Bế tắc của Mỹ và nguy cơ sa lầy của Nga ở Syria

Theo dõi VGT trên

Chiến dịch không kích của Nga ở Syria có thể khiến Washington phải từ bỏ các mục tiêu chính của mình, nhưng nó cũng tiềm ẩn nguy cơ kéo Moscow bị sa lầy.

Bế tắc của Mỹ và nguy cơ sa lầy của Nga ở Syria - Hình 1

Tàu chiến Nga phóng tên lửa hành trình từ trên biển Caspian. Ảnh: Sputnik

AFP dẫn lời các chuyên gia của Viện Quan hệ Quốc tế Pháp tại Paris (IFRI) cho hay, kể từ khi Nga bắt đầu không kích phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) vào ngày 30/9, chiến lược của Mỹ và phương Tây tại quốc gia này dường như lâm vào bế tắc.

Mỹ bế tắc

“Mỹ và các đồng minh phương Tây đang ‘bó tay’ trước những động thái của Nga tại Syria. Người Nga đang phô diễn sức mạnh hải quân, đồng thời thách thức thật sự vị thế số một về không quân vốn thuộc về các quốc gia phương Tây trong suốt thời gian qua”, ông Thomas Gomart, giám đốc IFRI nhận định.

Cũng theo ông Gomart, mới đây Lầu Năm Góc buộc phải thừa nhận rằng Mỹ vẫn đang cố gắng thực hiện các đợt không kích IS song song cùng Nga. Tuy nhiên sự hiện diện của những chiến đấu cơ Sukhoi trên bầu trời Syria đã hạn chế đáng kể hiệu quả các cuộc không kích của Mỹ.

Julien Barnes-Dacey, một nhà phân tích thuộc Hội đồng Đối ngoại châu Âu ở London, cho rằng mục tiêu của Mỹ ở Syria là lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad nhưng không làm sụp đổ các thể chế nhà nước, đồng thời ngăn chặn sự trỗi dậy của phiến quân Hồi giáo. Thế nhưng với chiến dịch can thiệp quân sự của Nga, Mỹ gần như phải từ bỏ các mục tiêu này.

“Phương Tây không muốn gây chiến với Nga ở Syria, và nhiều người lo sợ rằng các hoạt động nhằm lật đổ ông Assad chỉ dẫn tới bạo lực tồi tệ hơn, sự tan vỡ của nhà nước, kéo theo đó là làn sóng cực đoan và tị nạn”, ông Barnes-Dacey nhấn mạnh.

Khả năng hiện thực hóa mục tiêu tại Syria càng trở nên khó khăn đối với phương Tây khi Tổng thống Vladimir Putin đã huy động cả tên lửa hành trình có sức mạnh răn đe rất lớn để tấn công IS ở Syria.

Video đang HOT

Ngày 7/10, Nga đã bắn 26 tên lửa hành trình để tiêu diệt IS từ các chiến hạm ngoài khơi biển Caspian với khoảng cách lên đến 1.500 km. Động thái này là một thông điệp chính trị đầy sức nặng của Nga đối với Mỹ và phương Tây, cho thấy Nga đang nỗ lực nâng cao sức mạnh răn đe phi hạt nhân, vốn bị Mỹ và phương Tây đánh giá không cao kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

“Sự bất lực của phương Tây càng bộc lộ rõ hơn khi họ tỏ ra lúng túng và tìm cách cáo buộc Nga tấn công lực lượng nổi dậy hay gây thương vong cho dân thường”, ông Gomart cho biết thêm.

Nga nguy cơ sa lầy

Bế tắc của Mỹ và nguy cơ sa lầy của Nga ở Syria - Hình 2

Hai chiến đấu cơ Rafale của Pháp trong đợt không kích thứ hai tại Syria ngày 10/10. Ảnh: AFP

Mặc dù vậy, các chuyên gia cho rằng cơ hội chưa hẳn đã hết với Mỹ và phương Tây, trong trường hợp Nga không đủ tiềm lực để giải quyết tận gốc bài toán IS trong thời gian ngắn khoảng vài tháng.

“Việc Nga liên tục không kích với mật độ dày đặc bằng hỏa lực mạnh là một chiến lược không khôn khéo. Trong bối cảnh kinh tế đang suy giảm, Nga sẽ không thể duy trì nhịp độ này trong thời gian dài”, ông Barnes-Dacey đánh giá.

Nhà phân tích này còn đưa thêm dẫn chứng cho thấy mặc dù đã có màn trở lại ngoạn mục bằng bài phát biểu kêu gọi thành lập một liên minh rộng lớn chống IS tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hồi tháng trước, Tổng thống Putin không đưa ra bất kì một lời đảm bảo nào về khả năng giành chiến thắng trước IS trong thời gian ngắn.

Như vậy nhiều khả năng Nga đã lường trước được những khó khăn về dài hạn, nhưng vẫn tiến hành không kích để bảo vệ chính quyền Tổng thống Assad, tạo dựng lợi thế trên bàn đàm phán tương lai, đồng thời củng cố lợi ích chiến lược tại Trung Đông.

“Khi tham chiến thực sự, Nga sẽ nhận thức được rằng những điểm yếu của quân đội chính phủ Syria đáng lo ngại hơn những gì họ hình dung. Trong trường hợp chiến dịch của Nga không đạt được những kết quả như mong muốn, Nga sẽ buộc phải kéo dài thời gian không kích và tính toán đến giải pháp hợp tác với phương Tây”, ông Camille Grand, giám đốc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược ở Paris nhận định.

Cũng theo ông Grand, tình trạng chia cắt của Syria hiện nay cũng rất đáng báo động, điều này không thể giúp Nga có thể nhanh chóng chấm dứt chiến dịch không kích.

Trên thực tế, lãnh thổ Syria đang bị chia năm xẻ bảy, mỗi khu vực nằm dưới sự kiểm soát của một lực lượng khác nhau. Sự can thiệp ngày càng tăng của Thổ Nhĩ Kỳ, Arab Saudi và Iran càng làm cho tình trạng chia cắt này trầm trọng hơn. Trong những tháng tới, nhiều khả năng các bên tham chiến sẽ tìm cách củng cố ảnh hưởng của mình để gia tăng lợi thế trong các cuộc đàm phán tìm giải pháp cho xung đột.

“Khi các bên tham chiến không đạt được một thỏa thuận hợp tác, sẽ không có bất cứ một giải pháp nào tiêu diệt tận gốc IS, chấm dứt xung đột, đem lại hòa bình cho người dân Syria”, ông Barnes-Dacey kết luận.

Nguyễn Hoàng

Theo VNE

Cuộc đấu "tác chiến điện tử" giữa Nga và NATO tại Syria

Ngay khi tiến hành chiến dịch không kích nhằm vào các mục tiêu của nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Syria, quân đội Nga đã sử dụng các hệ thống tác chiến điện tử để gây nhiễu hệ thống liên lạc của nhóm phiến quân này, cũng như để cản trở quá trình theo dõi từ NATO.

Cuộc đấu tác chiến điện tử giữa Nga và NATO tại Syria - Hình 1

Hệ thống Krasukha-4 (Ảnh: IBT)

Chuyên gia David Stupples, Giáo sư về Cơ khí Điện tử và Điện tại tại Đại học London, cho rằng tác chiến điện tử sẽ giúp quân đội Nga dễ dàng phát hiệu các mục tiêu của IS để tiến hành tấn công "phủ đầu", cũng như ngăn chặn các cuộc tấn công ở chiều ngược lại.

Theo ông David Stupples, hệ thống tác chiến điện tử Krasukha-4 đã được quân đội Nga sử dụng tại Syria nhằm cản trở quá trình theo dõi thông tin của IS cũng như gây nhiễu các hệ thống liên lạc của nhóm này.

Hôm 5/10 vừa qua, hệ thống Krasukha-4 của Nga được phát hiện thấy tại Syria. Đây là tổ hợp gây nhiễu phạm vi rộng và có khả năng vô hiệu hóa các vệ tinh theo dõi ở quỹ đạo thấp như hệ thống Lacrosse hay Onyx của Mỹ, cũng như có khả năng che phủ hoàn toàn đối tượng được bảo vệ khỏi sự phát hiện của radar của máy bay trinh sát hay radar tầm xa trong khoảng cách từ 150 đến 300km.

Nga "qua mặt" NATO như thế nào?

Lâu nay, NATO thường sử dụng tác chiến điện tử để thu thập thông tin về các mục tiêu của IS rồi chuyển cho những nhóm đối lập theo đường lối ôn hòa ở Syria. Do vậy, sự can dự của Nga vào Syria chắc chắn thu hút sự chú ý của tổ chức quân sự này.

"Nga nhận thức được rằng những hệ thống theo dõi của NATO đủ khả năng quan sát mọi hoạt động của không quân nước này tại các căn cứ ở Syria, bao gồm cả vị trí các mục tiêu mà máy bay chiến đấu Nga nhắm đến và các loại vũ khí họ sử dụng. Chiến dịch hiện nay có thể dẫn tới xung đột chính trị giữa Nga và NATO do tổ chức quân sự này có ủng hộ trực tiếp một số nhóm đối lập tại quốc gia Trung Đông. Để hạn chế lộ những thông tin liên quan đến chiến dịch này, Nga cần phải "che mắt" và "bịt tai" của NATO, cũng như làm cản trở quá trình thu thập thông tin tình báo để vấn đề không trở nên quá nghiêm trọng", chuyên gia Stupples nhận định.

Sức mạnh của hệ thống tác chiến điện tử Krasukha-4 có vẻ như đang phát huy hiệu quả. Trong bài trả lời phỏng vấn trên trang Defense News, Trung tướng Hodges, Chỉ huy quân đội Mỹ tại châu Âu, thừa nhận Krasukha-4 đã gây ra nhiều khó khăn cho đối thủ khi được triển khai tại miền Đông Ukraine.

"Chất lượng của hệ thống tác chiến điện tử mà Nga từng triển khai ở miền Đông Ukraine không phải là thứ mà bạn dễ dàng phát triển và sở hữu. Người Nga đang có bước tiến trong quá trình hiện đại hóa phương thức tác chiến này. Họ đã thành công trong việc ngăn chặn hoàn toàn hệ thống liên lạc ở khu vực Donbass", Tướng Hodges thừa nhận.

Chuyên gia Stupples cho rằng hệ thống Krasukha-4 rõ ràng là "một cái gai" đối với NATO: "Khả năng theo dõi của hệ thống này không chỉ cho phép Nga theo dõi các hoạt động của NATO trên không phận Syria mà còn cả các thông số liên quan tới các hoạt động theo dõi từ xa. Từ đây, Nga có thể phát hiện các vị trí của các vệ tinh Lacrosse để tiến hành theo dõi. Với thông tin tình báo thu được, hệ thống Krasukha-4 có thể lập trình để can thiệp nhằm ngăn chặn hoặc phá hủy quá trình thu thập thông tin từ các hệ thống của NATO".

Ở chiều ngược lại, NATO có thể sử dụng các biện pháp chống điện từ (ECCM). Tuy nhiên, các biện pháp này đòi hỏi NATO chuyển sang sử dụng tần số khác, hoặc hướng các ăng-ten khỏi nguồn gây nhiễu.

"Dĩ nhiên, NATO đủ khả năng phá nhiễu hệ thống radar theo dõi của Nga, từ đó có thể hạn chế khả năng bị lộ vị trí của các máy bay trinh sát. Tuy nhiên, quá trình này sẽ hiệu quả hơn khi NATO có căn cứ ở Syria. Vì vậy, họ cần phải chấp nhận rằng hệ thống tác chiến điện tử Krasukha-4 là một phần của "cuộc chơi" mà Nga đang triển khai ở căn cứ Latakia tại Syria. Rất khó để chối bỏ điều này", chuyên gia Stupples thừa nhận.

Ngọc Anh

Theo Dantri/IBT

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nghị sĩ Mỹ đề xuất chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Trung Quốc
13:55:44 15/11/2024
Ông Trump chọn người chống vaccine làm Bộ trưởng Y tế, cổ phiếu hãng vaccine rớt giá mạnh
13:18:15 15/11/2024
Châu Âu bị bủa vây bởi dịch bệnh sởi
17:19:54 15/11/2024
Công dân Hàn Quốc bị bắt giữ vì mang hơn 300 con nhện độc quanh người
13:58:40 15/11/2024
Hy Lạp đàm phán với Israel phát triển hệ thống phòng không tương tự 'Vòm Sắt'
16:24:09 15/11/2024
Chân dung nhân vật gây tranh cãi được ông Trump đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp
10:00:10 15/11/2024
Canada: Nhân viên bưu chính bắt đầu đình công trên toàn quốc
19:42:06 15/11/2024
Tương lai các hãng xe điện sẽ ra sao sau quyết đinh bỏ trợ cấp của ông Trump?
15:52:13 15/11/2024

Tin đang nóng

Tin không vui cho Kỳ Duyên trước thềm Chung kết Miss Universe 2024
23:46:08 16/11/2024
Huỳnh Hiểu Minh cúi đầu xin lỗi
20:59:48 16/11/2024
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: "Em gái quốc dân" lộ mặt sưng phù gây sốc, Triệu Lệ Dĩnh "chặt đẹp" dàn mỹ nhân trong bài test cam thường
22:06:03 16/11/2024
1 Hoa hậu lên tiếng về nghi vấn livestream nói xấu Kỳ Duyên
23:51:06 16/11/2024
Đàm Vĩnh Hưng nộp đơn kiện đòi bồi thường vụ tai nạn tại Mỹ
23:27:56 16/11/2024
Phi Thanh Vân thân mật bên bạn trai hơn 10 tuổi, NSƯT Đức Hải sống kín tiếng
23:48:37 16/11/2024
Em gái Cẩm Ly lên tiếng thông tin ly hôn chồng tỷ phú đô la
23:42:24 16/11/2024
Bố dượng bán nhà cửa, kỷ vật, trả nợ thay con gái riêng của vợ
20:52:29 16/11/2024

Tin mới nhất

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chỉ thị sản xuất hàng loạt UAV cảm tử

06:48:08 17/11/2024
Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đã thị sát một màn thử nghiệm máy bay không người lái (UAV) tấn công tự sát và yêu cầu sản xuất hàng loạt loại UAV cảm tử này ngay.

Thả lưới bắt cá, ngư dân vô tình 'tóm' được tàu ngầm hạt nhân Mỹ

06:39:40 17/11/2024
Theo trang Business Insider ngày 15.11, nhân vật được nêu trên là ông Harald Engen, người đang giao cá đến ngôi làng Malangen ở phía tây Na Uy thì nhận được tin báo về mẻ lưới đặc biệt.

Tương lai ngành AI của Mỹ dưới thời ông Trump

06:36:02 17/11/2024
Dù đề cập hạn chế về vấn đề trí tuệ nhân tạo (AI) khi tranh cử, nhưng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều khả năng sẽ thay đổi đáng kể chính sách đối với lĩnh vực này.

Chảo lửa Trung Đông thêm sục sôi

06:32:47 17/11/2024
Lực lượng Hezbollah trong một ngày được cho là đã gây tổn thất lớn cho quân đội Israel với các đợt giao tranh và phóng tên lửa.

Boeing sắp ban hành thông báo sa thải 10% nhân sự

06:25:00 17/11/2024
Tập đoàn máy bay Boeing (Mỹ) ngày 13.11 cho biết họ sẽ ban hành thông báo sa thải 10% nhân sự - tương đương 17.000 lao động trong tuần này.

EU ra án phạt gần 800 triệu euro với Meta

06:21:15 17/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 14.11 đã phạt Công ty Meta (trụ sở tại Mỹ) gần 800 triệu euro với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền.

Máy bay của hãng hàng không Mỹ trúng đạn

06:17:46 17/11/2024
Người phát ngôn Southwest cho biết chuyến bay 2494 của Southwest Airlines chuẩn bị cất cánh bay tới sân bay quốc tế Indianapolis (bang Indiana) thì bị một viên đạn bắn trúng vào bên phải thân máy bay, ngay dưới buồng lái.

Philippines cảnh báo 'thảm họa' khi siêu bão Man-yi tiếp tục mạnh lên

06:00:13 17/11/2024
Đến thời điểm này, hơn 650.000 người đã được sơ tán khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra lở đất, lũ lụt và sóng thần. Thứ trưởng Nội vụ Marlo Iringan cũng yêu cầu người dân nên sớm chủ động triển khai các hoạt động sơ tán trước khi bão...

Brazil triển khai quân đội, bố trí lính bắn tỉa bảo đảm an ninh cho Hội nghị Thượng đỉnh G20

05:58:25 17/11/2024
Chính phủ cũng thực hiện biện pháp Đảm bảo Luật pháp và Trật tự, theo đó cho phép triển khai tạm thời lực lượng quân đội trong thời gian diễn ra hội nghị và có quyền bắt giam bất kỳ nghi phạm nào.

Israel nguy cơ rơi vào cuộc chiến tiêu hao ở Liban

05:56:40 17/11/2024
Trong khi đó, Israel đã tăng cường các cuộc không kích ở miền Nam Liban và khu vực Dahiyeh của Beirut, nhắm vào các kho vũ khí của Hezbollah, bao gồm tên lửa đạn đạo, tên lửa đất đối hải và bệ phóng tên lửa.

Indonesia - 'Quốc gia hào phóng nhất thế giới năm 2024'

05:53:14 17/11/2024
Điểm WGI của Indonesia tiếp tục tăng trong những năm gần đây. Năm 2018 và 2019, Indonesia đạt số điểm 59, sau đó tăng lên 69 vào năm 2020 và 2021.

Khám phá Bluesky - 'Bến đỗ' mới thu hút người dùng mạng xã hội

05:50:46 17/11/2024
Bluesky là mạng xã hội nơi mọi người có thể tương tác nhiều tương tự trên X. Người dùng có thể đăng bài, bình luận và nhắn tin. Bluesky có màu chủ đạo và logo nhiều tương đồng với X.

Có thể bạn quan tâm

10 cách phối áo thun dài tay và quần jeans trẻ trung

Thời trang

06:47:22 17/11/2024
Áo thun trắng cổ tim ghi điểm ở nét nữ tính, dịu dàng. Chị em nên kết hợp item này với quần jeans ống suông để vẻ ngoài thêm năng động, phóng khoáng. Đôi giày sneaker trắng là mảnh ghép hoàn hảo của bộ trang phục trẻ trung.

Tôi khuyên phụ nữ trung niên nên giữ tóc bạc và uốn xoăn để trông thần thái hơn!

Làm đẹp

06:44:06 17/11/2024
Tóc bạc là dấu ấn của thời gian, cũng là biểu tượng của sự trưởng thành. Trong mắt nhiều người, tóc bạc là dấu hiệu của sự lão hóa, nhưng theo tôi, nó còn là một sự tao nhã và điềm tĩnh.

Cặp đôi ngôn tình gây sốt MXH vì ngọt từ phim đến đời, chemistry bùng nổ khiến khán giả mong yêu thật

Phim châu á

06:08:27 17/11/2024
Dù lần đầu tiên song kiếm hợp bích cùng nhau, nhưng Woo Do Hwan lẫn Lee Yoo Mi khiến khán giả mê mẩn bởi những phân cảnh tung hứng duyên dáng và phản ứng hoá học ngọt ngào, bùng nổ.

Trường Huy lấy nước mắt Phương Dung, Ngọc Sơn khi hát về mẹ

Tv show

06:06:40 17/11/2024
Thể hiện ca khúc dành tặng đấng sinh thành, thí sinh Trường Huy khiến các giám khảo như Ngọc Sơn, Phương Dung nghẹn ngào trên ghế nóng.

'Chiến tranh giữa các vì sao' bị hủy lịch chiếu năm 2026

Hậu trường phim

06:04:46 17/11/2024
Ông lớn Disney vừa thông báo hủy lịch chiếu của phần phim mới nhất thuộc thương hiệu Chiến tranh giữa các vì sao (Star Wars) trong năm 2026.

Trổ tài làm cơm rang dứa giăm bông ngon 'bá cháy'

Ẩm thực

06:03:35 17/11/2024
Cơm rang dứa giăm bông không chỉ dễ làm, còn rất hấp dẫn, phù hợp cho bữa sáng, bữa trưa hay một bữa tối nhẹ nhàng.

Tổng thống Ukraine đặt mục tiêu kết thúc xung đột vào năm 2025 thông qua đàm phán

05:19:38 17/11/2024
Cũng tại cuộc phỏng vấn này, nhà lãnh đạo Ukraine chia sẻ rằng theo luật pháp Mỹ, ông không thể gặp Tổng thống đắc cử Donald Trump trước lễ tuyên thệ vào tháng 1/2025.

Azerbaijan giúp Slovakia thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga

Uncat

04:50:37 17/11/2024
Trong bối cảnh rủi ro chính trị và khả năng chấm dứt quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine, Slovakia đang tìm kiếm các nguồn cung thay thế và mở rộng dự trữ năng lượng để đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai.

Chung kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên thế nào sau khi bị "chê tơi tả"?

Sao việt

23:37:32 16/11/2024
Sau đêm thi bán kết không mấy thành công, Kỳ Duyên đang chuẩn bị bước vào đêm thi quan trọng nhất - chung kết Miss Universe 2024.

Sao nam bị vợ tố nghiện mua dâm lộ mức đền bù gây phẫn nộ

Sao châu á

22:18:28 16/11/2024
Yulhee tiết lộ Minhwan đã đề nghị đưa cho cô 50 triệu won (909 triệu đồng) bồi thường ly hôn và 2 triệu won (36 triệu đồng) tiền cấp dưỡng nuôi con.