Bé sơ sinh đẻ ra không có da chỉ vì mẹ uống nhầm loại thuốc này khi mang thai
Em bé sơ sinh tội nghiệp này chào đời mà không có làn da bình thường như những trẻ khác để bảo vệ cơ thể.
Bất cứ một người phụ nữ nào khi phát hiện ra mình có thai đều lập tức bắt đầu thay đổi các thói quen của mình để đảm bảo cả cơ thể lẫn em bé đều được chăm sóc tốt.
Thật không may, một bà mẹ không biết rằng loại thuốc mà cô đang uống sẽ gây hại cho thai nhi, khiến đứa con của cô sinh ra mà không có da như bình thường.
Đứa trẻ sinh ra mà không có da
Một trường hợp nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Pakistan trước đây đã kiểm tra lý do tại sao một đứa trẻ được sinh ra mà không có da. Trường hợp này cũng nhấn mạnh những loại thuốc không an toàn khi mang thai – đặc biệt là azathioprin.
Một bà mẹ sinh ra bé sơ sinh không có da đã nhận thấy một số bất thường trong thai kỳ của mình. Sự phát triển của em bé khá chậm chạp trong thời kỳ mang thai của mẹ. Không giống như những đứa trẻ sơ sinh khỏe mạnh khác, hơn 90% cơ thể của bé này không được che phủ bởi da khi sinh. Ngoài ra, bé cũng không có móng tay, thậm chí không có lấy một sợi tóc, lông mi hay lông mày.
Hơn 90% cơ thể của bé không được che phủ bởi da khi sinh ngoại trừ một ít da trên mũi (Ảnh: JPMA)
Không chỉ vậy, bé trai này còn không có núm vú, tai cũng chưa phát triển hoàn chỉnh và tất cả các mạch máu trong cơ thể đều nhìn thấy rõ. Trong quá trình sinh nở, bé chỉ nặng 1,02 kg, chu vi vòng đầu chỉ 26,5 cm. Thông thường, chu vi vòng đầu của trẻ sơ sinh thường nằm trong khoảng từ 33 cm đến 38 cm. Với tình trạng nghiêm trọng như vậy, bé được chăm sóc đặc biệt tại lồng ấp. Tuy nhiên, bé vẫn qua đời sau bốn ngày được điều trị.
Bé bị ảnh hưởng bởi hội chứng Aplasia cutis congenita – một tình trạng hiếm gặp
Viêm da Aplasia cutis congenita là tình trạng một người thiếu da từ khi mới sinh ra. Cho đến ngày nay, những đứa trẻ sinh ra với tình trạng này là khá hiếm. Hầu hết tình trạng bệnh này ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh đầu. Nó cũng có thể xảy ra ở cả hai giới – nam và nữ.
Chính xác thì điều gì gây ra sự bất thường này? Rõ ràng, mẹ bé đã sinh ra hai đứa trẻ khỏe mạnh trước đó và không có gì bất thường. Cô cho biết mình không bị thủy đậu hay phát ban khi mang thai nhưng có bị bệnh ngoài da là Pemphigus Vulgaris – một bệnh tự miễn hiếm gặp. Tình trạng này dẫn đến các mụn nước mọc trên da hoặc miệng, dần dần phát triển và vỡ ra, để lại sẹo.
Tất cả các mạch máu dưới da đều nhìn thấy rõ ràng (Ảnh: JPMA)
Video đang HOT
Đây là lý do chính tại sao bà mẹ thừa nhận có dùng thuốc trong khi mang thai. Thật không may, loại thuốc mà cô dùng lại khiến thai nhi gặp rủi ro. Người mẹ cho biết, ban đầu cô đã mua thuốc chống viêm có chứa prednisolone, với liều dùng 60 mg mỗi ngày trong hai tháng đầu của thai kỳ. Sau đó, liều dùng giảm dần còn 30 mg / ngày.
Ngoài ra, cô cũng uống 150 mg azathioprine mỗi ngày từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 20 của thai kỳ. Sau đó, các bác sĩ giảm dần liều lượng của cô xuống còn khoảng 15 mg mỗi ngày.
Những nguy hiểm khôn lường khi dùng Azathioprine lúc mang thai
Các mẹ bầu xin nhớ rằng dùng azathioprine khi mang thai không được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ khuyến cáo. Lượng thuốc tồn dư có thể được tìm thấy trong sữa mẹ khi các bà mẹ cho con bú.
Nếu bà mẹ cần dùng thuốc này khi đang mang thai, thai nhi có nguy cơ phát triển không hoàn chỉnh. Các nhà nghiên cứu tin rằng tiêu thụ azathioprine trong khi mang thai có thể dẫn đến các vấn đề khác với thai nhi.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phụ nữ mang thai dùng thuốc này có thể dẫn đến sự phát triển chậm của thai nhi. Ngoài ra, thuốc cũng làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm, nhẹ cân và dị tật bẩm sinh. Những khuyết tật bẩm sinh này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận cơ thể nào, chẳng hạn như đầu, cổ, phổi, tay và chân, bàng quang, niệu đạo, hệ thống máu, da, và nhiều chỗ nữa.
Không có bà mẹ hay bác sĩ nào muốn em bé trong bụng có nguy cơ phát triển không hoàn chỉnh. Do đó, tất cả phụ nữ mang thai nên đảm bảo rằng các loại thuốc mình dùng là an toàn và sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đồng thời không tiếp xúc trực tiếp với những người hoặc địa điểm có thể có nguy cơ lây nhiễm cho bạn.
Phụ nữ mang thai cần tuyệt đối cẩn trọng khi dùng thuốc (Ảnh minh họa)
Những loại thuốc không an toàn để dùng khi mang thai:
- Ibuprofen.
- Aspirin.
- Naproxen Natri (Aleve).
- Thuốc trị mụn.
- Ribavirin.
- Vitamin.
- Thuốc chống nấm.
- Thuốc chống lo âu và chống trầm cảm.
- Kháng sinh.
- Thuốc kháng histamine.
- Thuốc trị đau nửa đầu.
- Thuốc có tác dụng gây ngủ.
- Bismuth Subalicylate.
Nguồn: Parent
Tự ý uống thuốc hạ sốt trong thai kì, mẹ bầu phải trả giá đắt khi sinh con mắc hội chứng hiếm gặp
Người mẹ trẻ không ngờ rằng chính việc làm của mình trong thai kì đã gây ra hậu quả cho con trai, khiến con mắc phải hội chứng hiếm gặp.
Với các bà mẹ đang mang thai, bất cứ hành động nào của mẹ từ việc đi lại, ăn uống cũng đều được khuyến cáo phải đặc biệt cẩn trọng. Đặc biệt đối với việc dùng thuốc trong thai kỳ, phụ nữ mang thai luôn được khuyên phải hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng thuốc, tuyệt đối không được tự ý uống thuốc. Mới đây, trường hợp của bà mẹ người Philippines một lần nữa cho thấy khuyến cáo trên không phải không có cơ sở.
Trong tháng đầu tiên của thai kì, Isabela Gillado, 22 tuổi, đến từ Philippines đã bị sốt. Khi ấy, thay vì đến bác sĩ khám, cô đã tự ý dùng bioflu - một loại thuốc con nhộng mua tại hiệu thuốc có chứa phenylephrine HCL, chlorphenamine maleate và paracetamol, trong 1 tuần. Và các bác sĩ cho rằng chính việc này đã đã gây ra tình trạng biến dạng khuôn mặt của con trai cô - bé Matthew.
Các bác sĩ cho rằng việc sử dụng thuốc bioflu của mẹ đã khiến bé mắc hội chứng hiếm gặp.
Khi Isabela đi siêu âm thai lần đầu vào tháng 7 năm ngoái, bác sĩ thông báo cho Isabela Gillado rằng con trai cô khó lòng sống nổi qua được 2 tuần tuổi. Bất chấp điều đó, vợ chồng cô vẫn muốn giữ con lại. Ngày 3/10/2017, cậu bé Matthew Gillado đã chào đời bằng phương pháp sinh mổ tại bệnh viện ở thành phố Santiago, bắc Philippines. Tuy nhiên, ngay giây phút chào đời đó, diện mạo của Matthew đã khiến cả bố mẹ và các bác sĩ sững sờ.
Matthew Gillado được chẩn đoán mắc hội chứng rối loạn cực kỳ hiếm gặp, hội chứng thiếu sọ acrania. Hội chứng hiếm gặp này chỉ xảy ra với tỷ lệ 1/20.000 bào thai người, thể hiện ở việc thai nhi bị khuyết tật trên khuôn mặt. Cụ thể, nó khiến các xương dẹt (bề mặt mỏng, rộng, có chức năng bảo vệ hoặc cung cấp bề mặt rộng cho cơ bắp) trong vòm sọ thuộc hộp sọ biến mất hoàn toàn hoặc một phần.
Raven Gillado, bố bé chia sẻ: " Khi lần đầu nhìn thấy con, tôi run rẩy cả người, cảm thấy yếu ớt vô cùng và gần như khuỵu xuống trong phòng sinh. Con gần như không có mặt".
Ngày hôm sau, bất chấp chứng bệnh hiếm gặp của mình, bé Matthew đã được về phòng bình thường. Trong khi mẹ bé, Isabela phải nằm tại khoa chăm sóc đặc biệt thêm 2 tuần nữa. Người mẹ trẻ tiếp tục cho con uống những giọt sữa mẹ đầu đời và bổ sung vitamin.
Bác sĩ ở bệnh viện nhận định rằng, việc tái tạo khuôn mặt cho bé Matthew tiềm ẩn nhiều rủi ro cho bé. Bởi cơ thể mong manh chỉ nặng 5kg của bé khó lòng chịu nổi những cuộc đại phẫu thuật.
Bố bé tâm sự: " Chúng tôi muốn cảm nhận sự hiện diện của con trai chúng tôi, muốn được ôm và hôn con. Chúng tôi đặt tên con là Matthew bởi cái tên này có ý nghĩa 'món quà từ Chúa'".
Hoàn cảnh gia đình của Isabela Gillado khá khó khăn. Raven làm việc tại nhà máy may ở Balintawak, thành phố Quezon. Mỗi ngày, anh kiếm được 4 USD, trung bình 120 USD/tháng (chưa đến 3 triệu đồng). Khoản lương này không đủ để cả gia đình sinh sống. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ từ người thân và cộng đồng đã giúp họ đảm bảo những nhu cầu cơ bản hàng ngày của bé Matthew.
Vào tháng 5 vừa qua, hai mẹ con Isabela và Matthew đã vượt 224 dặm từ Santiago tới Bệnh viện Đa khoa Philippines ở Manila. Họ ở đây trong vòng 2 tuần, trải qua rất nhiều lần xét nghiệm lâm sàng và trong phòng thí nghiệm. Bác sĩ ở bệnh viện nhận định rằng, việc tái tạo khuôn mặt cho bé Matthew tiềm ẩn nhiều rủi ro cho bé. Bởi cơ thể mong manh chỉ nặng 5kg của bé khó lòng chịu nổi những cuộc đại phẫu thuật.
Matthew vừa đón sinh nhật 1 tuổi hôm qua.
Sau một hành trình dài đấu tranh và đi ngược lại mọi dự đoán của chuyên gia y tế, Matthew vừa mừng sinh nhật đầu đời hôm qua, ngày 3/10. Giờ đây, cậu bé có tình trạng sức khỏe tốt sau 1 năm đến với thế giới.
Mặc dù con mắc phải hội chứng rất hiếm gặp, người mẹ 22 tuổi vẫn không mất niềm tin. Cô bày tỏ: " Con trai đang chiến đấu giành lấy mạng sống của mình. Và chúng tôi cũng cố gắng hết sức để đảm bảo nhu cầu thường ngày của con. Chúng tôi luôn hi vọng vào tương lai tốt đẹp hơn cho đứa con đầu lòng của mình. Sẽ không có chuyện từ bỏ hi vọng. Cả gia đình tôi đã cùng chiến đấu và trông đợi một ngày nào đó, qua vòng tay nhân từ của Chúa và tiến bộ của y học, tôi có thể được ngắm khuôn mặt điển trai của Matthew - món quà Chúa gửi tới chúng tôi".
Theo Helino
Suýt chết lưu vì cùng chia sẻ 1 túi ối, cặp song sinh sống sót kỳ diệu nhờ ôm chặt nhau không rời trong gần hết thai kỳ Chưa kịp tận hưởng niềm hạnh phúc được làm bố mẹ được bao lâu thì vợ chồng chị Hayley đã nhận hung tin rằng cái thai trong bụng cô mắc phải căn bệnh hiếm gặp là cùng chia sẻ với nhau 1 túi ối và điều này có thể đe dọa tính mạng của những đứa trẻ. Charlie và Hayley Lampshire kết hôn...