Bé hay trớ, chậm tăng cân
Cháu ăn tốt nhưng thỉnh thoảng vẫn bị trớ, tăng cân chậm, phải làm sao.
Con tôi 2,5 tuổi nặng 11 kg. Do không có sữa mẹ, cháu phải nuôi bộ. Lúc mới sinh cháu bị tiêu chảy nhiều nên tôi đưa cháu đi khám, bác sĩ nói cháu không hấp thụ được chất béo và kê cho cháu ăn một loại sữa không béo. Từ đó cháu không bị tiêu chảy nhưng bị trớ rất nhiều, mỗi ngày có khi 5-6 lần. Tôi lại đổi các loại sữa khác cho con nhưng không tác dụng.
Tôi tiếp tục cho cháu đi khám thì bác sĩ nói do cơ địa, đường ruột của cháu bị viêm và đã cho điều trị theo phác đồ nhưng gần như không hiệu quả. Cháu bớt trớ dần, 10 tháng tuổi tôi bắt đầu cho cháu ăn cơm xay cho đến bây giờ. Cháu ăn tốt, ngày 3 bữa cơm xay với rau nấu với thịt hoặc tôm, cá tùy bữa, nhưng thỉnh thoảng vẫn bị trớ, tăng cân chậm. Kính mong chuyên gia tư vấn giúp tôi làm thế nào để cháu hấp thụ tốt dinh dưỡng ạ. (Huệ Phạm)
Ảnh minh họa: Kveller.com.
Trả lời:
Do bạn không cung cấp thông tin cụ thể chi tiết: bé có nôn hằng ngày không, nôn ra cái gì, nôn vào thời điểm nào, làm gì để bé nôn giảm đi, bé đã được chẩn đoán là bệnh gì và điều trị cụ thể ra sao, nên tôi chỉ xin chia sẻ một số thông tin liên quan tới những triệu chứng của bé:
Video đang HOT
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em: Luồng trào ngược dạ dày thực quản là một trong những bất thường thường gặp ở trẻ bú mẹ, đây là biểu hiện của sự chưa trưởng thành của cơ thắt thực quản dưới dẫn đến các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản.
Mặc dù bệnh được ghi nhận ở cả trẻ em và người lớn, nhưng biểu hiện nặng nề thường được ghi nhận ở giai đoạn trẻ nhỏ. Vì thế trào ngược dạ dày thực quản được xem là sinh lý thường gặp trong năm đầu của cuộc đời. Sự khác biệt giữa trào ngược sinh lý và trào ngược bệnh lý không chỉ dựa vào số lần nôn, mức độ nặng của trào ngược mà còn dựa vào cả biến chứng liên quan tới trào ngược như chậm tăng cân, hẹp thực quản, hay bệnh lý hô hấp.
Trào ngược sinh lý: Bệnh nhân có nôn trớ nhưng tốc độ tăng trưởng và phát triển bình thường. Trào ngược này không cần điều trị.
Trào ngược bệnh lý: Bệnh nhân nôn trớ nhiều lần, mức độ nặng kèm theo biến chứng của trào ngược như: chậm tăng cân, hẹp thực quản, hay các bệnh lý hô hấp.
Với tình trạng của con, bạn nên cho bé tới cơ sở chuyên khoa nhi để được khám và điều trị sớm.
Bác sĩ nhi khoa Nguyễn Đức Thườn g
Theo VNE
Hệ tiêu hóa Nền tảng của sự phát triển toàn diện
Con khôn lớn, khỏe mạnh và thông minh chính là mong ước và cũng là niềm tự hào của tất cả các bà mẹ. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng hiểu được rằng, để trẻ có thể hấp thu tốt các dưỡng chất giúp ích cho sự phát triển toàn diện.
Hệ tiêu hóa giup trẻ "nạp năng lượng" mỗi ngày. Nếu quá trình tiêu hóa diễn ra đều đặn và suôn sẻ, các cơ quan trong cơ thể trẻ sẽ thực hiện tốt các chức năng của mình, ngược lại, nếu hệ tiêu hóa bị trục trặc thì chắc chắn quá trình phát triển của trẻ ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, để hệ tiêu hóa của con trẻ khỏe mạnh, các bậc phụ huynh cần nắm vững những đặc điểm sinh lý các cơ quan thuộc hệ này của con để từ đó biết cách chăm sóc con đúng và phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.
Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện
So với người trưởng thành, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh thường có những đặc điểm rất khác biệt nên khi can thiệp dinh dưỡng cho con, phụ huynh phải hết sức lưu ý. Cụ thể là:
- Niêm mạc khoang miệng của trẻ rất mềm, mạch máu nhiều, tế bào tuyến nước bọt chưa phát triển, nước bọt tiết ra rất ít khiến niêm mạc tương đối khô, dễ tổn thương và nhiễm trùng, dẫn đến viêm.
- So với chiều dài cơ thể, thì thực quản của trẻ em dài hơn người lớn, nhưng lớp cơ trơn thành ống mỏng. Vì vậy, cơ chế nuốt thức ăn của trẻ chưa hoàn thiện.
- Niêm mạc dạ dày tiết a-xít chlohydrit và enzym ít hơn nên trong 6 tháng đầu sau sinh không tiêu hóa thức ăn dạng thô được. Dung lượng dạ dày trẻ sơ sinh vào khoảng 30-60ml, trẻ 3 tháng tuổi là 100ml. Thời gian tiêu hóa hết phụ thuộc vào loại thức ăn, thường cần 3-4 giờ. Cho nên các bậc cha mẹ cần chú ý khoảng cách thời gian cho ăn, không nên quá gần nhau.
- Thành ruột rất mỏng, hễ đường tiêu hóa nhiễm trùng thì chất độc dễ thông qua thành ruột xâm nhập vào máu, gây ra hiện tượng ngộ độc.
Đảm bảo sự phát triển của hệ tiêu hóa
Vì hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện nên nếu không chú ý vấn đề ăn uống, trẻ rất dễ mắc các rối loạn tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, tiêu chảy, táo bón,... Để phòng ngừa các bệnh về đường tiêu hóa cho con, phụ huynh nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Thanh phân đam dê tiêu trong sưa me se giup be dê hâp thu, không đây bung, sưa không bi ư lai tai da day, giup giam trao ngươc va đau quăn bung. Ngoai ra, sưa me giau alpha-lactalbumin se giup tăng cương miên dich đương ruôt, chông sư xâm nhâp cua cac vi sinh vât gây bênh, giam nguy cơ tiêu chay. Bên cạnh đó, phụ huynh có thể bô sung các probiotic va prebiotic để hỗ trợ sự gia tăng các vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa của trẻ.
Theo Giadinh
Phương pháp cải thiện triệu chứng nôn trớ ở trẻ Bố mẹ có thể chủ động phòng tránh triệu chứng nôn trớ ở trẻ bằng việc chăm sóc đúng cách như cho con bú đúng tư thế, xem lại khẩu phần ăn của mẹ để tránh trường hợp bé bị dị ứng thực phẩm... Các hiện tượng rối loạn tiêu hóa nhẹ dẫn đến nôn trớ đi kèm với tiêu chảy, táo bón......