Bế tắc khi chồng cho các em sống chung nhà
Chồng tôi là người luôn nghĩ cho gia đình, thương em nhưng thấy em không biết điều, tôi rất buồn.
Hình ảnh minh họa
Chồng tôi mua nhà cách đây 2 năm, lúc đó chưa lập gia đình nên cho vợ chồng em trai kế có một đứa con ở. Tôi và anh mới cưới gần một năm nay. Khi đó nhà chỉ có một phòng, vả lại anh được sếp cho phòng ở để tiện trông xưởng nên không chuyển về nhà, hơn nữa tôi cũng không thích ở chung, tránh va chạm và không còn chỗ. Tôi nói với chồng khi nào có em bé thì chuyển về nhà cho rộng rãi, giờ ở đây cũng được. Một năm sau, sếp lấy lại xưởng và phòng ở nên chúng tôi phải chuyển về nhà. Anh chuẩn bị làm thêm 2 gác, một cho vợ chồng tôi, một cho cậu em út ở.
Em trai út sống với chúng tôi ở xưởng, đi làm sắt với chồng tôi nhưng cờ bạc, luộm thuộm, nhiều lần đánh bài, vay mượn tiền rồi trốn, nhưng lại chỉ cho người ta vào xưởng để đòi nợ, chồng tôi phải trả vì sợ người ta đánh em út. Tôi nấu cho em ăn chung luôn. Chồng tôi là người luôn nghĩ cho gia đình, thương các em nhưng thấy chú út không biết điều, tôi rất buồn. Lúc chồng tôi làm thêm gác, kêu chú út lên làm cùng thì chú ấy bảo “làm có trả tiền đâu mà làm”, vậy là đi chơi, đánh bài trong khi chồng tôi vất vả làm một mình. Tôi rất tức nhưng không muốn nói.
Giờ nghĩ tới chuyện sống chung, tôi biết chắc chắn sẽ xảy ra mâu thuẫn. Chồng nói nấu ăn riêng nên tôi cũng nói với các em chồng như vậy nhưng chúng tỏ ra khó chịu như kiểu chị dâu nhỏ nhen. Tối qua, khi đi ngủ, chồng tôi kể là em trai kế muốn dọn ra thuê phòng vì không thích tôi, nói thấy mặt tôi cứ khinh khỉnh, nhưng tính tôi ít nói, cái gì đáng thì tôi mới nói. Chúng tôi đã cố gắng hết mức cho các em, để tránh va chạm tôi cũng rất nhường nhịn. Nhiều lúc tôi cảm thấy rất thất vọng và muốn thờ ơ mọi chuyện. Chồng tôi nói không muốn cậu em kế ra ngoài cho tốn kém vì có con nhỏ. Anh còn nói nếu để vợ chồng em trai kế ra ngoài, thà chúng tôi đi thuê phòng còn hơn. Tôi rất buồn khi chồng nói như vậy. Đó là nhà của chồng tôi mà sao cái gì anh cũng nhường hết. Tôi mong nhận được góp ý của chuyên gia và độc giả. Cám ơn nhiều.
Thúy
Chuyên gia tâm lý Trần Kim Xuân gợi ý:
Chào bạn Thúy,
Trước khi cưới, chắc hẳn bạn cũng biết hoàn cảnh của chồng và các em của anh ấy. Vậy khi đồng ý lấy người chồng hiện tại, bạn và anh ấy đã bao giờ bàn bạc cụ thể kế hoạch về cuộc sống sau khi kết hôn và có con chưa? Chẳng hạn, ở chung hay ở riêng với các em chồng? Nếu rồi, tức là vợ chồng bạn đã thống nhất từ trước, vậy cứ thế mà thực hiện. Còn chưa, bạn nên cùng chồng thống nhất càng sớm càng tốt.
Chồng bạn là một người anh tốt, thương yêu, bao bọc em, thậm chí quên cả bản thân, tất cả nhường cho em. Tuy nhiên, anh ấy mới chỉ nghĩ cho các em, chứ chưa nghĩ cho cảm nhận của vợ. Có lẽ bản thân chồng bạn vẫn chưa nhận ra sự khác biệt giữa lúc còn độc thân và có gia đình.
Các em chồng của bạn đã quen được anh chiều chuộng, nhường nhịn, lo lắng, nay tình thương ấy bị chia sẻ bởi người chị dâu là bạn, nhất thời sẽ khó chịu. Đặc biệt là khi bị đe dọa đến quyền lợi như không thể tiếp tục ở nhờ mà phải đi thuê nhà. Hiện tại, mới chỉ bắt đầu cho cuộc sống chung mà đã như vậy, nếu thực sự sống chung lâu dài, không có kế hoạch cụ thể, sợ rằng cuộc sống đại gia đình bạn sẽ trở nên vô cùng phức tạp.
Video đang HOT
Bạn hãy nói chuyện rõ ràng với chồng về dự định tương lai; phân tích cho anh ấy thấy sự phức tạp khi sống chung với nhau, nhất là khi vợ chồng bạn sinh con hoặc chú út lập gia đình. Hãy chỉ ra cho chồng thấy sự phức tạp của việc ở chung đông anh em, thậm chí có gia đình còn từ mặt nhau. Vợ chồng, bố mẹ và con cái còn có lúc va chạm, cãi vã chứ huống hồ 3 anh em trai đã trưởng thành và có gia đình riêng.
Bạn có thể nhờ người lớn, bạn bè có tiếng nói với chồng bạn hoặc những người có hoàn cảnh tương tự khuyên nhủ anh ấy để các em ra ở riêng là tốt nhất, ban đầu vợ chồng bạn có thể hỗ trợ nếu các em khó khăn. Trong trường hợp bất khả kháng, hãy nghĩ tới cách sửa nhà thành 3 tầng, có cầu thang ngoài tách biệt như chung cư mini, mỗi tầng một gia đình ở nếu là nhà đất. Còn nếu nhà bạn là căn hộ chung cư thì khó hơn, có thể bán đi, mua miếng đất xa hơn xây nhà.
Chúc vợ chồng bạn sớm giải quyết xong vấn đề.
Theo vnexpress.net
Nấu mỗi bữa 4 món vẫn bị mẹ chồng chê tiết kiệm, nàng dâu lẳng lặng làm thế này khiến bà nín bặt
Có hôm, tôi nấu món đậu sốt cà chua, canh ngao nấu rau mùng tơi, cà pháo và cá rán, mẹ chồng tôi xị mặt ra chê ít. Bà bảo tôi, nếu lương có thấp thì tự đi kiếm thêm ngoài chứ sao cho mọi người ăn kham khổ thế được.
Tôi lấy Hưng cứ nghĩ cuộc sống sẽ nhẹ nhàng vì có người gánh vác, sẽ chia với mình. Nào ngờ, mọi thứ lại chẳng như tôi vẫn mơ.
Ngay khi sau buổi dạm ngõ, mẹ Hưng bỗng nói với tôi rằng:
- Nhà bác có mỗi thằng Hưng, hai bác thì già cả rồi nên cần nhờ vào con cháu. Thế nên, cháu lấy Hưng về thì sống chung với hai bác nhớ, chịu khó thì sau này hai bác mất mảnh đất với ngôi nhà đó sẽ là của vợ chồng cháu.
Tôi nghe mà điếng cả người. Phần vì Hưng luôn nói với tôi đã nói chuyện với bố mẹ về chuyện sống chung, sống riêng rồi. Phần vì cách bà nói chua ngoa và như mỉa mai tôi. Tôi lấy Hưng có bao giờ nghĩ tới ngôi nhà của bố mẹ anh đâu, nó cũng chẳng phải to đẹp gì mà tôi ham hố đánh đổi cả đời con gái của mình như thế.
Nhưng chưa kết hôn, tôi không muốn gây xích mích gì với bà, chỉ lỏn lẻn cười rồi đáp rất nhẹ:
- Việc này cháu sẽ bàn thêm với anh Hưng ạ. Còn nhà của bác, bác có mất thì cũng là của anh Hưng chứ cháu nào có mơ đâu.
- Nghĩ được thế là tốt. Nhưng riêng vụ ở chung ở riêng thì không phải bàn nữa, hai bác đã thống nhất với thằng Hưng rồi nhé.
Hưng dỗ ngon dỗ ngọt nên tôi cũng nguôi giận rồi đồng ý kết hôn. (Ảnh minh họa)
Thế rồi, mặc tôi bù lu bù loa lên, Hưng cũng chỉ im lặng. Đợi khi tôi không gào lên nữa mà ôm mặt khóc, Hưng mới ôm tôi, bảo:
- Em hiểu cho anh, bố mẹ anh không đồng ý. Nhưng anh sợ nói ra em sẽ không lấy anh nữa, mà anh thật lòng muốn chung sống với em.
Tôi nghe câu đó, vừa tủi vừa nguôi giận, biết là giờ gạo cũng sắp thành cơm, mình càng làm khó chuyện này bản thân mình càng mệt mỏi nên cho qua.
Thế nhưng, khi chung sống tôi mới thấy đây đúng là cơn ác mộng. Nhà chồng không phải không có điều kiện, nhưng giờ thì đang giai đoạn khó khăn. Trước kia, bố chồng tôi kinh doanh riêng nhưng từ khi bị đền bù 1 hợp đồng thì mọi thứ đi xuống. Tới giờ, bố tôi đã quá mệt mỏi nên tuyên bố phá sản và vẫn còn nợ một khoản vài trăm triệu.
Mẹ chồng tôi thì sướng quen rồi, giờ lại như thế nên không chịu được. Tiền tiêu thì ít đi, lại phải lo khoản nợ nên bà rất khó tính. Cuối cùng, cách giải quyết của bà đó là giao lại toàn bộ cho vợ chồng tôi. Một buổi tối, bà gọi chúng tôi xuống nói chuyện:
- Hai đứa sống ở đây thì cũng phải biết điều, sẽ lo trả chi phí điện, nước, ăn uống hàng ngày. Ngoài ra, khoản nợ của bố con hiện giờ thì thằng Hưng sẽ gánh. Dẫu sao cũng là con trai trưởng trong nhà, bố mẹ nuôi con bao lâu chẳng kể công, giờ có gánh ít nợ, cũng đáng là bao.
Mẹ Hưng rất khó tính, đưa ra mọi yêu sách nhưng anh lại vẫn gật đầu đồng ý. (Ảnh minh họa)
Tôi bất bình lắm nhưng Hưng chỉ im lặng rồi đồng tình. Tối đó, tôi lại cãi nhau to với Hưng nhưng cũng chẳng giải quyết được gì. Cuối cùng, mọi gánh nặng trong nhà này đổ hết lên vai vợ chồng tôi. Hưng thì lo làm trả nợ, lương của tôi lo nuôi 4 miệng ăn trong gia đình. Chưa kể, cô em chồng lấy chồng mà 7 ngày thì 6 ngày đem con về ăn ở đây. Tính ra, tôi phải nuôi 6 người chứ không phải 4.
Mỗi bữa, chỉ riêng tiền ăn thôi cũng hết gần 2 trăm nghìn. Mà mọi người ăn sang quen rồi, nên giờ tôi mà nấu ít hơn 4 món mặn là mọi người không hài lòng. Thậm chí, có hôm tôi nấu món đậu sốt cà chua, canh ngao nấu rau mùng tơi, cà pháo và cá rán, mẹ chồng tôi xị mặt ra chê ít. Bà còn mỉa mai tôi:
- Cái Ly đi làm lương thấp lắm hả con? Sao có bữa ăn cho gia đình cũng không lo được tử tế thế?
- Mẹ ơi thế nào là không tử tế ạ? Mâm cơm cũng đủ đầy đấy chứ ạ...
- Nhà có bố mẹ già, có em gái nuôi con nhỏ mà con nấu thế này làm gì có chất? Không mua được ghẹ, được hàu như con dâu nhà người ta thì thôi, cũng phải cố có thịt bò, thịt lợn không thì thêm tôm cua chứ. Đấy là mẹ chỉ góp ý thế thôi, còn nếu con thấy bố mẹ chồng không cần chăm sóc thì cứ tùy con.
Đương nhiên bà nói thế tôi chẳng dám cãi. Tôi chỉ dám cự lại một cách yếu ớt:
- Lương con cũng không phải nhiều, chúng con còn phải lo trả nợ cho bố mẹ nữa mà.
- À, lại còn kể công. Lương thấp thì phải tự nghĩ cách mà nâng lên chứ, đi làm thêm làm nếm chứ ngồi đó than trách bố mẹ giải quyết được à?
(Ảnh minh họa)
Đúng là mẹ chồng tôi kiểu gì cũng nói được. Tôi tức lắm mà ấm ức nuốt bực vào trong. Từ những hôm sau, tôi phải cố nâng chất lượng bữa ăn lên một chút không mẹ chồng lại càu nhàu. Thế nhưng, chỉ sau 1 tháng tôi gần như không trụ nổi. Tôi quyết định thà mất lòng trước hơn được lòng sau, phải rành mạch vụ tiền nong này mới được.
Tối đó, tôi lại nấu mâm cơm với đĩa trứng rán, rau luộc và bát cà muối. Mẹ chồng tôi nhìn thấy rất giận, ngồi vào mâm bà gẩy gẩy, rồi lại chê.
Lúc này, tôi mới đáp:
- Mẹ ơi, vì lương con thấp con chỉ mua được thế này. Từ nay, nếu mẹ muốn con đi làm thêm để ăn được 4 món như trước thì mẹ chịu khó giúp con làm hết việc nhà: cơm nước sáng tối, giặt giũ, lau nhà, dọn dẹp... Và con thấy mình ở nhà bố mẹ, nuôi cơm bố mẹ đủ rồi, còn cô Hạnh hình như nên đóng góp cùng chúng con chứ nhỉ.
Thấy tôi lên tiếng việc này, mẹ chồng tôi đơ người. Bà chỉ lảng lảng đi rồi cắm cúi ăn cơm canh đạm bạc mà không nói gì nữa. Từ sau hôm đó, tôi cố gắng nấu 3 món nhưng cũng không bị mẹ chồng chê, còn cô em chồng không rõ có sợ phải góp gạo không mà cũng thấy ít sang hẳn đi.
Theo afamily.vn
Mẹ chồng "được voi đòi tiên" đuổi con dâu khỏi nhà, không ngờ chồng đứng ra phân xử thế này Mấy hôm sau, lúc Duy thông báo đã tìm được chỗ ở, thì mẹ chồng lại gọi điện bảo vợ chồng cô về. Nhưng Huệ và Duy kiên quyết từ chối, bảo với bà rằng... Duy - chồng Huệ có một cô em gái đã lập gia đình, bố anh đã mất, chỉ còn mẹ chồngsống chung với vợ chồng cô. Lương Duy...