Bé gái vô tình nuốt phải gói hút ẩm, cách xử lý của bà nội được bác sĩ khen ngợi, bố mẹ nên học hỏi để sơ cứu trong tình huống khẩn cấp
Rất nhiều trẻ đã lầm tưởng những gói hút ẩm nhỏ xíu trong các túi bánh kẹo, đồ dùng… là món đồ ăn được nên bóc ra ăn…
Cha mẹ của Tiểu Nha, 3 tuổi (Hà Nam, Trung Quốc) thường rất bận rộn, giao cô bé cho bà nội chăm sóc. Thường khi bà nội bận làm việc nhà, sẽ bỏ đồ chơi hoặc đồ ăn nhẹ cho Tiểu Nha, để Tiểu Nha ngoan ngoãn và không làm phiền bà.
Hôm ấy, bà nội muốn lau sàn nên đã đưa cho Tiểu Nha một gói bánh quy và bảo bé ngồi trên ghế sofa ăn, không được xuống sàn. Khi bà ngoại bắt đầu lau sàn phòng khách thì nhìn thấy Tiểu Nha bóc gói hút ẩm và đổ vào miệng.
Trẻ rất dễ ăn phải gói hút ẩm trong các hộp bánh (Ảnh minh họa)
Bà nội vội kêu Tiểu Nha nhổ chất hút ẩm chưa kịp nuốt vào miệng, sau đó ôm cháu để giúp cô bé nôn ra, sau đó bà cho bé uống sữa để làm loãng chất hút ẩm còn sót lại trong dạ dày. Sau khi hoàn thành các biện pháp sơ cứu đó, bà nội vội vàng đưa Tiểu Nha đến Bệnh viện nhân dân thành phố Vũ Châu, Hà Nam, đồng thời gọi điện cho bố mẹ của Tiểu Nha để thông báo.
Sau khi bác sĩ kiểm tra xong, bác sĩ nói rằng bụng đứa trẻ không còn nhiều chất hút ẩm, có thể về nhà uống một chút thuốc. Bác sĩ cũng khen ngợi việc sơ cứu cho bà cháu được thực hiện tốt, xử lý kịp thời và chuyên nghiệp.
Bà nội cho biết, bà thường chú ý đến một số tin tức xã hội, bà cũng nghe nói về nhiều vụ tai nạn ở trẻ em và biết tầm quan trọng của việc sơ cứu. Vì vậy, ngày thường bà cũng tìm hiểu một số phương pháp sơ cứu, nhưng không ngờ lần này lại có thể áp dụng được. Bà nội tuy biết cách sơ cứu kịp thời nhưng cũng rất sợ hãi, nếu chậm hơn một chút hoặc không phát hiện ra thì hậu quả có thể rất nghiêm trọng. Bà cho biết sau này sẽ chú ý hơn và không bao giờ để những vụ tai nạn như vậy xảy ra với cháu nữa.
Nhiều trẻ lầm tưởng gói hút ẩm là bánh kẹo nên đã nuốt phải (Ảnh minh họa).
Video đang HOT
Dù nhà là nơi an tâm nhưng đối với trẻ em, nó vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn của trẻ:
Nguy cơ điện giật
Mặc dù trên thị trường xuất hiện nhiều thiết bị gia dụng chống điện giật nhưng vẫn không tránh được việc trẻ nghịch ngợm. Cha mẹ luôn cần cần kiểm tra các thiết bị, ổ cắm trong nhà kịp thời, đảm bảo các thiết bị đang sử dụng đều an toàn và không bị rò rỉ điện. Ngoài ra để mắt đến trẻ thường xuyên là việc cực kì cần thiết để phòng tránh điện giật.
Khi xảy ra tai nạn điện giật, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là cắt nguồn điện, đồng thời sử dụng vật liệu cách điện để cách ly trẻ khỏi nguồn điện. Sau đó bố mẹ hãy kiểm tra tình trạng của trẻ và đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức nếu trẻ có biểu hiện sức khỏe nghiêm trọng.
Nguy cơ bỏng
Đến một độ tuổi nhất định, trẻ cần được rèn luyện khả năng tự chăm sóc bản thân, nhưng nếu để bé tự rót nước hoặc tự tắm, người lớn vẫn phải ở bên cạnh. Đặc biệt khi đổ nước, nếu không cầm chắc mà đổ lên người rất dễ gây bỏng diện rộng. Tai nạn bỏng không được xử lý đúng cách sẽ để lại một vùng sẹo lớn.
Khi trẻ bị bỏng nước, việc đầu tiên cha mẹ nên rửa sạch bằng vòi nước lạnh đang chảy, sau đó quấn vết thương bằng khăn sạch rồi đưa trẻ đến bệnh viện.
Nhiều vụ việc đau lòng xảy ra khi trẻ bị ngã khỏi cửa sổ, ban công không có rào chắn (Ảnh minh họa).
Độ cao nguy hiểm
Đứa trẻ nào cũng hoạt bát, thích leo trèo. Những nơi như cửa sổ cũng là nơi thường xuyên xảy ra tai nạn trong nhà. Nhiều vụ việc đau lòng xảy ra khi trẻ bị ngã khỏi cửa sổ, ban công không có rào chắn, đó là một bi kịch không thể cứu vãn. Nếu bạn có trẻ em ở nhà, bạn nên làm hàng rào bảo vệ trên cửa sổ, và phải nhiều lần nói với trẻ không được đến cửa sổ chơi. Ngoài việc liên tục nhấn mạnh đến sự an toàn với con cái, cha mẹ không nên để con một mình ở những nơi nguy hiểm.
Kéo tay trẻ em, coi chừng bán trật chỏm quay
Bán trật có nghĩa là trật một phần, còn chỏm quay là phần trên cùng của xương quay (1 trong 2 xương vùng cẳng tay).
Trong khi vui chơi với trẻ nhỏ, không hiếm gặp trường hợp cha mẹ giật tay để kéo bé dậy, hoặc nằm chụp cổ tay kéo lại khi bé trượt ngã thì đột nhiên bé khóc thét, không cử động được tay nữa, kêu đau vùng khuỷu tay. Nếu vậy, rất có thể bé đã bị bán trật chỏm quay, một chấn thương thường gặp ở trẻ nhỏ.
Bán trật chỏm quay, hay còn được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác như "khuỷu tay bị kéo" (Pulled elbow), "khuỷu tay do người trông trẻ" (babysitter's elbow)... là một chấn thương ảnh hưởng đến khớp khuỷu, khá thường gặp ở trẻ em.
Bán trật có nghĩa là trật một phần, còn chỏm quay là phần trên cùng của xương quay (1 trong 2 xương vùng cẳng tay). Do đó, bán trật chỏm quay nghĩa là chấn thương làm cho đầu trên xương quay bị trật 1 phần ra khỏi vị trí vốn có của nó ở khuỷu tay.
Nguyên nhân gây bán trật chỏm quay
Bán trật chỏm quay hay xảy ra ở trẻ em, đặc biệt trẻ từ 1- 4 tuổi. Tại khuỷu tay có một dây chằng gọi là dây chằng vòng giúp giữ xương vùng khuỷu đúng vị trí. Dây chằng này ở trẻ em yếu hơn người lớn nhiều, và sẽ chắc khỏe hơn sau 4 tuổi.
Khi tay trẻ bị kéo đột ngột, làm một phần dây chằng vòng bị trượt vào đầu trên xương quay, và kẹt vào khớp nối giữa xương quay với xương cánh tay, đồng nghĩa với chỏm quay bị bật một phần ra khỏi dây chằng vòng, gây bán trật chỏm quay. Nếu chỏm quay này bị bật hoàn toàn ra ngoài thì gọi là trật chỏm quay.
Những động tác có khả năng gây bán trật chỏm quay là những động tác làm căng duỗi đột ngột vùng khuỷu tay của trẻ như: Kéo tay trẻ đột ngột ra trước; giữ tay trẻ khi chúng đang giằng tay lại; kéo hoặc chụp tay trẻ khi trẻ ngã; xách tay hay đung đưa cánh tay trẻ...
Triệu chứng của bán trật chỏm quay
Là các triệu chứng xuất hiện sau cơ chế chấn thương như trên, trẻ có dấu hiệu: khóc do đau và sợ, nếu hỏi, trẻ sẽ chỉ đau vùng khuỷu tay, cố giữ tay đau sát người; không chịu cử động tay; không duỗi thẳng được cánh tay. Ít khi thấy sưng hay bầm tím rõ vì chỏm quay chỉ trật một phần.
Hình ảnh trật mỏm quay, nguy cơ khi chơi đùa không đúng cách với trẻ nhỏ.
Điều trị bán trật chỏm quay
Khi có các dấu hiệu trên cần đưa trẻ đến bác sĩ chấn thương chỉnh hình. Thông thường chỉ nghe kể cơ chế chấn thương, triệu chứng của trẻ và khám mà không cần thêm xét nghiệm gì là bác sĩ có kinh nghiệm sẽ chẩn đoán được. Chụp Xquang ít có giá trị chẩn đoán vì bán trật chỏm quay ít thể hiện rõ trên Xquang, nhưng có thể bác sĩ sẽ cho chụp để loại trừ các tổn thương phối hợp như gãy xương hay để phân biệt với trật hoàn toàn chỏm quay.
Trên đường đến bệnh viện, người nhà cần chú ý: Để tay trẻ ở tư thế trẻ thấy dễ chịu nhất, không di động tay trẻ khỏi tư thế đó. Có thể đặt một túi đá lạnh vào khuỷu đau, nhưng nếu trẻ không đồng ý thì không cần cũng được. Có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau.
Bác sĩ sẽ nắn để chỏm quay và dây chằng vòng về lại vị trí cũ, thông thường cũng không cần đến giảm đau hay gây tê để nắn vì thủ thuật khá nhanh. Trẻ thường dễ chịu ngay, hoặc có thể còn đau chút ít sau đó. Sau nắn 15 phút hoặc tối đa vài giờ là trẻ có thể vận động bình thường trở lại.
Sau nắn, bác sĩ có thể đặt nẹp cố định hoặc treo tay cho bé đến khi bé hết đau hoàn toàn và để ổn định dây chằng, bao khớp.
Những điều cần lưu ý khi trẻ bị bán trật chỏm quay
Trẻ đã bị bán trật chỏm quay có nguy cơ cao sẽ bị tái phát, đặc biệt vài tuần đầu sau khi bị. Do vậy, cần chú ý khi chơi đùa, chăm sóc trẻ, tránh các động tác có thể gây bán trật trở lại cho trẻ. Và một điều cần chú ý là cha mẹ khi thấy trẻ có các dấu hiệu trên sau cơ chế bị kéo giật đột ngột cần đưa ngay trẻ đến bác sĩ chấn thương chỉnh hình có kinh nghiệm để được chẩn đoán, xử trí đúng.
Nhiều trường hợp trẻ đi khám, được chụp phim và kết luận chấn thương phần mềm, chỉ cho bó bột, cố định mà không nắn chỉnh... hậu quả là về sau trẻ phải phẫu thuật để đặt lại chỏm quay đúng vị trí.
Suýt mất mạng do tai nạn đứt đôi khí quản Kết quả nội soi phế quản cấp cứu, các bác sỹ ghi nhận, bệnh nhân bị đứt khí quản đoạn 1/3 trên. Suýt mất mạng do hóc xương cá dứaSuýt mất mạng do bị cua bể cắpSuýt mất mạng do tự ý sử dụng thuốcCon trai suýt mất mạng vì uống đơn thuốc mẹ tự mua Ngày 10/3, BSCK2 Phạm Thanh Phong, Phó...