Bé lớp 3 gãy xương vai vì đeo cặp nặng
Đi bộ từ trường về nhà, bé Xuân 9 tuổi than đau ở vai, đến sáng hôm sau thì chỗ đó sưng vù. Tại bệnh viện, các bác sĩ xác định xương đòn bên trái của em bị gãy, nguyên nhân liên quan đến chiếc cặp quá nặng.
Bác sĩ Huỳnh Bá Lĩnh – trưởng đơn vị phẫu thuật xương khớp Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh (TP HCM), cho biết, bệnh nhi được gia đình đưa đến bệnh viện cuối tuần qua trong tình trạng đau nhiều ở vai, nhưng vai lại không bị thâm tím hay trầy xước như các trường hợp bị ngã hay va đập.
Xương đòn vai bên trái của học sinh bị gãy. Ảnh: Bác sĩ Huỳnh Bá Lĩnh.
“Nghi ngờ gãy xương đòn, chúng tôi tiến hành chụp X-quang thì phát hiện xương đòn bên trái gãy thật. Ngoài ra, cột sống của bé cũng bị vẹo và lưng bị gù nhẹ”, bác sĩ Lĩnh nói.
Căn cứ vào tổn thương cùng tình trạng cột sống bị vẹo và gù lưng, ông Lĩnh cho rằng việc bé phải vác cặp nặng đi bộ mỗi ngày và kéo dài trong nhiều năm chính là nguyên nhân gãy xương vai.
Bệnh nhi đã được băng ép xương gãy và dùng đai cố định vai. Vết thương dự kiến sẽ bình phục trong 3 tuần.
Video đang HOT
Chưa phát hiện trường hợp gãy xương tương tự do mang cặp, tuy nhiên theo các cử nhân chuyên khoa Vật lý trị liệu, Bệnh viện Nhi Đồng 1, không ít bé đã được xác định vẹo cột sống hoặc bị gù lưng do vác cặp nặng kéo dài.
“Trọng lượng khuân vác cho phép ở trẻ chỉ bằng 1/10 cân nặng cơ thể. Trong khi đó, “kho chứa” trên vai học sinh tiểu học thường nặng hơn rất nhiều. Cụ thể chiếc cặp của bé Xuân nặng đến 4,5 kg trong khi cân nặng của em chỉ ngoài 25 ký. Đã thế mỗi ngày Xuân phải đi bộ đến trường tổng cộng đến 2km”, một bác sĩ nói.
Tại Mỹ, các cuộc khảo sát cho thấy có hơn 10% trẻ em trong độ tuổi đến trường phải nhập viện vì các vấn đề liên quan đến chấn thương vùng lưng. Nguyên nhân chủ yếu do mang vác cặp quá nặng.
Các nghiên cứu cũng cho thấy, việc đeo cặp sách quá nặng, đeo sai cách có thể dẫn tới nguy cơ lệch xương, vẹo xương sống ở trẻ nhỏ.
Mang cặp nặng và không đúng cách có thể khiến các bé vẹo cột sống.
Tại Việt Nam, theo một số giáo viên, nếu mang sách vở đúng thời khóa biểu chính thức thì học sinh tiểu học không vác cặp quá nặng, tuy nhiên chiếc cặp sẽ nặng hơn đối với những em học bán trú.
Kiểm tra cặp của con, nhiều phụ huynh cũng thừa nhận không ít trẻ mang theo rất nhiều thứ “ngoài luồng” như truyện tranh, nước uống, thức ăn, đồ chơi.
Để khắc phục tình trạng trẻ bị tổn thương do phải đi bộ đến trường, lại khuân vác quá nặng, các bác sĩ khuyên phụ huynh nên tìm cách giúp bé bằng cách chọn loại cặp nhẹ, phù hợp hình thể và cân nặng.
“Nếu có điều kiện, bố mẹ nên chọn loại cặp có bánh xe để khi mỏi bé có thể kéo. Phụ huynh cũng cần nhắc nhở, kiểm tra việc các bé cho những vật dụng không cần thiết vào cặp. Mặt khác, nên dặn các em những lúc quá mỏi thì nên cho cặp ra khỏi vai để nghỉ ngơi”, một bác sĩ khuyên.
Phương Nghi
Theo Vnexpress
Người đàn ông bị hạt đậu nảy mầm trong phổi
Khi kiểm tra, các bác sỹ không phát hiện thấy khối u nào trong phổi mà thay vào đó là một hạt đậu Hà Lan nảy mầm.
Ông Ron Sviden (75 tuổi) ở bang Massachusetts (Mỹ) đã bị ho kéo dài suốt mấy tháng. Ông đã phải nhập viện trong tình trạng lá phổi bên trái hoạt động kém. Ron cứ nghĩ rằng do bệnh sưng phổi của ông đang trở nên tồi tệ hơn.
Các bác sỹ đã tiến hành kiểm tra, chụp X-quang cho ông và phát hiện ra, trong phổi trái của ông đang có một vật gì đó đang lớn dần lên. Họ cho rằng đó có thể là một khối u đang phát triển. Ron đã rất sốc khi nghe các bác sỹ nói vậy. Tuy nhiên, sau khi tiến hành một loạt xét nghiệm tế bào ung thư, kết quả thu được lại là âm tính. Điều đó chứng tỏ rằng, ông không hề bị ung thư phổi.
Trong lúc mọi người đang bối rối không biết xử trí ra sao thì một bác sỹ đã cẩn thận xem lại phim chụp X-quang. Bác sỹ này đã rất kinh ngạc khi phát hiện ra vật đang lớn dần lên trong phổi của ông lại là một hạt đậu Hà Lan đang nảy mầm! Quan sát kỹ phim X-quang, mầm đậu Hà Lan này đã mọc cao 4cm và chính là nguyên nhân khiến chức năng phổi của ông bị suy yếu.
Gần đây, các bác sỹ đã tiến hành phẫu thuật để giúp ông lấy hạt đậu Hà Lan đang nảy mầm ra khỏi phổi. Hiện ông Ron đã được xuất viện và sức khoẻ cũng đang dần hồi phục.
Ông cho biết, có thể hạt đậu đã chui qua khí quản rồi vào phổi nảy mầm. Ron đùa rằng sau khi xuất viện, mỗi bữa ăn của ông đều có đậu Hà Lan để "tiêu diệt" hết "kẻ" gây đau đớn cho mình suốt một thời gian dài.
Năm 2009, một người đàn ông 28 tuổi ở Nga cảm thấy đau ngực và ho ra máu. Ban đầu các bác sỹ cũng kết luận anh bị ung thư phổi. Nhưng khi tiến hành phẫu thuật, các bác sỹ phát hiện ra rằng "khối u" trong phổi anh lại chính là một mầm cây linh sam cao 5 cm.
Theo VNN
3 biện pháp giúp XX sớm phát hiện ung thư "núi đôi" 1. Là con gái nên mình cũng biết rằng bạn gái nào cũng có thể bị ung thư "núi đôi" ghé thăm mà không hay biết. Vậy làm sao để tụi mình sớm biết các dấu hiệu về ung thư "núi đôi"? Có phải chỉ qua chụp X- quang vùng "núi đôi" mới biết rõ nhất không ạ? (muahexanh@gmail.com) Trả lời: Chào bạn!...