Bế mạc kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 13: Thông qua 5 nghị quyết quan trọng
Hôm qua, Quốc hội đã thông qua luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) và 5 nghị quyết quan trọng trước khi họp phiên bế mạc vào buổi chiều.
Đối với nghị quyết (NQ) tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, 100% ĐB có mặt đã tán thành thông qua. Theo đó, từ 2.1.2013 đến 31.3.2013 toàn bộ dự thảo sẽ được lấy ý kiến nhân dân bằng nhiều hình thức, như: góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi đến các cơ quan, tổ chức tổ chức thảo luận tại các hội nghị, hội thảo, tọa đàm thông qua trang thông tin điện tử của Quốc hội (QH) và các phương tiện thông tin đại chúng… QH kêu gọi người VN định cư ở nước ngoài hưởng ứng và tích cực tham gia đóng góp ý kiến.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng phát biểu bế mạc kỳ họp – Ảnh: Ngọc Thắng
Giải quyết cơ bản khiếu kiện đất đai tồn đọng
Video đang HOT
NQ về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai cũng được QH biểu quyết thông qua với tỷ lệ tán thành 96,79%. NQ yêu cầu trước năm 2015 phải cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản đồ địa chính, trích đo địa chính có tọa độ nói chung. Năm 2013 giải quyết cơ bản 528 vụ khiếu kiện đất đai tồn đọng, kéo dài.
Với sự tán thành của 100% ĐB có mặt, QH thông qua NQ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện KSND, của TAND và công tác thi hành án năm 2013 (gọi tắt là công tác tư pháp). Theo đó, trong năm 2013, các cơ quan điều tra phải nâng tỷ lệ xử lý tố giác, tin báo về tội phạm đạt trên 90% giảm ít nhất 1% số người tạm giữ hình sự sau đó chuyển xử lý hành chính vì hành vi không cấu thành tội phạm so với năm 2012 giảm số đối tượng bị tạm giữ, tạm giam chết thuộc trách nhiệm quản lý của nhà tạm giữ, trại tạm giam… tạo điều kiện để luật sư tham gia tố tụng theo đúng quy định pháp luật. Bộ Công an, Bộ Tư pháp và UBND các cấp giảm mạnh số bị án phạt tù trốn ngoài xã hội hạn chế các trường hợp phạm nhân chết do đánh nhau, tự sát, vi phạm pháp luật, phạm tội mới trong các trại giam…
NQ về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại cũng đã được QH thông qua, trong đó giao Chính phủ tiếp tục tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư đến hết ngày 31.12.2015 và tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm, báo cáo QH tại kỳ họp cuối năm 2015.
Lành mạnh ngân hàng, phá “băng” bất động sản…
Với sự tán thành của 481/484 (96,59%) ĐB, QH đã thông qua NQ về chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, về trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), NQ nhấn mạnh: “Thống đốc NHNN tập trung điều hành chính sách tiền tệ. Năm 2013, tạo cho được chuyển biến tích cực trong việc tái cơ cấu hệ thống NH, các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính gắn với thị trường chứng khoán, thị trường tài chính, bảo đảm đến năm 2015 có một hệ thống NH lành mạnh”. Thống đốc cũng được giao trách nhiệm điều hành hoạt động của thị trường tín dụng, bảo đảm cung ứng vốn cho sản xuất những ngành sản xuất, mặt hàng quan trọng, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế đồng thời kiềm chế lạm phát theo chỉ tiêu đã được QH xác định. “Cơ cấu lại hệ thống NH phải gắn với giải quyết chất lượng hoạt động kinh doanh của các NH, công ty tài chính và giải quyết nợ xấu, giảm nợ xấu”, NQ nêu. Ngoài ra, NQ cũng giao tư lệnh ngành NH “tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những tiêu cực trong hoạt động NH, thị trường tiền tệ, thị trường vàng. Làm tốt công tác quản lý nhà nước đối với thị trường vàng bảo đảm lợi ích của người dân không sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán trong nền kinh tế”.
NQ cũng nêu rõ các nhiệm vụ Bộ trưởng Công thương phải tập trung thực hiện trong thời gian tới, trong đó có việc giải quyết hàng tồn kho, bảo đảm sang năm 2013 hàng tồn kho giảm dần theo cơ cấu ngành góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, khơi thông nguồn hàng, tăng trưởng kinh tế, bảo đảm nâng cao đời sống của nhân dân. Bộ trưởng Công thương cũng được giao phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát quy hoạch tổng thể về thủy điện để báo cáo QH tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10-11.2013), trong đó xác định rõ các dự án phải dừng, các dự án phải điều chỉnh, các dự án được tiếp tục triển khai có biện pháp bảo đảm an toàn tuyệt đối các công trình thủy điện, trồng rừng thay thế.
Với Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng, NQ yêu cầu tập trung giải quyết tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản, xử lý đất bỏ hoang, điều chỉnh cơ cấu thị trường, cân đối cung cầu và xử lý nợ xấu có kế hoạch giải quyết vấn đề nhà ở xã hội, nhà ở cho sinh viên, người lao động có thu nhập thấp bảo đảm từ nay đến cuối năm 2013 tạo được sự chuyển biến tích cực trong lĩnh vực này. Đặc biệt, NQ yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra việc bảo đảm chất lượng các công trình xây dựng, xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, rút ruột công trình trong xây dựng công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thủy lợi…
Với Bộ trưởng Y tế, NQ của QH nêu rõ: Trong năm 2013, tăng cường quản lý thuốc, giá thuốc, viện phí để bảo đảm chi phí hợp lý, có lộ trình phù hợp với điều kiện và thu nhập của người dân. Đồng thời, từ nay đến hết năm 2013, Bộ Y tế phải tạo được sự chuyển biến tích cực trong việc ngăn chặn thực phẩm nhập lậu, thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và không bảo đảm vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng thực phẩm tiêu dùng cho người dân.
Hoạt động của cơ quan nhà nước ngày càng gần dân
Phát biểu bế mạc kỳ họp, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: “Tại kỳ họp, các ĐBQH, lãnh đạo các ngành, các cấp và các cơ quan nhà nước hữu quan đã báo cáo trước toàn dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước ngày càng gần dân hơn, công khai hơn, minh bạch hơn”.
Theo Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng, việc QH thông qua NQ về việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt tại kỳ họp này là bước đổi mới quan trọng trong đời sống chính trị đất nước nhằm thực hiện chủ trương của Đảng, các quy định của pháp luật, góp phần nâng cao quyền làm chủ của nhân dân thông qua thực hiện quyền giám sát của QH, HĐND đối với những cán bộ chủ chốt của Đảng và Nhà nước.
Theo TNO
Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp
Chiều qua, 15-11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Dự thảo Nghị quyết về việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, các ĐBQH đã nhất trí cao việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 phù hợp hơn với bối cảnh kinh tế, xã hội hiện nay là cần thiết, tuy nhiên cần phải làm thận trọng, chắc chắn.
Liên quan đến nội dung quyền công dân và quyền con người, quyền lực của Nhà nước... ĐBQH Phạm Đức Châu (đoàn Quảng Trị) góp ý, trong bản Dự thảo Hiến pháp sửa đổi quy định tất cả quyền lực của Nhà nước là quyền lực của nhân dân, nên sửa thành tất cả quyền lực thuộc về nhân dân vì như vậy sẽ đúng bản chất hơn. Về quyền con người, không nên quy định quyền con người và quyền công dân trong cùng một điều luật.
ĐBQH Nguyễn Doãn Khánh (đoàn Phú Thọ) cho rằng, bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 vẫn còn một số vấn đề hạn chế như chưa thể hiện được vai trò độc tôn của Quốc hội trong lập hiến, lập pháp, không thể hiện được quyền lực giám sát của HĐND trong mối quan hệ với chính quyền.
Tương tự, ĐBQH Huỳnh Nghĩa (đoàn Đà Nẵng) bày tỏ quan điểm cơ bản đồng tình với 9 nội dung cần sửa đổi trong Hiến pháp 1992, song một số quy định về quyền con người, mô hình tổ chức các cơ quan quyền lực địa phương... cần phải thể hiện rõ hơn.
Ngoài ra, một số ĐBQH cũng góp ý về khái niệm, vị trí và trách nhiệm của ĐBQH được đưa ra trong dự thảo sửa đổi; quy định về hình thức sở hữu toàn dân; vai trò của kinh tế tập thể; cân nhắc quy định nghiêm cấm các loại hình giáo dục vì lợi nhuận... Hôm nay, 16-11, Quốc hội sẽ dành cả ngày để tiếp tục thảo luận về việc sửa đổi Hiến pháp.
Theo ANTD
Làm rõ hơn vị trí nguyên thủ quốc gia TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp - Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khẳng định dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã làm rõ quyền của chủ tịch nước với vị trí là nguyên thủ và làm rõ hơn quyền của người dân *Phóng viên: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tiếp tục quy...