Bế tắc với Israel, Saudi Arabia từ chối hiệp ước phòng thủ với Mỹ
Riyadh đã từ bỏ nỗ lực đạt được một hiệp ước phòng thủ toàn diện với Washington nhằm đổi lấy việc bình thường hóa quan hệ với Israel.
Ngoại trưởng Saudi Arabia Faisal bin Farhan (phải) trong cuộc gặp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Riyadh ngày 29/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Dẫn nguồn tin từ 2 quan chức Saudi Arabia và 4 quan chức phương Tây, hãng tin Reuters ngày 29/11 cho biết, Riyadh đã từ bỏ nỗ lực đạt được một hiệp ước phòng thủ toàn diện với Washington nhằm đổi lấy việc bình thường hóa quan hệ với Israel. Thay vào đó, nước này đang thúc đẩy một thỏa thuận hợp tác quân sự khiêm tốn hơn.
Trước đây, Riyadh đã tỏ ra mềm mỏng hơn về vấn đề thành lập Nhà nước Palestine, cho rằng một cam kết công khai từ Israel về giải pháp hai nhà nước có thể đủ để bình thường hóa quan hệ. Tuy nhiên, sau các cuộc tấ.n côn.g quân sự của Israel tại Gaza, Thái tử Mohammed bin Salman đã tái khẳng định điều kiện bình thường hóa với Israel là phải có bước tiến cụ thể trong việc thành lập Nhà nước Palestine, theo các nguồn tin từ Saudi Arabia và phương Tây.
Thỏa thuận quốc phòng được điều chỉnh
Thay vì một hiệp ước phòng thủ ràng buộc toàn diện, Saudi Arabia hiện đang đàm phán một thỏa thuận hợp tác quân sự mở rộng, tập trung vào các hoạt động tập trận chung, đào tạo và phát triển công nghệ quốc phòng. Hiệp ước kỳ vọng sẽ được ký kết trước khi ông Trump quay trở lại Nhà Trắng vào tháng 1 tới.
Video đang HOT
Hiệp ước hiện đang được thảo luận sẽ bao gồm việc mở rộng các cuộc tập trận và diễn tập quân sự chung để giải quyết các mối đ.e dọ.a trong khu vực, chủ yếu là từ Iran. Nó sẽ thúc đẩy quan hệ đối tác giữa các công ty quốc phòng của Mỹ và Saudi Arabia, với các biện pháp bảo vệ để ngăn chặn sự hợp tác với Trung Quốc.
Thỏa thuận này sẽ thúc đẩy đầu tư của Saudi Arabia vào các công nghệ tiên tiến, đặc biệt là phòng thủ thiết bị bay không người lái. Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện của mình tại Riyadh thông qua đào tạo, hậu cần và hỗ trợ an ninh mạng, và có thể triển khai một tiểu đoàn tên lửa Patriot để tăng cường phòng thủ tên lửa và răn đe tích hợp.
Mặc dù vậy, thỏa thuận mới sẽ không buộc Mỹ phải bảo vệ Saudi Arabia trong trường hợp bị tấ.n côn.g như các hiệp ước với Nhật Bản hay Hàn Quốc. Ông Abdelaziz al-Sagher, người đứng đầu Viện nghiên cứu Vùng Vịnh, nhận định: “Saudi Arabia sẽ đạt được một thỏa thuận an ninh cho phép tăng cường hợp tác quân sự và mua sắm vũ khí Mỹ, nhưng không phải một hiệp ước phòng thủ đầy đủ như mong muốn ban đầu|”.
Khó khăn chính trị tại Israel
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vẫn coi bình thường hóa quan hệ với Saudi Arabia là bước ngoặt lịch sử. Tuy nhiên, ông đối mặt với sự phản đối gay gắt từ liên minh cầm quyền nếu thực hiện bất kỳ nhượng bộ nào đối với người Palestine, đặc biệt sau các vụ tấ.n côn.g ngày 7/10 của phong trào Hamas.
Trong khi đó, Saudi Arabia vẫn nhấn mạnh yêu cầu thành lập Nhà nước Palestine với thủ đô là Đông Jerusalem theo các thỏa thuận quốc tế. Một quan chức cấp cao Saudi Arabia cho biết: “Không thể hình dung một khu vực hòa nhập mà bỏ qua vấn đề Palestine. Quyền tự quyết của Palestine không thể bị từ chối”.
Tương lai dưới thời ông Trump?
Việc ông Donald Trump quay lại Nhà Trắng thì có khả năng tình hình có thể sẽ thay đổi đáng kể. Ông Trump, một đồng minh thân cận của Thái tử Mohammed, có thể thúc đẩy việc bình thường hóa quan hệ giữa Saudi Arabia và Israel bất chấp các điều kiện liên quan đến Palestine.
Theo các nhà ngoại giao, ông Trump có thể đề xuất một lệnh ngừng bắ.n tại Gaza và hứa hẹn hỗ trợ Nhà nước Palestine mà không buộc Israel phải nhượng bộ thực chất.
Tầm nhìn chiến lược của Saudi Arabia
Saudi Arabia kiên quyết bảo vệ lập trường rằng hòa bình lâu dài trong khu vực chỉ có thể đạt được nếu quyền của người Palestine được công nhận đầy đủ. Thái tử Mohammed bin Salman cũng đã mạnh mẽ ch.ỉ tríc.h các hành động của Israel tại Gaza, gọi đây là “diệt chủng tập thể” trong bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Arab và Hồi giáo gần đây.
Trong tương lai, khả năng bình thường hóa quan hệ với Israel có thể được xem xét lại, nhưng chỉ khi các điều kiện về Gaza và chính phủ tại Israel thay đổi.
Saudi Arabia và Oman tăng cường quan hệ song phương
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông - Bắc Phi, ngày 5/2, Ngoại trưởng Saudi Arabia, Hoàng tử Faisal Bin Farhan đã tới thủ đô Muscat của Oman bắt đầu chuyến thăm quốc gia láng giềng này.
Ngoại trưởng Saudi Arabia Faisal bin Farhan phát biểu với báo giới tại Berlin, Đức ngày 19/8/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngoại trưởng Oman, Sayyid Badr Al-Busaidi, và Đại sứ Saudi Arabia tại Oman, Abdullah Al-Enaz đã đón tiếp Ngoại trưởng Faisal Bin Farha tại sân bay quốc tế Muscat. Trong cuộc hội đàm diễn ra cùng ngày sau đó, hai Ngoại trưởng đã nhấn mạnh mối quan hệ lịch sử, hữu nghị gắn bó bền chặt giữa hai nước. Hai bên bày tỏ mong muốn thúc đẩy quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực nhằm đạt được lợi ích chung và mở ra những "chân trời mới" hỗ trợ các cơ hội đầu tư, thương mại, du lịch và phát triển hợp tác khoa học. Hai bên cũng thể hiện quyết tâm thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng, công nghệ, giao thông, an ninh mạng, y tế, nông nghiệp, thủy sản và môi trường.
Hai Ngoại trưởng cũng tái khẳng định tầm quan trọng của hành động chung trong khuôn khổ Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), đồng thời nêu bật tầm quan trọng của việc hỗ trợ các nỗ lực nhằm củng cố các trụ cột an ninh, ổn định và hòa bình trong khu vực. Ngoài ra hai bên cũng trao đổi quan điểm về một loạt vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Trước đó cũng trong ngày 5/2, Ngoại trưởng Saudi Arabia, Hoàng tử Faisal đã tới Kuwait và có cuộc gặp với Thái tử Kuwait Sheikh Mishal Al-Ahmad Al-Jaber Al-Sabah, thảo luận về các biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương.
Tính toán chiến lược dầu mới của Saudi Arabia và tác động tiềm tàng với Nga Trong bối cảnh thị trường dầu mỏ toàn cầu đang có nhiều biến động, Saudi Arabia có thể gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế cho Nga bằng cách tăng cường sản xuất dầu, điều có thể đẩy giá dầu thô toàn cầu xuống mức thấp và gây khó khăn cho Moskva. Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman (phải) và Tổng...