí tham quan vịnh Hạ Long, Bái Tử Long từ tháng 1/2020.
Theo dự thảo đề án này, phí tham quan tuyến 1 từ cảng tàu Tuần Châu tới Công viên Vạn Cảnh (nơi có các hang Thiên Cung, Đầu Gỗ, Hòn Gà Chọi...); tuyến 2 đi công viên các hang động (đảo Ti Tốp, hang Sửng Sốt, hang Trinh Nữ...); tuyến 5 đi bến Gia Luận (đảo Cát Bà, Hải Phòng) sẽ tăng thêm 20% so với mức phí năm 2019. Cụ thể, phí tham quan các tuyến này sẽ tăng từ 250.000 đồng lên 300.000 đồng/lần/người.
Đề xuất mức phí 200.000 đồng tăng lên mức 250.000 đồng/lần/người (tăng 25% so với mức phí hiện nay) đối với các tuyến: Tuyến 3 từ cảng tàu Tuần Châu đi trung tâm văn hóa biển (làng chài Cửa Vạn, hàng Tiên Ông...); tuyến 4 đi trung tâm giải trí biển (Hang Cỏ, Hang Thầy, Cống Đỏ...).
Đặc biệt, mức phí tham quan đối với du khách lưu trú qua đêm trên vịnh Hạ Long được đề xuất tăng cao nhất từ 60% tới hơn 70% so với mức phí hiện tại.
Cụ thể, phí tham quan tuyến 2 lưu trú hai đêm, tuyến 4 lưu trú một đêm sẽ tăng thêm 300.000 đồng (từ 500.000 lên 800.000 đồng/lần/người).
Phí tham quan tuyến 3, tuyến 4 lưu trú hai đêm tăng từ 650.000 đồng lên 1.050.000 đồng/lần/người. Phí tham quan tuyến 2 lưu trú một đêm tăng từ 550.000 lên 950.000 đồng/lần/người; lưu trú hai đêm tăng từ 750.000 lên 1.200.000 đồng/lần/người.
BQL vịnh Hạ Long cũng đề xuất bổ sung danh mục các mức thu phí theo Văn bản số 1505 ngày 12/3/2019 của UBND tỉnh Quảng Ninh (chỉ thực hiện thu khi cơ quan có thẩm quyền cấp phép). Theo đó, khách tham quan các tuyến 1, 2, 3, 4 và các điểm thuộc các tuyến này vào ban ngày sẽ phải thu thêm 900.000 đồng/lần/người.
Khách tham quan hai ngày một đêm tại tuyến 2 hoặc tham quan ban ngày tại các tuyến 1, 2, 3, 4 và lưu trú một đêm tại tuyến 2 sẽ bị thu thêm 1.500.000 đồng. Lưu trú hai đêm tại tuyến 2 sẽ bị thu thêm 1.700.000 đồng.
Tương tự, khách tham quan hai ngày một đêm tại tuyến 3 hoặc tham quan ban ngày tuyến 1, 2, 3, 4 và lưu trú một đêm tại tuyến 3 sẽ bị thu thêm 1.400.000 đồng. Khách lưu trú hai đêm tại tuyến 3 này sẽ bị thu thêm 1.600.000 đồng.
Người dân và doanh nghiệp hầu như không đồng tình với dự thảo đề xuất tăng phí tham quan vịnh Hạ Long. Ảnh: ĐỖ HOÀNG
Trước đó, ngày 22/10, ông Phạm Hồng Hà, Trưởng BQL vịnh Hạ Long, đã có văn bản gửi các doanh nghiệp (DN) kinh doanh lữ hành, dịch vụ du lịch lấy ý kiến với dự thảo đề án điều chỉnh tăng phí này. Trong văn bản này, BQL vịnh Hạ Long đưa ra "tối hậu thư", nếu tới 16 giờ 30 chiều 25/10 mà các DN không có ý kiến bằng văn bản gửi về ban này thì coi như đồng ý với dự thảo đề án.
Chủ một DN có ba tàu du lịch vịnh Hạ Long cho biết: Mức phí hiện tại cũng đã tương đối cao, hiện tại lượng khách tương đối vắng, nếu tiếp tục tăng phí sẽ dẫn tới tình trạng mất khách. "Nếu tăng lên, khách đi tham quan vịnh ban ngày tính trung bình cả phí và tiền tàu lên tới ngót 500.000 đồng/người, sẽ có nhiều người không dám đi vịnh" - chủ DN này nói.
Nhiều ý kiến cho rằng việc tăng phí này sẽ ảnh hưởng nặng nề tới các DN lữ hành. Nhiều DN đã chào giá trọn gói cho khách tới hết năm sau, nếu tăng phí DN không thể chịu nổi, cũng không thể tăng giá với khách. Được biết đa số các DN đều không đồng thuận với đề xuất tăng phí "sốc" này.
Chị Minh Anh (một du khách tham quan tại vịnh Hạ Long) bày tỏ: "Chúng tôi là những khách du lịch từ xa tới, phải tốn rất nhiều những chi phí khác nhau nên phải tiết kiệm hết mức có thể. Mức phí ở vịnh Hạ Long hiện đã không hề rẻ, nếu tăng thêm nữa thì tôi thấy quá cao và tôi nghĩ những vị khách khác họ sẽ rất... ái ngại".
Chiều 25-10, sau khi nhận được phản ánh của dư luận, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản yêu cầu BQL vịnh Hạ Long tạm dừng việc trình tăng phí tham quan vịnh Hạ Long, Bái Tử Long. UBND tỉnh Quảng Ninh cũng yêu cầu BQL vịnh Hạ Long tiếp tục thực hiện tuyên truyền, quảng bá giới thiệu các điểm đến; nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch cho đông đảo du khách trong và ngoài nước thay vì đề xuất tăng phí.
Trước đó, ngày 17/10, sau khi nhận được văn bản xin ý kiến của BQL vịnh Hạ Long, UBND tỉnh Quảng Ninh đã giao cho ban này phải thực hiện lấy ý kiến của người dân, DN.
Việc lấy ý kiến này nhằm đảm bảo nếu điều chỉnh mức phí như đề xuất của BQL vịnh Hạ Long thì phải phù hợp với điều kiện thực tế, có lộ trình và được dư luận đồng tình.
Doanh nghiệp phẫn nộ
Theo Vietnamplus, năm 2018 Việt Nam đã đón 15,5 triệu khách quốc tế, doanh thu đạt 620.000 tỷ đồng. Theo số liệu thống kê thì mỗi du khách thu được trung bình gần 4 triệu đồng/khách cho 1 chuyến ghé thăm Việt Nam.
"Vậy mà Hạ Long đòi thu tiền vé 950.000-1.500.000 đồng/khách, chưa kể phí vào cổng cầu cảng là 40.000 đồng/khách. Vị chi mỗi khách sẽ chịu mức phí là 1-1,7 triệu đồng/đêm lưu trú trên tàu Hạ Long, chiếm tới 25%-42% trung bình giá của 1 khách quốc tế đến Việt Nam, số còn lại chia đều cho các địa phương khác, các doanh nghiệp lữ hành, các cơ sở lưu trú, nhà hàng, vận chuyển...," một Giám đốc kinh doanh hãng tàu chuyên dịch vụ ngủ đêm trên vịnh Hạ Long ngán ngẩm.
Theo vị giám đốc này, chịu mức phí cao như vậy mà họ vẫn phải xấu hổ khi du khách nước ngoài thường xuyên hỏi: "sao Hạ Long lắm rác thế," "sao bãi biển đẹp thế kia mà không cho bơi mà nhồi hết vào Titov...?" (trong khi Soi Sim, Rặng Dừa, Đền Bà Men... là những bãi cát dài để không). Bao nhiêu địa điểm chèo kayak đẹp Ban quản lý vịnh không cho chèo mà dồn hết vào Hang Luồn, Tiên Ông, Cửa Vạn và nếu chọn các điểm thăm quan khác tuyến thì phải trả gấp đôi số tiền. Để rồi các điểm thăm quan luôn trong tình trạng quá tải. "Hạ Long đang suy kiệt và mất dần khách rồi," vị giám đốc thở dài nói.
Trong khi đó, bà Đỗ Ngọc Ánh, đồng sáng lập Công ty Bản sắc Mekong cho hay Ban quản lý vịnh Hạ Long nói gửi văn bản cho doanh nghiệp nhưng thực chất chỉ là các đội tàu trên vịnh, sau đó nhà tàu mới gửi thông tin này tới các đối tác lữ hành là doanh nghiệp đại diện bán tour trực tiếp tới khách hàng.
"Bên tôi chuyên làm khách đoàn, lãi mỗi khách được mấy chục USD, giờ tăng giá thế này là lỗ rồi. Vấn đề bây giờ là đã chốt giá với khách, nên không thể làm gì. Đổi tuyến đường sang Lan Hạ cũng không phải là giải pháp tốt vì hạ tầng cơ sở bên đó chưa đáp ứng được. Tôi chưa thấy kỳ quan thế giới nào thu tiền vô tội vạ mà lại không làm gì để bảo tồn như vịnh Hạ Long nhà mình. Phí thăm quan giờ đang gần đắt nhất thế giới," bà Ngọc Ánh nói.
Nhiều công ty hiện đã báo giá hết năm 2021 cho đối tác, đặc biệt là các hãng nước ngoài, nên thực sự hoang mang trước văn bản của Ban quản lý vịnh Hạ Long.
PV (Tổng hợp)
Theo baodansinh.vn
Quảng Ninh: Tàu du lịch bất ngờ bị chìm trên vịnh Hạ Long Đang trên hành trình ra chuyển tải khách cho tàu ngủ đêm trên vịnh Bái Tử Long, một chiếc tàu du lịch bất ngờ xảy ra va chạm với tàu chở đá và bị chìm trên vịnh Hạ Long sáng nay 21/10. Vụ chìm tàu du lịch trên vịnh Hạ Long sáng nay 21/10. Ảnh cắt từ clip Cơ quan chức năng tỉnh...