Bé gái sợ hãi giơ tay hàng và bi kịch của trẻ em Syria qua ống kính
Khuôn mặt “đông cứng” vì sợ hãi của bé gái Syria trước ống kính chỉ là một trong vô số những bức ảnh phản ánh bi kịch của trẻ em Syria ở trại tị nạn.
Em bé Syria có tên Adi Hudea, 4 tuổi đã giơ hai tay đầu hàng, với đôi môi mím chặt, sợ hãi tột độ đến mức không dám khóc, khi tưởng nhầm ống tele của máy ảnh đang chĩa về mình là khẩu súng – thứ em vốn thấy thường ngày.
Phóng viên ảnh Osman Sagirli người Thổ Nhĩ Kỳ là tác giả của tấm ảnh này
Bức ảnh đã khiến cộng đồng mạng dậy sóng những ngày qua, phản ánh rõ sự tổn thương sâu sắc trong tâm hồn những đứa trẻ Syria thơ ngây, bé bỏng sinh ra và lớn lên giữa bom đạn. Trẻ em luôn là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong mọi cuộc chiến.
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) ngày 12/3 công bố báo cáo cho biết có khoảng 14 triệu trẻ em bị ảnh hưởng do cuộc xung đột leo thang ở Syria và Iraq, dẫn đến cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất trong khu vực này thời gian gần đây.
Báo cáo của UNICEF cho biết cuộc xung đột ở Syria bước sang năm thứ 5 liên tiếp đang “cướp đi cả một thế hệ trẻ” ở nước này. Hơn 5,6 triệu trẻ em Syria đang sống trong tình trạng tuyệt vọng tại các trại tị nạn ở các nước láng giềng như Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và thiếu thốn trầm trọng các dịch vụ y tế, giáo dục và an ninh.
Cuộc khủng hoảng này ngày càng ảnh hưởng tới Iraq, buộc hơn 2,8 triệu trẻ em phải rời bỏ gia đình, nhiều trẻ bị mắc kẹt trong khu vực kiểm soát của các nhóm vũ trang.
Ông Anthony Lake, giám đốc điều hành UNICEF nhấn mạnh: “Đối với những bé nhỏ tuổi, cuộc khủng hoảng này là tất cả những gì mà các em biết. Đối với thanh thiếu niên đang bước vào giai đoạn hình thành nhân cách, bạo lực và sự đau khổ không chỉ để lại vết sẹo trong quá khứ mà còn định hình tương lai các em”.
UNICEF ước tính có ít nhất 2 triệu trẻ em Syria cần đến sự hỗ trợ hoặc điều trị tâm lý./.
Chùm ảnh: Ánh mắt trẻ em Syria qua ống kính
Cô bé Syria này tên là Rahaf 10 tuổi đang phải trông 3 đứa em, phải sống trong khu dân cư “ổ chuột” Lebanon.Gia đình em phải chạy khỏi quê hương vì bom đạn vào tháng 6/2014
Video đang HOT
Cậu bé Mohammed, 7 tuổi, đã bị bỏng nặng bởi một vụ đánh bom vào nhà của ông nội em ở thành phố Homs trong năm 2012.
Cô bé Ali này được sinh ra trong một lò mổ, nơi gia đình em sống trong một căn hộ 2 phòng nhỏ dành cho 7 người ở ngoại ô Beirut, Lebanon
Yemen 5 tuổi và mẹ của em 24 tuổi đã chạy khỏi bom đạn ở Yabroud sau cái chết của bố em và các anh chị năm 2012. Cũng từ đó, em bị tự kỷ vì luôn ám ảnh về cái chết của những người thân trong gia đình
Cậu bé Duha 11 tuổi và 4 người em cùng bố mẹ sống trong một chuồng gà cũ ở Mafraq, Jordan khi chạy nạn hồi tháng 8/ 2014. Dù là chuồng gà, gia đình em cũng phải trả 250USD để thuê
Mais và em gái vẫn giữ con búp bê từ hồi ở Syria. 2 em phải sống trong một căn buồng tồi tàn ở Amman, Jordan – gần hệ thống cống của thành phố, nơi mùi nước thải tràn ngập quanh năm
Em gái này chạy khỏi Kobane. Tay của cha em đặt trên cửa sổ xe buýt khi xe dừng lại ở trạm kiểm soát biên giới Syria – Iraq, 10/2014
Các em bé lẫn trong dòng người chạy nạn khỏi Kobane, Syria tháng 10/2014
Người Kurd ở Syria chạy khỏi Kobane tháng 10/2014
Ngân Giang Theo Washington Post
Theo_VOV
4 lý do khiến ảnh chụp bằng smartphone bị mờ nhòe
Những bức ảnh chụp từ camera trên smartphone hàng đầu như Galaxy S6 hoặc iPhone 6/6 Plus cũng có thể bị nhòe và mờ nếu người chụp mắc lỗi.
Ống kính bị bẩn là một trong những thủ phạm. Lớp kính phía ngoài camera tiếp xúc khá thường xuyên với ngón tay của bạn, nên trước khi chụp, người dùng hãy lau ống kính bằng một miếng vải mềm để loại bỏ dấu vân tay hoặc vết bẩn bám trên đó.
Lấy nét không đúng điểm cũng khiến ảnh chụp bởi camera trên smartphone bị nhòe mờ. Trường hợp này có thể xảy ra khi bạn chụp cận cảnh một đối tượng trên nền ảnh ở xa. Camera trên smartphone có thể sẽ lấy nét vào nền ảnh chứ không lấy nét vào đối tượng. Rất may là đa số smartphone hiện tại đều có tính năng chạm để lấy nét. Sử dụng tính năng này giúp bạn lấy nét đúng đối tượng.
Lý do thứ ba đó là ánh sáng. Ở điều kiện ánh sáng yếu, ảnh có thể bị nhòe mờ nếu bạn không giữ chắc smartphone khi chụp. Thậm chí thao tác nhấn nút chụp cũng có thể khiến ảnh bị mờ nếu bạn không cẩn thận. Ảnh không được chụp ngay lập tức, cảm biến hình ảnh của camera cần được phơi sáng trong một thời gian nhất định và trong điều kiện ánh sáng yếu, khoảng thời gian phơi sáng có thể kéo dài tới một phân tư giây hoặc hơn.
Bất kỳ rung động nào xảy ra với smartphone trong thời gian phơi sáng sẽ khiến ảnh bị nhòe/mờ. Tính năng ổn định hình ảnh quang học (OIS) giúp bạn khắc phục điểm yếu này. Tuy nhiên, OIS không thể giúp bạn nếu đối tượng mà bạn chụp chuyển động khi bạn chụp ảnh.
Dưới đây là ví dụ cụ thể cho từng trường hợp:
1. Ống kính bị bẩn
Bức ảnh này được kết hợp từ hai bức ảnh khác, bức bên trái được chụp bởi ống kính sạch và bức bên phải được chụp bởi ống kính bị bẩn. Như bạn thấy, bức ảnh bên phải trông khá mờ và "bẩn".
2. Lấy nét sai
Trong bức ảnh này, camera lấy nét vào nền ảnh chứ không phải đối tượng được chụp. Thực tế, camera không thể nắm được 100% thứ mà bạn muốn chụp. Người dùng chỉ cần kích hoạt tính năng chạm để lấy nét và chạm vào đối tượng để đảm bảo camera lấy nét đúng đối tượng.
3. Bị rung
Đây là kết quả khi camera bị rung và dịch chuyển trong khi chụp ảnh. Ảnh chụp trong điều kiện ánh sáng yếu rất dễ bị nhòe mờ. OIS giúp ích rất nhiều trong điều kiện này nhưng lưu ý là hiện nay không nhiều smartphone hỗ trợ công nghệ này.
4. Đối tượng chuyển động
Nếu trong khung hình của bạn có một đối tượng đang di chuyển nó sẽ biến thành một đốm mờ. Điều này cũng rất dễ xảy ra trong điều kiện ánh sáng yếu khi camera cần nhiều thời gian phơi sáng.
Theo ĐHK/Vnreview
Ống kính máy ảnh giá gần 5 tỷ đồng Leica R 600mm f/5 Apo-Telyt là phiên bản thử nghiệm nội bộ duy nhất còn tồn tại và chưa bao giờ được sản xuất để bán thương mại. Những sản phẩm của Leica không chỉ đắt giá ở chất lượng, thương hiệu mà còn ở tính sưu tầm. Trong hình là ống kính Leica R 600mm f/5 Apo-Telyt. Một công ty tại Áo...