Bế mạc Hội nghị Trung ương 9
Sau 2 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc vào chiều 26/12.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP
Các đồng chí Ủy viên Trung ương và các đồng chí tham dự Hội nghị đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng vào các Tờ trình và Báo cáo. Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đa ý kiến của Trung ương và Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất cao thông qua Nghị quyết của Hội nghị.
Phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh thêm một số vấn đề và khái quát lại những kết quả chủ yếu của Hội nghị về việc quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2021 – 2026; việc lấy phiếu tín nhiệm của Trung ương đối với các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2018; xem xét thi hành kỷ luật đồng chí Tất Thành Cang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh Hội nghị Trung ương 9 diễn ra trong bối cảnh đất nước ta đang có nhiều chuyển biến tích cực, khá toàn diện và đồng bộ kể từ sau thành công Đại hội XII của Đảng.
Trong 3 năm qua, nhất là năm 2018, toàn hệ thống chính trị đã tích cực vào cuộc, đoàn kết, thống nhất, trên dưới một lòng, kiên trì, kiên quyết triển khai các nhiệm vụ chiến lược: Phát triển kinh tế – xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Quan hệ đối ngoại được mở rộng; uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.
Nhấn mạnh, năm 2019 là năm có vị trí rất quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi toàn bộ Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016 – 2020, chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề nghị các đồng chí Trung ương, các đồng chí tham dự Hội nghị và đồng bào, chiến sĩ cả nước chung sức đồng lòng, phát huy những kết quả, thành tích đã đạt được trong năm 2018, tiếp tục thực hiện thật tốt các nghị quyết của Trung ương, của Quốc hội, Chính phủ, tạo ra khí thế mới, xung lực mới cho việc hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2019 và toàn bộ nhiệm vụ mà Đại hội XII đã đề ra.
Nhân dịp năm mới 2019 và chuẩn bị đón Tết cổ truyền Kỷ Hợi sắp tới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi tới đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài lời chúc mừng tốt đẹp nhất; chúc các đồng chí Trung ương, các đồng chí tham dự Hội nghị sức khoẻ, hạnh phúc, hoàn thành tốt trọng trách của mình trước Đảng, trước nhân dân và đất nước.
Video đang HOT
Nguyễn Hoàng
Theo Chinhphu.vn
Trung ương lấy phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị, Ban Bí thư
Việc lấy phiếu tín nhiệm nhằm giúp Bộ Chính trị có thêm thông tin để đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước ngày càng vững mạnh.
Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã khai mạc hôm qua, 25-12, với phần công việc đầu tiên là lấy phiếu tín nhiệm đối với từng ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
"Có thêm thông tin để đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ"
Trong phần phát biểu khai mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các thành viên lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội là một chủ trương mới, đúng đắn mà Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng đã đề ra. Công việc này được triển khai ở khóa trước và mới đây Quốc hội đã lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn. Các hoạt động như vậy được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm, đồng tình, ủng hộ.
Tại Hội nghị Trung ương 9 này, Bộ Chính trị tổ chức việc lấy phiếu tín nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương đối với từng ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Mục đích là nhằm giúp người được lấy phiếu "tự nhìn nhận lại mình để điều chỉnh, tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, không ngừng nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Đồng thời giúp Bộ Chính trị có thêm thông tin để đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới".
Triển khai nội dung làm việc này, thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đã đọc tờ trình của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm của trung ương với các ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Sau đó, các ủy viên trung ương về các tổ thảo luận báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2018; nghiên cứu các tài liệu và thực hiện việc bỏ phiếu kín đánh giá tín nhiệm với từng ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư - những chức danh do trung ương bầu và phải chịu trách nhiệm trước trung ương.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc và quang cảnh hội nghị. Ảnh: TTXVN
Việc lấy phiếu tín nhiệm diễn ra thế nào?
Như chúng tôi đã đề cập, việc lấy phiếu tín nhiệm các thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội bắt đầu được triển khai từ khóa trước, sau Đại hội XI. Từ kết quả của Hội nghị Trung ương 4 khóa XI về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định 262 làm cơ sở cho công việc quan trọng này.
Ở cấp cao nhất, theo quy định này, Tổng Bí thư, Thường trực Ban Bí thư và trưởng các ban đảng ở trung ương là ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư thì lấy phiếu tín nhiệm từ các ủy viên trung ương. Với các ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khác mà đồng thời giữ chức danh nhà nước do Quốc hội bầu, phê chuẩn thì còn lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội theo luật định.
Nội dung lấy phiếu tín nhiệm được phân theo hai nhóm: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực thực tiễn. Trong hai nhóm này đều có tiêu chí về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, trục lợi cá nhân; sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con về đạo đức, lối sống, chấp hành pháp luật; công tác giải quyết đơn thư, khiếu tố trong lĩnh vực, phạm vi phụ trách.
Giống như lấy phiếu tín nhiệm tại cơ quan dân cử, việc đánh giá tín nhiệm trong Ban Chấp hành Trung ương được thể hiện tập trung qua phiếu, được thiết kế sẵn theo ba mức: tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp.
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm, theo Quy định 262 của Bộ Chính trị, trước hết là "để tham khảo trong đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ".
Ngoài ra, với các trường hợp có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp thì sẽ "được xem xét đưa ra khỏi danh sách quy hoạch các chức vụ cao hơn và bố trí, sắp xếp công tác phù hợp". Trường hợp xấu hơn, có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên thì "cần kịp thời xem xét, nếu xét thấy không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thì cho từ chức hoặc cho thôi giữ chức vụ để bố trí công tác khác, không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác".
Phát huy tinh thần dân chủ, trách nhiệm
Thông thường, mỗi năm trung ương tiến hành hai lần hội nghị. Nhưng năm nay, đây là lần thứ ba trung ương nhóm họp. Điều chỉnh này, theo giải thích chính thức tại cuộc họp báo về kết quả Hội nghị Trung ương 8 tuần đầu tháng 10 là để trung ương có thêm thông tin tham khảo từ kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội.
Nhưng đây cũng chỉ là một kênh thông tin tham khảo. Nguồn tin am hiểu công tác lấy phiếu tín nhiệm trong trung ương cho biết:
"Hằng năm, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đều tự kiểm điểm và có báo cáo kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo của mình. Trong báo cáo đó đều mổ xẻ chi tiết từng lĩnh vực, nhóm nhiệm vụ cụ thể mà qua đối chiếu đều có thể liên hệ tới cá nhân các ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư được phân công phụ trách. Tất cả đều được gửi cho trung ương. Đến Trung ương 9 này cũng vậy. Trong năm giữa nhiệm kỳ thì có bản kiểm điểm cuối năm của tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư và kèm theo đó là kiểm điểm giữa nhiệm kỳ của từng ủy viên. Đấy là các tài liệu chính thức".
Ngoài ra, theo nguồn tin này, "từng ủy viên trung ương đều có tìm hiểu, đánh giá riêng về các đồng chí mà mình bầu ra".
Về cách thức, phương pháp lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ của khóa XII này, nguồn tin cho hay có những điều chỉnh để phát huy tốt hơn tinh thần dân chủ, trách nhiệm ở từng ủy viên trung ương.
"Tất cả ý kiến đóng góp lớn nhỏ, không cần biết người góp ý là ai... đều được tập hợp để Bộ Chính trị họp, giải trình" - nguồn tin cho hay.
Lấy phiếu tín nhiệm 21/24 ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư
Tổng số ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư hiện tại là 24 người. Tuy nhiên, lần lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ này chỉ áp dụng với 21 vị, gồm 16 thành viên Bộ Chính trị và năm thành viên Ban Bí thư. Ba trường hợp không đủ điều kiện lấy phiếu gồm Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh do đang nghỉ chữa bệnh dài ngày. Hai bí thư Trung ương Đảng là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn mới được bầu bổ sung vào Ban Bí thư ngày 9-5, chưa đủ thời gian công tác nửa nhiệm kỳ để đánh giá tín nhiệm theo quy định.
NGHĨA NHÂN
Theo PL
Trung ương sẽ lấy phiếu tín nhiệm các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu một số ý kiến có tính chất gợi mở, nêu vấn đề để Trung ương nghiên cứu, thảo luận, xem xét, quyết định đối với nội dung về quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2021-2026; việc lấy phiếu tín nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương đối...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người đàn ông tử vong dưới giếng sâu 30m

Điều gì khiến con gái 55 tuổi cõng mẹ 100 tuổi đi xem diễu binh 30.4?

7 giờ sáng mai 30.4, bắn đại bác ở Bến Bạch Đằng

Người dân trải bạt "cắm trại" trước 18 tiếng trên vỉa hè chờ xem diễu binh

Vụ xe 45 chỗ tông xe con: Người vợ đã tử vong

Hàng giả đổ bộ từ giường bệnh đến mâm cơm

Giám đốc Công an Phú Thọ chỉ đạo xử lý người hành hung nhân viên y tế

"Góc khuất" vụ nổ súng bắn người rồi tự sát ở Vĩnh Long

Xác minh cháu bé 7 tuổi tử vong ở trung tâm y tế Vĩnh Phúc

Người thân của nạn nhân tiết lộ điều đáng tiếc trong vụ cháy 3 người tử vong ở Hà Nội

Ô tô biển số nước ngoài rơi khỏi cầu, 3 người bị thương

Hai ô tô tông nhau, người đi xe máy tử vong
Có thể bạn quan tâm

Chồng cũ của Từ Hy Viên: Tổ chức sinh nhật cho con gái, chuẩn bị hôn lễ
Sao châu á
23:41:24 29/04/2025
Mỹ Tâm cầm cờ Tổ quốc ở sân bay, Phương Oanh xinh đẹp với áo dài đỏ
Sao việt
23:35:07 29/04/2025
Ca sĩ Thái Thuỳ Linh nhớ hình ảnh ấm áp với các chú bộ đội
Nhạc việt
23:25:32 29/04/2025
Phim Việt so kè quyết liệt tại rạp chiếu
Hậu trường phim
23:21:52 29/04/2025
'Thiên thần' Rosie Huntington-Whiteley kể cuộc sống hạnh phúc bên 'người vận chuyển' Jason Statham
Sao âu mỹ
23:14:25 29/04/2025
Bạn thân tiết lộ 2 đội bóng mà Jurgen Klopp muốn dẫn dắt
Sao thể thao
23:07:12 29/04/2025
70 giây chứng minh giọng live giật mình của nhóm "trai đẹp nhưng không bình thường"
Nhạc quốc tế
23:01:15 29/04/2025
Lập Hạ: Làm 3 việc này cả năm Lộc Khí Vào Nhà, kinh doanh đắc tài, cuối năm tậu nhà sắm xe
Trắc nghiệm
22:22:10 29/04/2025
Nghi án con sát hại mẹ tại nhà riêng rồi trốn vào nhà nghỉ
Pháp luật
21:49:34 29/04/2025
5 phim "nhãn đỏ" gây sốc toàn cầu của mỹ nhân đẹp nhất thế giới 2025: Tra tấn khán giả!
Phim âu mỹ
21:45:58 29/04/2025