Bé gái Úc đòi quyền được mặc quần đến trường
Kiến nghị yêu cầu cho phép con gái được mặc quần đi học như các bạn nam của một phụ huynh học sinh đã được ban giám hiệu một trường Công giáo ở Melbourne, Úc chấp nhận. Nhà trường thậm chí còn hứa sẽ xem xét thay đổi quy định phân biệt đồng phục giữa nam sinh và nữ sinh.
Nhiều trường học ở Úc quy định, chỉ nam sinh mới được mặc quần đi học còn nữ sinh phải mặc váy.
Theo Mashable, cô Simone Cariss, một phụ huynh học sinh tại trường tiểu học Công giáo Our Lady of the Nativity Primary School ở thành phố Melbourne, bang Victoria, miền Đông Nam nước Úc đã đăng kiến nghị lên trang Change.org vào cuối tuần trước, sau khi nhà trường từ chối đề nghị cho con gái cô là Asha mặc quần đi học.
Theo Mashable, Asha đã liên tục thắc mắc với mẹ rằng, “tại sao con không thể mặc quần đi học như các bạn nam” bởi bé cho rằng, mặc quần sẽ giúp bé dễ dàng chạy nhảy, leo trèo, đi xe đạp, chơi bóng giống như các bạn.
“Bởi vì con là con gái – Đó không phải là câu trả lời mà tôi muốn nói với cô con gái 6 tuổi của mình. Cô con gái tôi đã luôn tin tưởng rằng con bé có khả năng làm bất cứ điều gì và chinh phục bất cứ thử thách nào, bất kể giới tính. Con bé có quyền thích những gì con bé thích mà không cần phải quan tâm đến định kiến về giới”, cô Simone viết trong kiến nghị.
Video đang HOT
Bé gái Asha và mẹ.
Kiến nghị yêu cầu cho phép nữ sinh mặc quần đi học của Simone Cariss ngay lập tức thu hút sự chú ý của dư luận và thổi bùng lên các cuộc tranh luận về bình đẳng giới khi đề cập đến vấn đề đồng phục trong phạm vi toàn tiểu bang Victoria.
“Chỉ các nam sinh mới được mặc quần đến trường. Còn nữ sinh phải mặc áo dài thắt ngang lưng vào mùa đông và váy vào mùa hè”, kiến nghị của cô Simone viết.
Kiến nghị của cô Simone đã nhận được hơn 14.000 chữ ký ngay sau khi được đăng tải. Những người ủng hộ còn nhiệt tình chia sẻ kiến nghị trên các phương tiện truyền thông xã hội với từ khóa hashtag là #girlswearpantstoo (tạm dịch: bé gái cũng có quyền được mặc quần).
Ngoài ra, hôm thứ Hai (16.5), cô Simone cũng đã liên lạc với hiệu trưởng trường tiểu học nơi Asha theo học để xin phép con gái được mặc quần đến trường. Yêu cầu của cô Simone đã được nhà trường chấp nhận, theo airfax Media. Asha đã được cho phép mặc quần đi học từ hôm nay (17.5).
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có sự thay đổi trong quy định phân biệt đồng phục chung dành cho nữ sinh và nam sinh trên toàn bang Victoria.
“Các bé gái ở tất cả các trường nên được mặc quần đi học. Tôi nghĩ rằng việc các trường học duy trì quan điểm trung lập về giới tính là rất quan trọng”, cô Simone chia sẻ.
Trong một trường hợp liên quan, một trường học khác ở Úc – Trường trung học Nghệ thuật biểu diễn Newtown ở Sydney – mới đây cũng đã thay đổi chính sách đồng phục sau khi học sinh kiên trì kiến nghị với nhà trường. Theo chính sách đồng phục mới, học sinh được phép mặc quần hoặc váy theo sở thích của họ, không phân biệt giới tính.
Theo Danviet
Đề nghị bắt buộc xác định giới tính thai nhi ở Ấn Độ
Một đề nghị mới được đưa ra đối với các thai phụ ở Ấn Độ là bắt buộc phải đi xác định giới tính của thai nhi, một biện pháp được cho nhằm hạn chế tình trạng phá thai có giới tính nữ.
Ấn Độ lâu nay vẫn áp dụng chính sách cấm xác định giới tính thai nhi - Ảnh: Reuters
Một đề nghi nghe có vẻ trái với tự nhiên được đưa ra bởi một bộ trưởng của Ấn Độ phụ trách những vấn đề về phụ nữ và trẻ em.
Ấn Độ lâu nay vẫn áp dụng chính sách cấm xác định giới tính thai nhi nhằm hạn chế tình trạng phá thai. Nhiều người Ấn Độ vẫn còn có lối suy nghĩ bảo thủ, thích con trai hơn con gái, vì vậy khi phát hiện thai nhi là nữ nhiều ông bố, bà mẹ ở đất nước này quyết định phá thai. Cấm xác định giới tính thai nhi được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng nhằm ngăn chặn hiện tượng chênh lệch về tỷ lệ nam, nữ.
Tuy nhiên, bà Bộ trưởng Maneka Gandhi cho rằng cần phải bắt các thai phụ đi khám thai và xác định giới tính thai nhi, theo AFP hôm nay 2.2. Theo bà Gandhi, bằng cách bắt buộc thai phụ đi xác định giới tính thai nhi, giới chức y tế có cơ sở để biết được tình trạng mang thai của các thai phụ cho đến khi họ sinh em bé.
Thông tin dữ liệu về thai nhi, kể cả giới tính được lưu vào hệ thống máy tính và được theo dõi liên tục, khiến các ông bố, bà mẹ phải dè chừng trước quyết định phá thai khi họ không hài lòng với giới tính của thai nhi mà họ sẽ sinh ra.
Cha mẹ và bác sĩ có thể bị phạt đến 5 năm tù nếu yêu cầu hoặc thực hiện việc kiểm tra xác định giới tính của thai nhi, thế nhưng việc làm này vẫn xảy ra phổ biến ở Ấn Độ và phá thai tràn lan. Một thống kê hồi năm 2011 của tờ báo y khoa The Lancet (Anh) cho biết có 12 triệu trường hợp thai nhi có giới tính nữ bị phá trong vòng 3 thập niên ở Ấn Độ.
Ở Ấn Độ, cứ 1.000 đàn ông thì có 940 nữ, theo số liệu thống kê của giới chức địa phương hồi năm 2011 so với con số 933 nữ của năm 2001.
Vinh Sơn
Theo Thanhnien
Bộ trưởng quốc phòng Serbia mất chức vì xúc phạm nhà báo nữ Thủ tướng Serbia, Aleksandar Vucic ngày 7.12 tuyên bố cách chức Bộ trưởng Quốc phòng Bratislav Gasic sau khi ông này đưa ra phát biểu mang tính phân biệt giới tính với một nhà báo nữ. Xúc phạm nhà báo nữ, ông Bratislav Gasic giờ đã thành cựu bộ trưởng quốc phòng Serbia - Ảnh: AFP Theo CBS, ông Gasic đã gây phẫn...