Bế tắc lối thoát hòa bình
Dù các bên liên quan đang gia tăng các nỗ lực nhằm tìm một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột bạo lực bao trùm miền Đông Ukraine, song cánh cửa đối thoại vẫn đóng chặt tại quốc gia này.
Ulraine vẫn bế tắc trong việc tìm kiếm lối thoát hòa bình cho xung đột bạo lực
Trong cuộc thảo luận ngày 7-5 tại Quốc hội Đức về vấn đề Ukraine, các đảng phái trong Quốc hội đã đồng loạt kêu gọi một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Đa số đại biểu Quốc hội Đức cho rằng việc sử dụng quân đội để giải quyết khủng hoảng ở các khu vực miền Đông Ukraine không phải là giải pháp mà chỉ là con đường dẫn tới những thảm họa lớn hơn.
Cùng ngày 7-5, Chính phủ Đức cũng đã lên tiếng chỉ trích các biện pháp của giới chức an ninh Ukraine chống những người biểu tình ở miền Đông, kêu gọi Chính phủ lâm thời Ukraine thận trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc bầu cử tổng thống ở nước này dự kiến diễn ra ngày 25-5 tới. Thủ tướng Đức Angela Merkel ủng hộ việc để các lực lượng đòi liên bang hóa ở miền Đông Ukraine tham gia đối thoại nhằm tìm kiếm một giải pháp hoà bình cho cuộc khủng hoảng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mở ra hướng tìm giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng Ukraine khi đề nghị những người ủng hộ liên bang hóa Ukraine lùi thời gian cuộc trưng cầu ý dân dự kiến vào ngày 11-5, đồng thời kêu gọi chính quyền Kiev nhanh chóng chấm dứt tất cả các chiến dịch quân sự tại miền Đông-Nam Ukraine. Tuyên bố ngay sau cuộc gặp với Tổng thống Thụy Sĩ kiêm Chủ tịch Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu ( OSCE) Didier Burkhalter ngày 7-5 tại Matxcơva, Tổng thống Putin khẳng định sử dụng quân sự không phải là con đường để giải quyết tất cả những xung đột chính trị nội bộ mà ngược lại chỉ làm trầm trọng thêm tình hình.
Những động thái gia tăng tìm kiếm giải pháp hòa bình về vấn đề Ukraine diễn ra trong bối cảnh xung đột bạo lực không chỉ gây thương vong nặng nề mà còn đẩy đất nước này tới bờ vực nguy hiểm. Chỉ tính riêng tại 2 thành phố Slavyansk và Odessa đã có gần 90 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương trong vòng chưa đầy 1 tuần qua, hầu hết nạn nhân là người biểu tình đòi liên bang hóa đất nước.
Video đang HOT
Chính vì thế, tìm một lối thoát hòa bình đang trở nên ngày càng cấp thiết với Ukraine. Tuy nhiên, bất chấp kêu gọi và nỗ lực quốc tế tìm kiếm giải pháp hòa bình cũng như phía trước đầy nguy hiểm của con đường bạo lực, các bên xung đột tại Ukraine vẫn chưa sẵn sàng ngồi lại đàm phán nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay.
Một nhóm người biểu tình tại miền Đông có tên “Đội quân Đông Nam” miền Đông Ukraine ngày 8-5 đã từ chối lời kêu gọi của Tổng thống Putin về việc trì hoãn cuộc trưng cầu ý dân về tương lai của khu vực, khẳng định cuộc trưng cầu ý dân sẽ diễn ra đúng kế hoạch vào ngày 11-5 tới. Người đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng Andriy cũng từ chối lùi thời điểm trưng cầu ý dân xác định quy chế của khu vực này bởi cho rằng “đây là quyết định của nhân dân Donbass”.
Đáp trả, quyền Tổng Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia và Quốc phòng Ukraine Andriy Parubiy khẳng định, chiến dịch quân sự sẽ vẫn được triển khai bất chấp mọi quyết định của những người biểu tình ủng hộ liên bang hóa Ukraine ở Donetsk. Ông Parubiy cho biết Kiev sẽ tiếp tục triển khai chiến dịch quân sự trấn áp người biểu tình ở miền Đông nước này, khiến cho cuộc khủng hoảng tại Ukraine vẫn chưa có lối thoát.
Theo ANTD
OSCE đưa dự thảo lộ trình giải quyết khủng hoảng Ukraine
Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) sẽ đưa ra đề xuất lộ trình giải quyết khủng hoảng tại Ukraine, Tổng thống Liên bang Thụy Sĩ kiêm Chủ tịch OSCE Didier Burkhalter, cho biết sau cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Putin tại Moskva hôm 7-5.
Ông Burkhalter cho biết lộ trình sẽ được gửi tới bốn bên tham gia việc đạt được thỏa thuận Geneva hôm 17-4 gồm Nga, Ukraine, Liên minh châu Âu, Mỹ.
Những nội dung quan trọng của lộ trình đã được thảo luận hôm 6-5 tại Vienna bao gồm việc ngừng bắn, hạ nhiệt căng thẳng, đối thoại và tổ chức các cuộc bầu cử.
OSCE đã đề xuất các bước cụ thể trong việc thực hiện lộ trình này. Ông Burkhalter cho biết điều quan trọng là các quan chức cấp cao và các nhà lãnh đạo chính trị phải từ bỏ việc sử dụng vũ lực, ngăn chặn tất cả các hành động vũ trang, đe dọa hay các hành động khiêu khích.
Ông Burkhalter ủng hộ việc Tổng thống Putin kêu gọi hoãn cuộc trưng cầu dân ý đòi liên bang hóa ở Ukraine sang một ngày khác nhằm thúc đẩy một cuộc đối thoại.
Ông Burkhalter cũng kêu gọi việc giải trừ quân bị để hạ nhiệt căng thẳng tại Ukraine, đồng thời hỗ trợ tài chính cho quá trình này.
Ông nhận định, việc phân quyền cho các khu vực là một trong những vấn đề chính được các bên thảo luận.
Chủ tịch OSCE Didier Burkhalter
Tổ chức OSCE đã chuẩn bị sẵn sàng trong việc phối hợp thực hiện kế hoạch được đưa ra. Để thúc đẩy quá trình này, ông Burkhalter sẽ đến Brussels và duy trì liên lạc chặt chẽ với Liên hợp quốc và Mỹ.
Trước đó, chủ tịch OSCE Didier Burkhalter cũng đã có cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại điện Kremlin. Hội đồng nhân quyền Nga kêu gọi OSCE đẩy mạnh những nỗ lực hạ nhiệt cuộc xung đột ở Ukraine.
Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Nga, ông Mikhail Fedotov đã đưa ra đề xuất với OSCE và tổng thư ký Lamberto Zannier nhằm hạ nhiệt căng thẳng và thực hiện thỏa thuận đã đạt được hôm 17-4.
Như một cách để xác nhận, ông Fedotov đã chỉ ra Hội đồng Nhân quyền Nga đã thành lập một nhóm công tác tạm thời để theo dõi tình hình nhân quyền ở Ukraine. Vào ngày 5-5, báo cáo của nhóm công tác này bày tỏ sẵn sàng trở thành một đối tác của OSCE, trong việc sắp xếp các cuộc đàm phán giữa các bên đối đầu ở Ukraine.
Trong tuyên bố của mình, Hội đồng cũng kêu gọi Quốc hội Ukraine "ngừng sử dụng lực lượng vũ trang, xe hạng nặng và không quân tại Donetsk và các khu vực khác. Thay vào đó, Ukraine nên bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình với những người ủng hộ liên bang thông qua các cơ quan đàm phán đặc biệt". Đồng thời, ông cũng kêu gọi phe đối lập được vũ trang không sử dụng vũ khí và bắt đầu đàm phán thông qua trung gian là OSCE.
Mặt khác, Hội đồng này cũng đề nghị Quốc hội Ukraine bắt đầu "một cuộc điều tra kỹ lưỡng và minh bạch về thảm kịch diễn ra tại Odessa, với sự tham gia của các quan sát viên từ OSCE và Liên hợp quốc cũng như các tổ chức nhân đạo và nhân quyền".
Theo ANTD
Nga có đồng minh mới trong vấn đề Ukraine Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã nói với tổng thống Nga Vladimir Putin rằng, hai quốc gia có thể cùng nhau hợp tác trong những hoạt động liên quan đến tình hình Ukraine. "Tôi muốn nói chuyện cởi mở về vấn đề Ukraine và bằng cách nào đó phối hợp trong hành động. Tôi nghĩ cuộc khủng hoảng sẽ không chấm dứt trong...