Bé gần 3 tuổi vừa biết nói đã đọc thạo chữ ở Cà Mau
Sinh ra trong gia đình cả bố và mẹ đều tật nguyền, cháu Nguyễn Phi Thường lại có khả năng kỳ lạ hơn hẳn những đứa trẻ khác. Vừa bắt đầu biết bi bô là Thường đã biết đọc rõ ràng khiến cha mẹ và mọi người kinh ngạc.
Ngày 25/10, chúng tôi đến thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, chuyện về bé Nguyễn Phi Thường biết nói là đọc được chữ râm ran trong xóm nghèo. Bà con ở đây đã “ sát hạch” thằng bé đủ kiểu và thừa nhận điều đó.
Người dân ở xóm Kinh Xáng Mới, thị trấn Sông Đốc từ lâu đã chú ý đến bé Nguyễn Phi Thường – con đầu lòng anh Nguyễn Văn Phương và chị Tô Bích Thùy. Vợ chồng anh Phương, chị Thùy đều tật nguyền, sinh đứa con đầu lòng có biểu hiện bị câm điếc, tính nết khác thường.
Bé Nguyễn Phi Thường tự tin trước các bài thử của cha mình.
Rồi bỗng nhiên vào đầu năm học này (tháng 8/2010), bé Phi Thường nói chuyện và đọc được chữ. Em Huỳnh Ngọc Nhân 10 tuổi, học lớp 4, ở gần nhà bé Phi Thường, người đầu tiên phát hiện Phi Thường đọc được chữ kể: “Một tối nọ, em bày sách vở mới mua về để chuẩn bị bao bọc thì bé Phi Thường chạy qua chơi. Nó cứ ngồi xem mấy cuốn sách của em. Em hỏi nó: “Mày nói chuyện còn không được, biết gì xem hả cu tí?”. Bất ngờ nó chỉ tay vào bìa sách tiếng Việt đọc: “Tiếng Việt, lớp 4, tập 1″. Em hết hồn, muốn xỉu với nó!”. Bé Nhân đã kiểm tra và phát hiện bé biết đọc chữ thật sự. Nhân reo vang, khoe với mẹ – bà Tư Thợ và chị Nguyễn Huyền Trân. Bà Tư Thợ nhớ lại: “Tôi lấy phấn viết chữ “Ba Trị” – tên ông nội thằng bé, rồi viết thêm “Tư Chiến” – tên ông ngoại nó. Nó đọc được hết”.
Video đang HOT
Bé Nguyễn Phi Thường lúc vừa biết nói cũng là lúc biết đọc.
33 tháng tuổi mới biết nói, 34 tháng đã đọc chữ
Điều kỳ thú là ở thị trấn này hiện có đến hai đứa bé vừa biết nói đã đọc được chữ. Tháng 1/2007, người dân phát hiện bé Lâm Chí Hiếu (tên thường gọi là Đá) ba tuổi, con trai anh Lâm Thanh Nhi ở đầu kinh Thầy Tư vừa biết nói đã biết đọc chữ. Bé Đá đã được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau xác nhận khả năng đặc biệt đó, hiện vẫn đang sống và học tập tại đầu kinh Thầy Tư của thị trấn.
Gặp lại chúng tôi, Đá nhớ ngay dù đã ba năm trôi qua. Đá nói chuyện lanh lợi, lễ phép, gương mặt sáng, ánh mắt thông minh như ngày nào. Anh Lâm Thanh Nhi, cha bé, chỉ chín tấm giấy khen trên vách nhà cho biết Đá luôn đạt học sinh giỏi trong mấy năm học qua. Hiện Đá đang học lớp 3 tại Trường Tiểu học Sông Đốc II, cách nhà vài trăm mét. “Nó cứ đòi lên học lớp 4 nhưng không ai cho. Thấy nó ít học bài, tôi rầy thì nó nói chỉ học qua là thuộc bài, không cần học nhiều”. Chúng tôi đưa cho Đá dãy 13 chữ số trên thẻ nạp tiền điện thoại để bé đọc. Chỉ lướt qua Đá đã thuộc và đọc lại cho chúng tôi nghe. 10 phút sau, chúng tôi đề nghị bé đọc lại dãy số này, Đá vẫn làm được.
Bé Lâm Chí Hiếu (Đá) biết đọc chữ lúc 34 tháng tuổi.
Điều thú vị là hai bé Lâm Chí Hiếu, Nguyễn Phi Thường đều chậm nói, trầm tính từ nhỏ. Hai bé thường ở quanh quẩn trong nhà, xem tivi, ít chú ý đến diễn biến đời sống xung quanh. Anh Phương, cha bé Phi Thường, cho biết: “Khi nghe ai đó gọi tên, Phi Thường như không nghe thấy. Tôi cứ tưởng nó bị lãng tai bẩm sinh như mẹ nó. Tôi bị nhiễm chất độc da cam nên nghĩ con mình bị ảnh hưởng”. Anh Nhi, cha bé Đá, cũng cho biết tương tự: “Đá cứ ngồi xem tivi, đến giờ ăn cơm, tôi gọi nó nhiều lần nó dường như không nghe thấy. Trước đây tôi lo lắng lắm, nghĩ là nó bị thiểu năng trí tuệ”. 33 tháng tuổi bé Đá mới biết nói chuyện, đến 34 tháng tuổi thì biết đọc. Bé Phi Thường đến bốn tuổi mới biết nói chuyện, đồng thời biết đọc chữ luôn.
Sau hơn một tháng kể từ ngày phát hiện bé Phi Thường biết đọc chữ, thị trấn Sông Đốc xuất hiện lời đồn rằng đó là hiện tượng bột phát, rồi sẽ mất đi trong vài năm như trường hợp của bé Đá. Nghe vậy, anh Phương, cha của Thường hết sức hoang mang, nên dù tật nguyền, cả hai chân, hai tay bị teo cơ, đi lại phải chống gậy, anh cũng đích thân tìm đến nhà Đá. Đến nơi, anh vừa bước vào cửa đã thấy bằng khen của bé Đá treo đầy nhà, anh mới yên tâm.
Theo PLTP
Người đàn ông tật nguyền ăn xin nuôi mẹ già, con thơ
Dù bị liệt nửa người nhưng ngày ngày anh Đỗ Viết Thùy vẫn phải cố lê từng bước nặng nhọc đi ăn xin để nuôi mẹ già yếu cùng đứa con thơ đang tuổi ăn học.
Hai mẹ con cùng nương tựa vào nhau mỗi khi trái gió trở trời.
Anh là Đỗ Viết Thùy, thôn Đồng Minh, xã Thanh Thủy, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Trong căn nhà cấp bốn cũ nát, bà Vũ Thị Ngọa, 79 tuổi, mẹ anh Thùy mò mẫm khâu mấy tấm áo mưa rách, thỉnh thoảng lại xoa bóp vai và chân cho đứa con trai bại liệt bớt đau nhức.
Bằng cái giọng khàn khàn, bà Ngọa tâm sự: "Tôi đang vá lại mấy tấm áo mưa để phòng khi mưa bão xuống còn có cái mà che trên mái ngói cho đỡ dột". Chồng mất sớm nên bà Ngọa vất vả làm thuê kiếm tiền nuôi con.
Thuở bé, anh Thùy cũng khỏe mạnh bình thường. Tuổi thanh niên trai tráng, anh hoàn thành nghĩa vụ quân sự và về quê làm kinh tế. Năm 25 tuổi anh lập gia đình cùng chị Lê Thị Cử. Éo le thay, chỉ mới cưới nhau được tròn một tuần, anh bị ốm và mắc chứng bệnh tai biến mạch máu não.
Căn bệnh hiểm nghèo tuy không cướp đi tính mạng nhưng nó đã khiến anh bị liệt một bên người, chân trái và tay trái của anh liệt hoàn toàn. Rồi người vợ chung sống chưa được bao lâu đã bỏ mẹ con anh về nhà từ đó, mọi sinh hoạt của anh đều phải trông cậy cả vào người mẹ già. Thương mẹ, không muốn trở thành người tàn phế, anh cố gắng tập luyện để có thể đi lại được. Từ tập bò, ngồi và sau 4 năm tập luyện anh đã có thể lê từng bước.
Người mẹ già thương con nhưng cũng không thể làm gì được.
Năm 1996, nghe tin ở Bình Phước có người chữa bệnh giỏi, vậy là hai mẹ con anh thống nhất bán toàn bộ nhà cửa để vào đó chữa trị, tìm phép lạ. Nhưng thật trớ trêu, số tiền mẹ con anh mang theo ngày một cạn mà bệnh anh thì không thuyên giảm, vậy là hai mẹ con xin đi phụ việc vặt và bán vé số để mưu sinh...
Trong thời gian sống nơi đất khách quê người, anh gặp chị Nguyễn Thị Ái, một người phụ nữ tật nguyền như anh, hai người cùng cảnh ngộ, đồng cảm với nỗi đau của nhau nên họ đã cùng kết duyên. Niềm hạnh phúc nhân lên khi hai người sinh được một bé trai.
Rồi đến năm 2004, gia đình đáng thương này lại trở về quê sinh sống. Đất đai không còn, anh chị dành dụm và vay thêm vốn xây một căn nhà tạm bợ để cùng nuôi con và chăm sóc mẹ già đau ốm.
Nỗi đau chưa khịp khỏa lấp thì cuối năm 2007, chị Ái ra đồng bắt ốc không may bị trượt chân xuống hố nước sâu và qua đời. Kể từ khi mất vợ, người đàn ông tật nguyền trở thành chỗ dựa cho bà cụ 79 và đứa bé lên 7. Dù rất muốn kiếm được tiền để nuôi mẹ và cho bé Đỗ Viết Thắng, con trai anh ăn học đến nơi đến chốn nhưng vì sức khỏe quá yếu lại bị liệt nửa người, anh không còn cách nào khác đành chọn kế sinh nhai bằng việc đi ăn xin.
Anh tâm sự: "Bà con ở đây tốt với gia đình tôi lắm, ai cũng quan tâm, đồng cảm, thỉnh thoảng người cho bát gạo, người cho vài đồng để thằng cu Thắng có tiền mua sách vở".
Người dân quanh thôn không ai kỳ thị với việc ăn xin từng ngày của anh. Trái lại, họ còn quan tâm, giúp đỡ gia đình anh. Những hôm mưa gió, thời tiết thay đổi, toàn thân anh Thùy đau thắt, nằm liệt giường cả tuần. "May mà bà con thương cảm, mỗi người góp cho một ít, nên cả nhà mới có tiền ăn uống, thuốc thang, nếu không thì...", anh Thùy chia sẻ.
Theo Dân Trí
Cậu bé đến trường trên đôi tay tật nguyền Nặng nhọc nhấc mình khỏi chiếc xe lăn rồi bò dọc hành lang theo kiểu "vồ ếch" để vào lớp, Phúc cười vui vẻ với các bạn học sinh lớp 5B, Trường Tiểu học Thanh Giang (Thanh Chương, Nghệ An), trong con mắt xót xa của cô giáo. Chân tay co quắp, miệng khó phát âm và phải di chuyển bằng xe lăn,...