Bé thích mê bim bim chuối mẹ làm
Bim bim chuối giòn tan, ngon miệng lại đảm bảo vệ sinh chắc chắn bé sẽ thích.
Nguyên liệu:
- 7-8 trái chuối sứ (loại còn ương, chưa chín)
- 2 quả chanh; 1 muỗng cà phê muối; 1 lít nước; muối chip (loại muối dùng rắc bim bim chiên)
Thực hiện:
Bước 1: Nước lạnh cho vào tô to, vắt nước cốt 2 trái chanh và cho muối vào hòa chung.
Bước 2: Chuối lột vỏ ngâm vào tô nước chanh 2 phút. Sau đó vớt chuối ra lau khô nước trước khi bào lát.
Bào chuối thành các lát mỏng.
Bước 3: Bắc chảo dầu lên bếp. Chờ dầu nóng mới cho từng lát chuối vào từ từ và chiên với lửa hơi cao. Trong lúc chiên, lấy đũa khuấy nhẹ cho chuối đừng dính vào nhau.
Chiên cho đến khi chuối vàng giòn thì vớt ra dĩa có lót giấy thấm dầu.
Video đang HOT
Bước 4: Chờ chuối hơi nguội, cho hết vào bao nilon với muối, xóc nhẹ cho muối bám và bim bim chuối là xong.
Chỉ vài bước cực kỳ đơn giản, bạn sẽ có bim bim chuối cực giòn và cực ngon không thua gì ngoài tiệm.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách làm bim bim chuối!
8 món chè hấp dẫn ngay cả khi trời lạnh
Ở Hà Nội, chè là món ăn vặt được ưa thích quanh năm, không kể đông hè. Chè bưởi, chuối, khoai môn, bánh lọt, sương sa... là những món chè được nhớ đến trong những ngày trời, lạnh.
Có người đi ăn chè ngày thu để ấm bụng, nhưng cũng có người tìm đến quán chè để cảm nhận vị thơm ngọt, mát lạnh của món ăn khi đang khoác trên mình chiếc áo len mỏng ấm áp.
Chè bưởi
Bát chè mát lạnh, với cùi bưởi ăn giòn giòn, thơm vị đặc trưng, cùng với vị ngọt mát của đỗ xanh, điểm thêm nước cốt dừa béo ngậy sẽ giúp bạn bổ sung thêm vitamin C và E, làm đẹp da và tăng sức đề kháng cho mùa khô đang đến gần. Giá tham khảo: 15.000 đồng cho một bát.
Chè bưởi là món ăn chơi nhẹ nhàng, với nguyên liệu chính chỉ gồm đậu xanh và cùi bưởi trắng, tốt cho sức khỏe. Ảnh: Cún Khang.
Chè chuối nước cốt dừa
Chè chuối nước cốt dừa là lựa chọn hàng đầu của những tín đồ thích ăn chuối. Tuy nhiên, tìm được quán chè ngon ở Hà Nội để thưởng thức món này không phải dễ. Cách làm món này không quá cầu kỳ, chỉ gồm những lát chuối mềm thơm nức mũi, chua chua, ngọt ngọt, bùi ngậy hoà lẫn với vị béo của nước cốt dừa. Thêm vào đó là những viên trân châu, có nhân dừa sần sật bên trong... nhưng nếu đã lỡ thích món ăn này thì không thể nào quên hương vị của nó.
Giá trung bình cho một bát chè chuối khoảng 12.000 - 15.000 đồng. Ảnh: Tiêu Phong.
Chè sữa chua mít caramen
Bát sữa chua mít caramen hấp dẫn người ăn bởi màu sắc vui tươi đầy mời gọi. Món ăn là sự kết hợp hài hòa giữa sữa chua mít và caramen cùng trân châu các loại. Điều đặc biệt là hương vị của từng thành phần không hề bị hòa tan vào nhau: bạn có thể phân biệt rõ vị chua, thơm dịu đặc trưng của những miếng mít và vị béo ngậy của caramen trong cùng một bát chè mà không hề cảm thấy ngấy chút nào.
Màu xanh của thạch, trân châu làm từ nước lá dứa, màu vàng của mít, màu trắng của sữa chua và nước cốt dừa, điểm thêm quả nho tươi ngọt ngào tạo thành một bát chè thập cẩm nhìn vào đã muốn ăn ngay. Ảnh: Lê Thương.
Chè đậu đỏ bánh lọt
Chè bánh lọt là món ăn quen thuộc của người miền Nam, thường nấu cùng với đậu xanh hoặc đậu đỏ sau đó cho thêm nước cốt dừa vào ăn cùng. Khi ra bắc, món ăn cũng được những tâm hồn hảo ngọt Hà Thành liệt kê vào danh sách những món chè yêu thích. Tiết trời se lạnh, ngồi quán chè quen thưởng thức những sợi bánh lọt dai dai, vừa ngọt mát lại thơm bùi thì còn gì bằng. Giá trung bình khoảng 15.000 đồng mỗi cốc.
Món chè là sự kết hợp độc đáo của đậu xanh, dai dai của bánh lọt và vị béo nhẹ của nước cốt dừa. Ảnh: Cún Khang.
Chè khoai môn
Mùa hè, chè khoai môn ăn cùng đá bào mát lạnh để giải nhiệt cơ thể, mùa lạnh giảm bớt lượng đường xuống để ăn nóng cũng rất ngon và lành bụng. Tuy nhiên, không ít người lại thích cảm giác ăn chè lạnh vào mùa lạnh để trải nghiệm cảm giác thích thú khi đá tan trong miệng và vị chè thơm còn đọng lại rất khẽ.
Khoai môn bùi bùi, dẻo thơm nấu cùng hạt trân châu dai dai, ăn cùng nước cốt dừa là món ăn hợp cho cả những ngày thu se lạnh. Ảnh: Diệu Kim.
Chè sương sa hạt lựu
Món chè gây ấn tượng bởi màu sắc bắt mắt và vị thơm, bùi béo của nước cốt dừa, vị dai dai của sương sa và "hạt lựu" làm từ củ năng. Món ăn hợp với đá lạnh này làm xiêu lòng bất cứ ai trong tiết thu se lạnh bởi sự bắt mắt và hương vị thơm ngon vốn có. Giá: Khoảng 15.000 - 17.000 đồng/ cốc.
Cốc chè hấp dẫn với màu vàng của mít, xanh của thạch lá nếp và hồng của sương sa hạt lựu, ăn rất ngon mắt và đã miệng. Ảnh: Cún Khang.
Chè thạch đen sương sáo
Thạch sương sáo là món tráng miệng giúp giải nhiệt, ăn cùng với nước hạt sen và đậu xanh. Vị thơm của sương sáo, vị bùi của hạt sen, đậu xanh tạo cảm giác thanh đạm khi thưởng thức.
Giá trung bình cho một bát chè khoảng 15.000 - 17.000 đồng tùy nơi. Ảnh: Thanh Thúy.
Sữa chua đậu đỏ
Nếu từ trước đến nay bạn không mấy thiện cảm với đậu đỏ thì hãy một lần thử món chè sữa chua đậu đỏ ở trong ngõ nhỏ đường Nguyễn Quý Đức. Sự kết hợp giữa sữa chua gia truyền tự làm và đậu đỏ mềm nhừ mang đến một hương vị khiến bạn không thể nào quên.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm và chỉ bán duy nhất một, hai món chè, quán nhỏ của ông chủ người Thái Bình quanh năm hấp dẫn thực khách đến ăn. Ảnh: Lê Thương.
Bạn có thể tham khảo một số địa chỉ quán chè ngon ở Hà Nội như: Chợ Đồng Xuân, chợ Nam Đồng, phố Chùa Láng, Hàng Lược, Tô Tịch, Phố Huế, Đinh Liệt, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Trãi, Nguyễn Quý Đức...
Những món ăn Tết bị kiêng kị theo quan niệm của người Việt Nhiều món ăn Tết từ thịt chó, xôi trắng, cá mè, trứng vịt lộn ...được ưa chuộng hàng ngày lại bị kiêng kị trong ngày đầu năm mới theo quan niệm truyền thống của cha ông từ xưa. Bên cạnh những món ăn Tết truyền thống không thể thiếu trong ngày đầu năm như bánh chưng xanh, giò, gà luộc..., có nhiều món...