Bế mạc Đại lễ Phật Đản LHQ – UN Vesak 2014: “Phật giáo góp phần thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ”
Tư tưởng cao quý của Đại lễ với chủ đề “Phật giáo góp phần thực hiện thành tựu các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc” đã được long trọng tuyên xưng trong hòa hợp và trách nhiệm lớn lao.
Chiều nay 10.5, tại chùa Bái Đính – Ninh Bình đã tổ chức lễ bế mạc Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc Vesak 2014. Sau 4 ngày được tổ chức tại Việt Nam, Đại lễ đã thể hiện rõ ý nghĩa tốt đẹp của một thế giới hòa bình và đoàn kết nhân loại.
Đại lễ lớn nhất về văn hóa Phật giáo tại Việt Nam đã quy tụ khoảng 10.000 người, trong đó có khoảng 1.500 đại biểu, phật tử quốc tế đến từ 95 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tham dự lễ bế mạc có Hòa thượng Thích Đức Nghiệp ( Phó Pháp chủ Giáo hội PGVN); Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu (Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Quốc tế Vessak 2014); Hòa thượng Thích Thiện Nhơn (Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký); Ông Nguyễn Xuân Phúc (Phó thủ tướng Chính phủ); Ông Lê bá Trình (Phó chủ tịch Ủy ban TUMTTQ VN); Ông Phạm Dũng (Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ) cùng hàng nghìn hòa thường, chư tôn đức, tăng ni, phật tử của các giáo hội, giáo phái trên thế giới.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ bế mạc Đại lễ phật đản Vesak 2014.
Phát biểu tại buổi lễ bế mạc, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Đại lễ Tam hợp Đức Phật Liên Hợp quốc năm 2014 tại Việt Nam đã thành công tốt đẹp.
Video đang HOT
Ngọn cờ nhân văn, hòa bình, hữu nghị và hợp tác của Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc đã được giương cao ở Hà Nội – Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2008 và lần này là tại Ninh Bình – cố đô Hoa Lư, nơi mà từ hơn một ngàn năm trước, Phật giáo đã được các bậc minh quân phong kiến Việt Nam đề cao.
Ở đó, các đại sư tài đức đã được vua phong làm quốc sư để giúp đời hộ quốc, an dân. Đại lễ Vesak 2014 đã được tổ chức trọng thể, trang nghiêm với gần 10.000 đại biểu, trong đó có 1.500 đại biểu quốc tế đến từ gần 100 Quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng hàng vạn tăng ni, phật tử Việt Nam, trong tinh thần dân chủ, hòa hợp và thân thiện.
Tư tưởng cao quý của Đại lễ với chủ đề “Phật giáo góp phần thực hiện thành tựu các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc” đã được long trọng tuyên xưng trong hòa hợp và trách nhiệm lớn lao.
Trong thời gian diễn ra Đại lễ, các Đại biểu đã thực hiện 5 phiên hội thảo tập trung vào chủ đề chính của LHQ là “Phật giáo góp phần thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ”, các khóa lễ cầu nguyện, các chương trình từ thiện thiết thực, ý nghĩa thu được những kết quả tốt đẹp. Đại lễ cũng đã đón nhận thông điệp Đức Pháp chủ GHPG VN, thông điệp của Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon, Tổng Giám đốc UNESCO H.E.Irina Bokova cùng hơn 20 thông điệp của nguyên thủ Quốc gia, lãnh đạo các Giáo hội Phật giáo trên toàn thế giới.
Tiết mục bế mạc buổi lễ.
Ngày Phật đản Liên Hợp quốc 2014 ở Việt Nam đã thực sự trở thành ngày hội thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế. Nêu cao thông điệp hòa bình, yêu thương trên nền tảng tư tưởng của Đức Phật – bậc minh triết được nhân loại suy tôn và ngưỡng mộ.
Thông qua Đại lễ này, sự đoàn kết, gắn bó giữa con người với con người, giữa các nước càng bền chặt để hành động có hiệu quả thiết thực hơn cho hòa bình, hợp tác và tiến bộ của nhân loại.
Kể từ năm 1999, Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 54 đã chính thức công nhận tổ chức Đại lễ Phật đản hay còn gọi là Đại lễ Tam hợp là ngày lễ hội văn hoá tôn giáo thế giới của Liên Hợp Quốc, gọi chung là Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc.
Năm nay là năm thứ hai Việt Nam vinh dự được đăng cai tổ chức sự kiện văn hóa Phật giáo lớn mang tầm Quốc tế. Đại lễ Phật Đản LHQ – UN Vesak 2014 lần thứ 11 được tổ chức tại chùa Bái Đính từ ngày 7.5 – 10.5 đã kết thúc tốt đẹp và đã có đồng thuận tuyên bố chung Ninh Bình 2014.
Nội dung cơ bản của tuyên bố chung Ninh Bình 2014 nêu rõ: Hồi ứng của Phật giáo để phát triển bền vững và thay đổi xã hội; Xây dựng hòa bình và bình phục hậu mâu thuẫn; Hồi ứng của Phật giáo đối với hâm nóng toàn cầu và bảo vệ môi trường; Đóng góp của Phật giáo về lối sống lành mạnh; Giáo Dục Phật Giáo và Chương trình gỉảng dạy cấp Đại học.
Theo Laodong
Thêm một tàu cá của ngư dân Lý Sơn bị Trung Quốc tấn công, cướp tài sản
Sáng 10.5, ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi cho biết có thêm 1 tàu cá ngư dân Lý Sơn bị Trung Quốc tấn công, cướp tài sản khi đang đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa.
Dòng sự kiện Phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển Việt Nam
Theo ông Chinh, chiều tối 9.5, qua kết nối ICOM trạm bờ, nghiệp đoàn đã nhận được tin báo từ thuyền trưởng tàu cá QNg 96147- Dương Văn Giàu ở xã An Hải cho biết đang bị nạn.
Theo ông Giàu, sau khi tàu bị Quân sự Trung Quốc truy đuổi thời gian, họ đã thả 2 xuồng máy, cho người sang tàu ông iàu sang đập phá, lấy hết tài sản, ngư lưới cụ và bắt buộc ông Giàu phải quay về.
Vụ việc xảy ra lúc 18 giờ ngày 7.5 ở vùng biển Hoàng Sa, tại tọa độ 16,45 độ vĩ Bắc - 112,20 độ kinh Đông.
Theo ông Giàu, vì tàu quân sự Trung Quốc to, khó xoay trở, nên thay vì xáp lá cà, đâm thẳng vào tàu cá Việt Nam như thường lệ, phía Trung Quốc đã thay đổi hình thức tấn công bằng xuồng máy cơ động và nguy hiểm hơn.
Theo Laodong
Người TP HCM xuống đường phản đối Trung Quốc Sáng 10/5, nhiều người dân TP HCM đã tập trung trước Tổng lãnh sự quán Trung Quốc để phản đối việc nước này đưa giàn khoan vào thềm lục địa của Việt Nam. Người thành phố Hồ Chí Minh xuống đường phản đối Trung Quốc Gần 9h, đoàn người bắt đầu tập trung trước Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc trên đường Hai...