Bé gái vừa chào đời đã phải khâu 13 mũi vì bị bác sĩ rạch vào mặt trong lúc mổ đẻ
Gia đình của sản phụ đã kinh hoàng khi lần đầu tiên nhìn thấy mặt con, cháu của mình.
Là cha mẹ, điều mà chúng ta mong muốn nhất chính là con sinh được lành lặn, mạnh khỏe. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu được thực hiện tại 13 trung tâm thuộc Viện Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em Quốc gia Hoa Kỳ, sẽ có 0,7% em bé trong số 37.000 ca sinh mổ bị vết thương trên người do dao mổ rạch phải.
Mới đây, gia đình của sản phụ Reazjhana Williams, sống ở Denver (Mỹ) đã rất kinh hoàng khi thấy con gái Kyanni Williams vừa chào đời đã mang một vết thương dài ở mặt, phải khâu tận 13 mũi.
Trong quá trình mổ, bác sĩ đã vô tình khiến má trái của Walter bị rạch một đường dài.
Theo đó, ngày 16/6, anh Damarqus Williams đưa vợ vào bệnh viện Denver Health để sinh con. Họ dự định sẽ sinh thường, nhưng trong quá trình chuyển dạ đã xảy ra một số vấn đề nên chị Reazjhana được đẩy vào phòng mổ khẩn cấp.
Anh Damarqus kể: “Thật đáng buồn là ca sinh nở của vợ tôi lại xảy ra chuyện này. Cô ấy đã cảm thấy không thoải mái trước khi vào phòng sinh, nên bác sĩ đưa cho Reazjhana một viên thuốc để tăng tốc độ chuyển dạ. Vài phút sau, bác sĩ thông báo em bé ngừng chuyển động, đồng thời không nghe thấy tim thai nên họ yêu cầu tôi ký giấy mổ, rồi đẩy Reazjhana vào phòng phẫu thuật khẩn cấp”.
Video đang HOT
Cô bé đã phải khâu 13 mũi ngay khi vừa chào đời.
Một lúc sau, y tá bế em bé ra khỏi phòng mổ nhưng lại không cho gia đình gặp mặt, thay vào đó, cô ấy vội vàng đưa Walter qua phòng bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ. Lúc đó, cả anh Damarqus lẫn bố mẹ anh vô cùng lo lắng vì không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Cho đến khi được nhìn mặt con, họ kinh hoàng khi thấy một vết khâu dài nằm trên má trái của đứa trẻ.
“Cháu gái tôi vừa chào đời đã phải chịu đau đớn, khâu 13 mũi. Thật đau lòng”, ông nội của Walter nói.
Mặc dù các bác sĩ đã giải thích với gia đình rằng do đầu của em bé rất gần với thành nhau thai nên khi bác sĩ tiến hành phẫu thuật đã vô tình cắt trúng mặt của em bé, nhưng gia đình sản phụ vẫn không chấp nhận.
Bà nội của Walter cho biết: “Tôi đã tìm hiểu về những gì đang xảy ra, nhưng thực tế là bác sĩ đã rạch trúng mặt cháu gái tôi. Tôi chưa bao giờ nghe nói về trường hợp như thế này. Tôi nghĩ có gì đó đã sai ở đây. Bác sĩ sẽ phải chịu trách nhiệm về những gì họ đã làm”.
Mặc dù các bác sĩ đã giải thích đây là sự cố y tế, nhưng gia đình bé Walter vẫn làm đơn khởi kiện bác sĩ.
Sau khi sự việc xảy ra, người phát ngôn của Bệnh viện Denver Health thừa nhận sự việc và cho biết họ đang liên lạc với gia đình sản phụ.
“Mặc dù đây là một biến chứng y tế đã được biết đến trong các trường hợp mổ cấp cứu, nhưng chúng tôi vẫn ưu tiên chăm sóc và đảm bảo lợi ích của bệnh nhân. Với Denver Health, sự an toàn và hạnh phúc của bệnh nhân được ưu tiên số một”, người phát ngôn cho biết.
Hiện tại, gia đình anh Damarqus đang kêu gọi sự hỗ trợ từ các trung tâm từ thiện để có thể có đủ tài chính thuê luật sư khởi kiện bác sĩ của Bệnh viện Denver Health.
Mỹ gia hạn sử dụng vaccine Covid-19 Johnson & Johnson
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ tăng thời hạn sử dụng vaccine Covid-19 của Johnson & Johnson (J&J) từ ba tháng lên 4 tháng rưỡi.
Thông tin được J&J đưa ra ngày 10/6 sau khi giới chức liên bang Mỹ cảnh báo nhiều liều vaccine trong kho sẽ hết hạn vào cuối tháng này. Sự thay đổi giúp các cơ quan quản lý y tế có thêm thời gian dùng nốt lượng vaccine còn lại ở hiệu thuốc, bệnh viện và phòng khám. Nhiều bang trước đó áp dụng nguyên tắc "mua trước - xuất trước" trong quá trình triển khai vaccine.
Ngày hết hạn vaccine cho biết thời gian thích hợp để sử dụng chúng nếu bảo quản đúng cách. Quyết định gia hạn 6 tuần từ FDA dựa trên dữ liệu nghiên cứu về độ ổn định của vaccine.
Cơ quan tái xem xét, đánh giá hạn sử dụng của vaccine vì công ty tiếp tục quá trình thử nghiệm ngay cả khi các liều đầu tiên đã được tung ra. Vaccine Pfizer và Moderna được cấp phép hồi tháng 12 có hạn sử dụng 6 tháng.
Vaccine J&J được kỳ vọng nhiều vì cơ chế một liều tiện lợi, dễ vận chuyển và bảo quản. Dự kiến, vaccine đóng vai trò quan trọng trong chương trình tiêm chủng ở nông thôn và các nước thu nhập thấp, cơ sở hạ tầng y tế hạn chế.
Các lọ vaccine Covid-19 của J&J tại một hiệu thuốc ở Denver, Mỹ, ngày 10/6. Ảnh: AP
Việc gia hạn vaccine J&J giúp duy trì nguồn cung ngay cả khi số người Mỹ có nhu cầu tiêm chủng đã giảm. Tuần trước, cả nước tiêm trung bình 800.000 liều vaccine mới mỗi ngày, giảm đáng kể so với mức đỉnh 2 triệu liều một ngày cách đây hai tháng.
Các chuyên gia nhận định Mỹ khó lòng hoàn thành mục tiêu tiêm chủng 70% người trưởng thành vào ngày 4/7 của Tổng thống Joe Biden. Giới chức tìm mọi cách kêu gọi cộng đồng tiêm vaccine, trao thưởng ngẫu nhiên 1 triệu USD hoặc đề ra các ngày nghỉ phép có lương sau tiêm. Đến nay, 64% người Mỹ trên 18 tuổi đã tiêm vaccine, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC).
Nhiều người e ngại dùng vaccine J&J do các tranh cãi liên quan đến hội chứng đông máu. Giới chức y tế từng đình chỉ vaccine trong 11 ngày để điều tra về tình trạng này. Tháng 4, Mỹ nối lại sử dụng vaccine sau khi kết luận lợi ích của nó vượt rủi ro.
Việc triển khai vaccine J&J cũng bị trì trệ vì sự cố nhiễm bẩn tại một nhà máy ở Baltimore. Cơ sở này bị đóng cửa sau cuộc thanh tra của FDA. Lượng vaccine sản xuất tại đây bị tiêu hủy, không được phân phối cho cộng đồng.
Mỹ yêu cầu kiểm tra tất cả máy bay Boeing 777 dùng động cơ Pratt & Whitney 4000 Cơ quan chức năng ở Mỹ đã yêu cầu các hãng hàng không kiểm tra bổ sung ngay các máy bay Boeing 777 sử dụng cùng loại động cơ với chiếc máy bay gặp sự cố ở Denver ngày 20-2 mới đây. Chiếc máy bay Boeing 777 sử dụng động cơ Pratt & Whitney 4000 gặp sự cố buộc phải hạ cánh ở...