Bé sơ sinh không có nhãn cầu vì bệnh lạ
Do mắc hội chứng hiếm, một cậu bé đáng thương ở Mỹ chào đời mà không có nhãn cầu, nhưng vẫn có dây thần kinh thị giác.
Bé Richie không có nhãn cầu. Ảnh: Inquisitr
Năm 2014, Kelly Lopez, một phụ nữ sống ở bang Arizona, Mỹ, mang thai. Các kết quả khám thai và siêu âm cho thấy thai nhi phát triển bình thường.
Tháng 10/2014, Kelly sinh bé Richie. Ban đầu, cô nghĩ mặt đứa bé sưng lên nên che khuất đôi mắt. Tuy nhiên, 13 ngày sau, các bác sĩ kiểm tra và xác định Richie không có nhãn cầu, UPI đưa tin.
“Tôi rất thất vọng và không hiểu sao chuyện này lại xảy ra. Các bác sĩ cũng không phát hiện tình huống bất thường trong thời kỳ tôi mang thai”, Kelly nói.
Dù không có nhãn cầu, Richie vẫn có thần kinh thị giác. Vì thế, bác sĩ khâu hai thiết bị tăng thể tích vào hốc mắt của em để chúng tiếp tục phát triển. Họ hy vọng một ngày nào đó đôi mắt sẽ xuất hiện trong hốc mắt hoặc họ sẽ cấy ghép nhãn cầu cho cậu bé đáng thương.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bộ phận giả khiến Richie cảm thấy không thoải mái. Bé thường cọ tay khiến chúng rơi. Kelly đã kịp nhặt một viên và lắp lại nhưng không tìm thấy viên kia. Cô đoán con chó mà gia đình nuôi đã ăn nó.
Năm ngoái một em bé khác ở thành phố Denver, bang Colorado, Mỹ, cũng chào đời mà không có nhãn cầu. Các bác sĩ chẩn đoán em mắc chứng Anophthalmia, một chứng bệnh hiếm, chỉ xảy ra với tỷ lệ 1/250.000 trẻ. Theo Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh, bệnh nhân mắc chứng Anophthalmia không có mô mắt hoặc cầu mắt.
Theo Zing
Thách thức tử thần để lấy mật ong trên đỉnh thế giới
Với thang dây, sào, rổ và thừng, những người dân ở Nepal sử dụng tài năng leo trèo và giữ thăng bằng siêu hạng để lấy mật trên dãy núi Himalaya.
Những người dân thuộc bộ tộc Gurung trong một làng ở chân dãy núi Himalaya ở quận Kaski, Nepal sống bằng nghề lấy mật ong rừng. Người đàn ông này dùng một sào để giữ rổ, một sào để đưa tổ ong vào rổ.
Ong thường làm tổ ở những vị trí mà động vật săn mồi không thể tới, nhưng tổ có thể đón ánh sáng dễ dàng. Thợ lấy mật dùng những thang dây dài để leo xuống từ vách núi và tiếp cận các tổ ong. Trong lúc đám khói dày bốc lên, họ chờ đợi một cách kiên nhẫn để bầy ong rời tổ trước khi lấy mật.
Lấy mật ong là một công việc nguy hiểm và nặng nhọc, đòi hỏi trình độ điêu luyện trong kỹ thuật leo, bám và giữ thăng bằng. Thợ lấy mật ong luôn phải đối mặt với nguy cơ ngã, bị ong đốt hay trầy xước trong quá trình leo trèo.
Mặc dù vậy, cuộc sống của những người săn mật ong ngày càng trở nên khó khăn hơn trong bối cảnh số lượng ong rừng giảm mạnh bởi biến đổi khí hậu và sự can thiệp của chính phủ Nepal vào hoạt động xuất khẩu mật ong.
Một thiếu niên nhặt tảng ong rơi xuống đất và ăn.
Lo ngại rằng những đàn ong có thể biến mất vĩnh viễn, chính phủ Nepal đang xem xét ý tưởng tổ chức những chuyến tham quan tổ ong dành cho khách du lịch. Họ hy vọng ý tưởng đó có thể ngăn chặn tình trạng suy giảm số lượng ong, đồng thời bảo đảm sinh kế của những người sống bằng nghề lấy mật.
Hiện tại một số công ty du lịch đã tổ chức tour tham quan các tổ ong khổng lồ với chi phí lên tới 1.000 USD/khách trong một chuyến.
Sau khi mang khoảng 20 kg mật ong về nhà, một người đàn ông tận hưởng thành quả lao động bên bếp lửa.
Theo Zing
Khoai tây mọc mầm trong cơ thể người Một phụ nữ Colombia nhét khoai tây vào âm đạo để tránh thai và phải vào bệnh viện vì mầm của củ khoai tây xuất hiện. Cô gái nhét khoai tây vào âm đạo để tránh thai. Ảnh: Corbis Một phụ nữ giấu tên 22 tuổi tại Colombia mắc chứng đau bụng dữ dội. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ sửng sốt...