Bề ngoài mạnh mẽ và chỗ yếu bên trong của quân đội Trung Quốc
Có quân số đông, nhiều vũ khí tương đối hiện đại nhưng quân đội Trung Quốc vẫn còn rất nhiều yếu kém mà không thể một sớm một chiều khắc phục được.
Hôm 13/3, Dingding Chen, một trợ lý giáo sư về Chính quyền và Hành chính công tại Đại học Macau viết trên The Diplomat rằng quân đội Trung Quốc có khả năng tác chiến hiện đại. Ông Ding nêu ra 4 lý do gồm: lực lượng mạnh và vũ khí tiên tiến, quyết tâm chống tham nhũng, có khả năng học hỏi và thích ứng nhanh chóng với chiến tranh, có nhiều khả năng chống lại một cuộc chiến phòng vệ gần biên giới.
Dingding Chen nói rằng sau 20 năm liên tục đầu tư, quân đội Trung Quốc đã trở thành một lực lượng quân sự mạnh mẽ với vũ khí thiết bị tiên tiến. Ông Chen tin rằng mặc dù Trung Quốc chưa thể cạnh tranh với sức mạnh quân sự Hoa Kỳ nhưng so với tất cả các đối thủ tiềm năng ở Đông Á, Trung Quốc có nhiều cơ hội hơn.
Vũ khí của quân đội Trung Quốc trong một cuộc diễu binh.
Lấy Nhật Bản làm ví dụ, Chen cho biết chi tiêu quân sự của Trung Quốc ít nhất đã gấp đôi Nhật và xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong những năm tới. Quân đội Trung Quốc cũng sẽ vượt Nhật Bản về số lượng vũ khí dựa trên quy mô kinh tế và chi tiêu quân sự.
Video đang HOT
Những điều Dingding Chen nói ở trên đều đúng nhưng nói như vậy là chưa đủ. Chỉ so sánh tương quan giữa Trung Quốc với từng nước ở Đông Á thì Trung Quốc có sức mạnh vượt trội. Tuy nhiên điều đó không chắc chắn khẳng định rằng họ sẽ có thể giành thắng lợi quyết định khi một cuộc xung đột nổ ra. Chỉ đơn cử một nước Nhật Bản, tuy so sánh trên số lượng vũ khí, Trung Quốc có chiếm được ưu thế nhưng về chất lượng vũ khí và kinh nghiệm tác chiến, đặc biệt tác chiến trên biển thì Nhật Bản lại được đánh giá cao hơn. Chưa kể là một khi xung đột nổ ra, Trung Quốc không thể đưa hết toàn bộ lực lượng của mình để áp đảo đối thủ bởi vì còn phải giữ lực lượng phòng thủ ở các vùng có tranh chấp khác cũng như giữ lực lượng trong nội địa để chống bạo loạn.
Vấn đề tham nhũng trong lực lượng vũ trang từ lâu đã là một điều nhức nhối của quân đội Trung Quốc và Chen cho biết Chủ tịch Tập Cận Bình đã thể hiện quyết tâm làm trong sạch quân đội. Khả năng chiến đấu của quân đội Trung Quốc sẽ được tăng lên đáng kể sau khi chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập hoàn tất. Chen nói rằng mặc dù điều này là mất nhiều thời gian nhưng quân đội Trung Quốc đang đi đúng hướng.
Cho đến nay chiến dịch chống tham nhũng mà ông Tập Cận Bình thực hiện đã bắt nhiều sĩ quan quân đội trong đó có những nhân vật cấp cao như Từ Tài Hậu, Cốc Tuấn Sơn… Tuy nhiên, chưa biết đến khi nào thì có thể nói rằng chiến dịch chống tham nhũng này kết thúc. Mặt khác, chiến dịch chống tham nhũng trong quân đội có thể sẽ khiến cho quá trình tăng cường sức mạnh của quân đội Trung Quốc bị giảm tốc độ.
Dingding Chen cho rằng trong vài thập kỷ qua, cả Nhật Bản và các đối thủ tiềm năng của Trung Quốc đều không có kinh nghiệm chiến tranh thực tế nào. Do vậy không nên quá coi trọng vấn đề kinh nghiệm chiến đấu thực tế khi thảo luận về khả năng của quân đội Trung Quốc. Chen nói: “Quân đội hiện đại có thể học hỏi và thích ứng một cách nhanh chóng. Quân đội Trung Quốc có thể thất bại một lần khi bắt đầu chiến tranh nhưng kết quả cuối cùng sẽ phụ thuộc vào khả năng và chiến lược toàn diện”.
Dù sao, cách nói của ông Dingding Chen cũng gián tiếp thừa nhận rằng quân đội Trung Quốc ít kinh nghiệm chiến đấu thực tế. Binh pháp Tôn Tử – cuốn binh thư cổ và nổi tiếng nhất của Trung Quốc khẳng định rằng một trong các yếu tố làm nên chiến thắng là “tướng sĩ thục luyện”. Thục luyện tức là thông thạo kỹ chiến thuật, có kinh nghiệm chiến đấu.
Mặc dù Nhật Bản và “các đối thủ tiềm năng” của Trung Quốc ở Đông Á mấy thập kỷ qua cũng không có kinh nghiệm chiến đấu nhưng nếu quân đội Trung Quốc có khả năng “thích ứng nhanh với chiến tranh” thì những đối thủ đó cũng có. Bởi vậy, trong vấn đề kinh nghiệm chiến đấu, Trung Quốc so với các đối thủ tiềm năng cũng chỉ ngang bằng, không có lợi thế.
Trần Vũ
Theo_Người Đưa Tin
Trung Quốc kêu gọi Mỹ tăng cường xây dựng lòng tin chiến lược
Theo Tân Hoa xã, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 17/3 đã kêu gọi tăng cường xây dựng lòng tin chiến lược và hợp tác qua lại giữa nước này với Mỹ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tại Đại lễ đường Nhân dân (Nguồn: THX)
Trong buổi tiếp cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình đã nêu bật tầm quan trọng của việc xây dựng quan hệ Trung-Mỹ kiểu mới cũng như kiến tạo hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới.
Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh: "Trung Quốc rất coi trọng quan hệ với Washington và sẵn sàng nỗ lực với Mỹ để nuôi dưỡng mối quan hệ này," đồng thời bày tỏ mong chờ vào chuyến công du cấp nhà nước tới Mỹ vào cuối năm nay.
Theo ông, để nâng tầm quan hệ Trung-Mỹ, hai nước cần rút ra bài học từ lịch sử, cân nhắc tình hình tổng thể và tăng cường hiểu biết lẫn nhau nhằm xây dựng lòng tin chiến lược.
Về phần mình, ông Kissinger cũng đánh giá cao quá trình cải cách mang tính lịch sử đang diễn ra ở Trung Quốc, đồng thời khẳng định quan hệ Mỹ-Trung là một yếu tố quan trọng đối với hòa bình, tiến bộ và phát triển của thế giới.
Theo ông Kissinger, đây là một quyết định có tầm nhìn xa vì lợi ích của cả hai phía để xây dựng mối quan hệ kiểu mới giữa hai cường quốc này, đồng thời chúc Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có chuyến công du tới Mỹ thành công./.
Theo (Vietnam )
Quan chức cấp cao Nhật Bản, Mỹ thảo luận về tình hình Đông Á Kyodo đưa tin một quan chức Nhật Bản cho biết các quan chức cấp cao của nước này và Mỹ ngày 16/3 đã gặp nhau tại thủ đô Washington để thảo luận về các vấn đề ở Đông Á cũng như chuyến thăm Mỹ sắp tới của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Toàn cảnh tổ hợp hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên....