Bé sinh non bị nhiễm trùng huyết
Bé chào đời ở tuần thai 24, nặng 600 gram, da tím tái, thở yếu, ngoài nhiễm trùng huyết còn bị thiếu máu, bệnh tim bẩm sinh.
Các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi chăm sóc bé trong lồng kính, thở bằng oxy, truyền sữa qua ống thông từ miệng vào dạ dày. Gần một tháng chăm sóc tại bệnh viện, bé tăng lên 900 gram nhưng sức khỏe yếu, nhiễm trùng huyết và viêm phổi nặng hơn.
Bác sĩ Nguyễn Trần Thu Hậu, khoa Sơ sinh, cho biết khi chào đời bé quá nhẹ cân nên bệnh viện không thể chuyển lên tuyến trên. Hiện bệnh viện dự kiến chuyển bé ra Đà Nẵng để tiếp tục điều trị.
Bé được chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện. Ảnh: Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi.
Video đang HOT
Trẻ sinh non thường mắc các bệnh về hệ hô hấp do hệ hô hấp chưa phát triển hoàn thiện. Trẻ có thể bị khó thở, suy hô hấp, thậm chí có các cơn ngừng thở kéo dài 20 giây hoặc nhiều hơn trong vài ngày đầu sau sinh. Ngoài ra, trẻ rất dễ bị viêm phổi, viêm phế quản dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như rối loạn hô hấp mạn tính, thiếu máu, vàng da… nguy cơ tử vong cao.
Khoảng 50% trường hợp sinh non không rõ nguyên nhân. Yếu tố làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm như người mẹ hút thuốc, thừa hoặc thiếu cân khi mang thai, không được chăm sóc tốt trong quá trình mang thai. Những biến chứng thai kỳ với người mẹ như huyết áp cao, tiền sản giật, tiểu đường, rối loạn đông máu hoặc nhiễm trùng… cũng có thể gây sinh non.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Nuôi sống trẻ sinh non 31 tuần tuổi bị bệnh tim bẩm sinh
Khi mang thai, sản phụ đã được phát hiện thai nhi bị bệnh tim bẩm sinh nhưng vẫn giữ con. Khi thai 31 tuần, sản phụ đã mổ sinh. Sau sinh, bé khóc yếu, suy hô hấp nặng, tím toàn thân, phản xả yếu nhưng bác sĩ đã nuôi sống thành công.
Ngày 3/10, BV Đa khoa Trung ương Quảng Nam cho biết, BV vừa nuôi sống thành công bé sinh non 31 tuần tuổi và bị bệnh tim bẩm sinh.
Trước đó, khi mang thai, sản phụ N.T.H. đã khám sàng lọc trước sinh tại các BV lớn và phát hiện thai nhi bị bệnh lý tim bẩm sinh nặng. Cụ thể, thai nhi bị thiểu sản thất trái/đảo đoạn đại động mạch. Theo các bác sĩ, với những trường hợp thai bị như trên, tỷ lệ sống khá thấp. Tuy nhiên, sản phụ vẫn quyết định giữ thai.
Khi thai được 31 tuần tuổi, sản phụ có dấu hiệu sinh. Các bác sĩ đã chỉ định phẫu thuật lấy thai. Sau sinh, bé khóc yếu, suy hô hấp nặng, tím toàn thân, phản xạ yếu.
Ngay khi bé vừa chào đời, các bác sĩ đã đặt nội khí quản, hỗ trợ bóp bóng liên tục giúp phổi bé không bị xẹp và ngay lập tức được chuyển về điều trị tích cực tại Nhi sơ sinh của BV.
Tại đây, bệnh nhi nằm trong lồng kính, đặt nội khí quản, cho thở máy, đặt tĩnh mạch rốn, nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch kết hợp dùng thuốc kháng sinh. Sau 1 tuần bé dần tự thở được và bắt đầu ăn được sữa.
Các y bác sĩ BV Đa khoa TƯ Quảng Nam đang chăm sóc cho bé
Sau 15 ngày được nuôi dưỡng và chăm sóc tích cực bé đã dần ổn định. Hiện tại, bé không còn phải thở ô xy, tự bú được đủ lượng sữa theo nhu cầu và nặng 1,5kg. Bệnh nhi hiện vẫn tiếp tục được theo dõi tại BV.
Theo các bác sĩ, khi trẻ được ra đời từ tuần thứ 20 đến tuần thứ 37 của thai kỳ thì được gọi là sinh non. Hiện nay, y khoa cho rằng có nhiều nguyên nhân gây sinh non như sản phụ đã có tiền sử sinh con sớm; sản phụ có cổ tử cung ngắn; Khoảng thời gian giữa hai lần mang thai quá ngắn; Từng thực hiện phẫu thuật trên tử cung hoặc cổ tử cung; Một số rối loạn khi mang thai, chẳng hạn như mang đa thai hoặc ra máu âm đạo,... Do đó, trong quá trình mang thai, sản phụ cần đi khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ có thể phát hiện ra những bất thường và có hướng xử lý kịp thời.
Linh Trần
Theo phunuvietnam
Vỡ òa niềm vui sau 55 ngày cứu sống bé trai sinh non nặng 900gr, bị nhiễm trùng huyết Sau 55 ngày các y, bác sĩ, điều dưỡng của Bệnh viện Xanh Pôn tận tâm, tận lực đã cứu được bé trai sinh non nặng có 900gr, mắc nhiều bệnh. Ôm con trai bé bỏng, người mẹ trẻ xúc động cảm ơn tập thể y bác sĩ đã hết lòng cứu sống con mình. Người mẹ trẻ và bé trai sinh non...