Bê thui cầu Mống bí truyền ở Sài Gòn
Gần nửa thế kỷ kể từ khi quán bê thui không tên xuất hiện tại chân cầu Câu Lâu (sau đổi thành cầu Mống, thuộc xã Điện Phương, Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam), món bê thui cầu Mống chính gốc lần đầu tiên được đưa vào Sài Gòn dưới dạng là món ăn chứ không phải là món nhậu.
Bê thui ăn kèm bánh tráng, rau sống chấm mắm nêm.
Anh Bùi Văn Lâm, chủ quán bê thui cầu Mống ở khu Miếu Nổi, kể, ngay từ lần đầu ăn bê thui cầu Mống cách đây vài năm, vợ chồng anh đã có ý định đưa món ăn này vào Sài Gòn. Ý định ngày càng nung nấu khi nhiều lần bước vào các quán ở TP HCM, anh vẫn chưa hài lòng với món bê thui ở các vùng miền khác.
Thế là, bằng mọi cách anh vợ chồng anh mời chú Dưỡng, một trong những bậc thầy giỏi nhất về bê thui khu vực cầu Mống, “hạ sơn” chỉ dạy. Không lâu sau đó, các ngón nghề thui bê bí truyền của sư phụ được vợ chồng anh tiếp thu tường tận để rồi giờ đây, anh tự giới thiệu món đặc sản bê thui cầu Mống đến thực khách ở Sài Gòn.
Những con bê nặng chừng 40-60 kg được nuôi dưỡng cẩn thận bằng cỏ vùng đồng bằng là cốt lõi của nguyên liệu bê thui. Sau khi xẻ thịt, lấy lòng, con bê được khâu lại với một số loại lá cây khử mùi rồi mang lên lò lửa than hồng thui nhẹ. Suốt thời gian khoảng 4 giờ đồng hồ, người đứng thui phải túc trực để xoay đảo cho bê chín đều. Sau đó, bê được mang lên bàn xẻ thành từng tảng lớn treo vào tủ kính. Khi khách vào, người đầu bếp chỉ việc lấy tảng bê xắt từng lát mỏng xếp vào đĩa đẹp mắt rồi mang ra. Thịt bê ngon cuốn cùng bánh tráng và rau sống chấm mắm cái sẽ là món ăn mãi mãi không quên đối với đa số người đã thưởng thức qua.
Từng tảng thịt bê đã thui được treo vào tủ kính.
Video đang HOT
Thành phần quan trọng quyết định đến sự thành công của món bê thui cầu Mống là nước chấm và rau sống. Với anh Lâm, nước chấm là loại mắm cái thượng hạng làm từ cá cơm, cá nục đánh bắt ven biển miền Trung. Mắm cái sau khi gạn ép xác, lọc lấy nước mới cho thêm tỏi ớt, gừng xay, mè rang, đường phèn… vào cho vừa miệng.
Rau sống để cuốn bánh tráng cùng lát bê thui cũng khá cầu kỳ. Ngoài 3 loại rau chính là giá sống (loại cọng dài và mảnh), chuối chát và khế chua, trong đĩa rau còn có nhiều loại rau thơm (húng, quế, ngò…) và cải chìa non. Bánh tráng để cuốn bê thui phải là bánh tráng nhỏ, mỏng và dai được sản xuất từ trong các lò bánh danh tiếng ở Điện Bàn. Ngoài ra, một vài miếng bánh tráng nướng giòn điểm xuyến vào bữa ăn vốn là thói quen từ bao đời nay của người xứ Quảng.
Địa chỉ quán bê thui cầu Mống: L4-L5 Khu dân cư Miếu Nổi, phường 3, quận Bình Thạnh, TP HCM.
Phương Nam
Theo ngôi sao
Quán bánh căn mới mở nhưng đông khách
Cũng bột, tôm, mực... nhưng quán bánh căn mới mở ven đường luôn thu hút nhiều người ghé ăn.
Chỉ bắt đầu kinh doanh khoảng từ đầu năm trở lại đây, nhưng quán bánh căn nằm trên đường Trần Quang Khải (quận 1, TP HCM) được nhiều người ghé ăn và đánh giá là ngon miệng. Quán không có bảng hiệu nên nếu không chú ý thì bạn sẽ chạy qua mất.
Bánh căn là món ăn của người dân miền biển Nam Trung bộ nhưng ngày càng được nhiều người Sài Gòn ưa thích.
Không cầu kỳ mà chỉ đơn giản với một bếp lửa, khuôn đổ bánh, những chiếc bàn cao được bày ngay ngắn trên khoảng đất trống của quán cà phê Cát Đằng cũ. Nhìn ngoài vào, quán không có gì đặc biệt nếu không muốn nói là thua xa các quán bánh căn nổi tiếng khác ở Sài Gòn, chỉ đến khi bạn nếm thử chiếc bánh ở đây bạn mới hiểu được vì sao quán lại đông khách như vậy.
Bánh được đổ trên khuôn làm từ đất nung, một lò đúc bánh có khoảng từ 16 đến 18 khuôn bánh nhỏ.
Điểm thu hút khách của quán là những chiếc bánh căn ở đây luôn nóng hổi vì chỉ khi có thực khách người chủ quán mới tiến hành đổ bánh trên chiếc khuôn được làm từ đất nung. Nhân bánh thì không phong phú, chỉ có hai loại là tôm và mực nhưng luôn luôn đảm bảo độ tươi ngon. Nước chấm cũng là điểm cộng của quán, có nhiều loại cho bạn lựa chọn như nước mắm chua ngọt, mắm nêm, mắm pha lạc. Bánh nóng, nước chấm ngon nên chỉ làm cho bạn no chứ không hề có cảm giác ngán.
Bánh căn ở đây chỉ có hai loại nhân là nhân tôm...
... và nhân mực.
Ăn bánh căn thì không thể thiếu rau sống, một đĩa rau to, tươi ngon với rau cải, xà lách, diếp cá, húng quế, húng thơm... Đĩa bánh căn nhiều màu sắc và dậy mùi thơm nức được dọn ra cho thực khách, một lá cải đắng, một lá xà lách được cho lên bề mặt các loại rau diếp cá, húng quế... trên cùng là một chiếc bánh căn nhân tôm hoặc mực, cuốn tròn lại chấm vào chén nước chấm và thưởng thức.
Đĩa rau sống tươi ngon với đủ loại rau.
Miếng bánh ngon khi ăn có chút giòn của vỏ bánh, cái mềm thơm của bột bên trong, chúng sần sật của mực, hay cái ngọt thịt của tôm. Dĩ nhiên là không thể thiếu tóp mỡ chiên vàng, giòn rụm, những viên tóp mỡ ở đây được chủ quán làm bằng bánh mì thái hạt lựu chiên giòn, vừa cắn đã tan ngay trong miệng, đem lại cho người ăn cảm giác là miệng và không thấy béo.
Tóp mỡ được làm từ bánh mì thái hạt lựu chiên giòn cho cảm giác lạ miệng và giòn tan.
Quán nằm ở số 62 Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1, TP HCM. Quán bắt đầu mở cửa từ 15h đến 23h hàng ngày. Mỗi đĩa bánh với bảy cái bánh nhỏ bên trên có giá 35.000 đồng.
Huấn Phan
Theo ngôi sao
[Chế biến]-Thịt bê xào mướp Món này rất ngon, thơm hương mướp lẫn thịt bê. Chỉ có lưu ý nhỏ với món xào này là không nên xào mướp kĩ quá sẽ mất đi độ giòn của mướp. Nguyên liệu: 200g thịt bê, thái miếng mỏng 7 quả mướp, rửa sạch, thái lát chéo 4, 5 tép tỏi, băm nhỏ Nước mắm Tiêu xay Hành lá, thái khúc...