Bế tắc việc đón Gruzia, Mỹ-NATO chưa thể rửa nỗi hận Putin!
Nếu để cả Tbilisi và Kiev-Maidan cùng “tỉnh mộng” thì đó sẽ là thất bại tuyệt đối của Mỹ-NATO trước Nga trong cả ván cờ Gruzia và Ukraine…
NATO không thể xác định được thời gian và lộ trình đón nhận Gruzia
Georgian Journal ngày 1/4 đưa tin, trả lời phỏng vấn Viện báo cáo Chiến tranh và Hoà bình nhân chuyến thăm Gruzia, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tiếp tục khẳng định quan điểm của NATO luôn xem Gruzia là thành viên tương lai.
Ông Stoltenberg nhấn mạnh : “Gruzia và NATO sẽ cùng quyết định khi nào Gruzia nên trở thành thành viên NATO mà không bên nào khác có quyền can thiệp. Nga không có bất kỳ tiếng nói nào về tư cách thành viên NATO của Gruzia”.
Tổng thư ký NATO Stoltenberg không thể đưa ra lộ trình và thời gian cho việc Gruzia vào NATO
Tổng thư ký NATO cho rằng : “Hiệp ước Helsinki đã xác định tất cả các quốc gia có quyền lựa chọn con đường của riêng mình, trong đó có việc họ có muốn trở thành một phần của cấu trúc an ninh chung hay không.
Dù Nga không thích, nhưng đó là chuyện của họ. Chúng tôi tuân thủ nguyên tắc về quyền tự quyết của mỗi quốc gia, gồm cả việc Gruzia gia nhập NATO. Thái độ Nga thể hiện trong việc ngăn cản Gruzia gia nhập NATO là cách tiếp cận sai lầm”.
Người đứng đầu Ban điều hành Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương còn cho biết: “Na Uy gia nhập NATO năm 1949. Dù thời điểm đó, Liên Xô không thích, nhưng NATO vẫn đón nhận Na Uy.
Nga-Xô luôn phản đối mạnh mẽ mỗi khi NATO được mở rộng. Song Ba Lan, các nước Baltic, Romania hay Montenegro… vẫn gia nhập NATO, dù Nga phản đối. Hoặc gần đây là Bắc Macedonia đổi tên để gia nhập NATO”.
Vì vậy, theo ông Stoltenberg, dù Nga có khó chịu thì với Gruzia, “mộng NATO” của Tbilisi chắc chắn sẽ được hiện thực hoá. Và hiện nay Gruzia đang gần với ngôi nhà chung NATO hơn bao giờ hết.
Video đang HOT
Tổng thư ký NATO đã liệt kê những hỗ trợ thiết thực của NATO dành cho Gruzia như thành lập trung tâm đào tạo, Ủy ban NATO-Gruzia, các chương trình quốc gia hàng năm, các giảng viên quân sự và cố vấn NATO ở Gruzia.
Tuy nhiên, khi được hỏi về thời gian và lộ trình NATO kết nạp Gruzia thì Tổng thư ký Jens Stoltenberg cho biết không thể xác định được, “nhưng Gruzia hãy sẵn sàng, khi nào đủ điều kiện điều đó sẽ diễn ra”.
Tổng thư ký NATO kêu gọi Gruzia cần tập trung vào cải cách, để cải thiện các thể chế dân chủ, tăng cường các thể chế quốc phòng và an ninh. Và đó được xem là “ngưỡng” Tbilisi cần phải vượt qua để Gruzia đạt “chuẩn NATO”.
Khi bị cật vấn tại sao Montenegro hay Bắc Macedonia gia nhập NATO không dựa trên tiêu chí cải cách, nhưng Gruzia lại cần tiêu chí này, ông Stoltenberg cho rằng NATO tiếp nhận thành viên là quyết định chính trị nên mỗi quốc gia có tiêu chí riêng.
Thời gian qua, Mỹ-NATO luôn tuyên bố mạnh mẽ về việc kết nạp Gruzia – và cả Ukraine – 2 nước láng giềng “liền giậu, liền sân” với Nga, làm thành viên của NATO, nhưng thực tế đến nay mọi việc vẫn chỉ dừng lại ở những lời tuyên bố.
Nước đi của Putin trong ván cờ Gruzia khiến Mỹ-NATO bất ngờ
Và qua trả lời của Tổng thư ký NATO Stoltenberg với Viện báo cáo Chiến tranh và Hoà bình, trong đó không xác định được thời gian và lộ trình kết nạp Gruzia, đã cho thấy dường như Washington và Brussles chỉ gieo “mộng NATO” cho Tbilisi mà thôi.
Mỹ-NATO chưa thể rửa nỗi hận Putin
Có lẽ lo ngại Tbilisi thất vọng khi “mộng NATO” vẫn chỉ là “ảo mộng”, Tổng thư ký Stoltenberg đã đại diện NATO gửi thông điệp thể hiện sự đoàn kết với Gruzia trong việc chống lại Nga và thể hiện cam kết với Tbilisi sẽ đón Gruzia vào NATO.
“Thông điệp trước nhất : NATO công nhận sự toàn vẹn lãnh thổ của Gruzia. Thứ hai : kêu gọi Nga rút khỏi Abkhazia và Nam Ossetia. Thứ ba : quyết định Gruzia sẽ là thành viên của liên minh trong tương lai”, Georgian Journal tường thuật.
Tưởng chừng như tạo động lực cho Tbilisi thực hiện chính sách bài Nga cực đoan hơn, song thực ra thông điệp của NATO lại khiến Tbilisi thất vọng hơn. Bởi nó chẳng khác nào NATO dựa vào Nga để gia cố “rào cản mặc định” với Gruzia.
Bởi vấn đề xung đột lãnh thổ giữa Nga với Gruzia khiến cho NATO “tiến thoái lưỡng nan”. Vì nguyên tắc phòng vệ tập thể – theo Điều 5 Hiến chương NATO, nên việc kết nạp Gruzia sẽ khiến liên minh quân sự này ngay lập tức có chiến tranh với Nga.
Để vượt qua điều này thì NATO phải tạo ra một cơ chế đặc biệt, vì chỉ có như thế thì Gruzia mới có thể được trao quy chế thành viên NATO. Tuy nhiên, cho đến nay Mỹ-NATO không dám làm điều đó.
Mỹ-NATO rất muốn đón Gruzia – và cả Ukraine – vào ngôi nhà chung, song thực tế Washington và Brussles lại đang phải tìm cách để biến các quốc gia cựu Xô Viết này thành vùng đệm chiến lược trong cuộc đối trọng với Nga.
Việc Washington và Brussels muốn mà chưa thể cho Tbilisi và Kiev “ngồi cùng mâm” được nhìn nhận là do bị việt vị trước các nước cờ của Tổng thống Putin, như chính cựu Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen đã thừa nhận.
Ông Rasmussen cho rằng NATO đã sai lầm khi không sớm trao cho Ukraine và cả Gruzia, quy chế để “tiến vào NATO”, vì hy vọng ông Putin sẽ thực hiện chính sách đối ngoại mang tính nhượng bộ phương Tây như người tiền nhiệm Boris Yeltsin.
Mỹ-NATO chưa thể rửa nỗi hận này với Putin
“Nhưng thực tế cho thấy Vladimir Putin đã không có bất cứ nhượng bộ nào. Putin đã không xây dựng Nga là một đối tác chiến lược, mà biến Nga thành một đối thủ chiến lược của Mỹ-NATO”.
Sai lầm của NATO đã khiến họ phải trả giá. Bởi sau khi Tổng thống Putin thực hiện các nước cờ trong cuộc xung đột với Gruzia năm 2008 và với Ukraine năm 2014, khiến việc đón nhận Gruzia và Ukraine trở thành “kế hoạch nguy hiểm” với NATO.
Tuy nhiên, nếu cứ để Tbilisi – và Kiev – mãi nuôi “ảo mộng” dưới “ngưỡng di động của chuẩn NATO”, sẽ đến lúc Mỹ-NATO đối mặt nguy cơ phá sản những mưu đồ trong các ván cờ Gruzia và Ukraine, chứ không chỉ việt vị với Putin.
Theo Datviet
Tương lai sứ mệnh của NATO ở Afghanistan phụ thuộc vào hòa đàm
Cuộc đàm phán trực tiếp lâu nhất từng được tổ chức giữa Mỹ và Taliban đã kết thúc trong tuần này, với việc cả hai bên đều tuyên bố đạt tiến triển.
Các đại diện của Mỹ và Taliban tại vòng đàm phán ở Doha, Doha, ngày 26/2. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo AP, ngày 14/3, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết, tương lai sự hiện diện kéo dài 15 năm qua của liên minh quân sự này ở Afghanistan sẽ phụ thuộc vào kết quả cuộc hòa đàm với phiến quân Taliban.
Cuộc đàm phán trực tiếp lâu nhất từng được tổ chức giữa Mỹ và Taliban đã kết thúc trong tuần này, với việc cả hai bên đều tuyên bố đạt tiến triển.
Phái viên Mỹ cho hay, họ đã đạt được "các dự thảo thỏa thuận" liên quan việc rút binh sỹ Mỹ và đảm bảo rằng Afghanistan sẽ không trở thành nơi ẩn náu cho các phần tử khủng bố một khi tìm ra giải pháp.
Phát biểu với phóng viên, ông Stoltenberg nói: "Mức độ sức mạnh tương lai của các binh sỹ NATO dĩ nhiên phụ thuộc rất nhiều vào kết quả của các cuộc đàm phán đó." Tuy nhiên, ông cũng cho rằng còn quá sớm để đón trước kết quả cuộc đàm phán này."
Một số đồng minh có thể thực hiện hoạt động huấn luyện an ninh cho Afghanistan mà không cần sự hỗ trợ của Mỹ./.
Theo Vietnam
Nga tố 'pháo đài bay' B-52 của Mỹ tấn công giả định Moskva và St. Petersburg Nguồn tin quân sự Nga khẳng định 5 máy bay ném bom B-52H Stratofortress của Không quân Mỹ trong một đợt huấn luyện bay ngày 28/3 đã tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân giả định nhằm vào các mục tiêu Nga, trong đó có thủ đô Moskva và thành phố St. Petersburg. Máy bay ném bom B-52 tham gia huấn luyện....