Bé gái sinh non chỉ nặng hơn 300 g ở Singapore
Sinh non khi mới 23 tuần 6 ngày, em bé ở Singapore chỉ nặng 345 g, tương đương kích thước một bàn tay của người lớn.
Theo CNA, khi mang thai ở tuần 23, Rohani Mustani bị đau bụng và tăng huyết áp đột ngột do chứng tiền sản giật nghiêm trọng. Các bác sĩ cho biết tỷ lệ sống sót của thai nhi khoảng 20%.
Tiến sĩ Krishnamoorthy Niduvaje, chuyên gia tư vấn cấp cao tại khoa Sơ sinh, Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore (NUH), cho biết trẻ sinh non trước 24 tuần tuổi có cơ hội sống sót rất thấp.
Bất chấp rủi ro, Rohani và chồng quyết định sinh con bằng phương pháp mổ lấy thai khẩn cấp.
“20% vẫn là hy vọng, còn hơn là không có. Vì vậy, chúng tôi quyết định sinh con. Dù có chuyện gì xảy ra sau đó, tôi cứ phó mặc cho số phận. Tôi không hối tiếc vì đã sinh con thay vì bỏ thai”, Rohani chia sẻ.
Bé gái Zaiya chỉ nặng 345 g khi ra đời. Ảnh: CNA.
Video đang HOT
Ngày 27/3, bé gái Zaiya được sinh ra chỉ sau 23 tuần 6 ngày, nặng 345 g, tương đương một bàn tay người lớn. Ngay sau khi sinh, Zaiya được chuyển ngay đến phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (NICU).
Cô bé phải nằm trong lồng ấp bao quanh bởi các ống nối với máy thở. Cha mẹ không được chạm vào con suốt 3 tháng vì nguy cơ nhiễm trùng cao.
“Con nằm trong lồng ấp, chúng tôi chỉ có thể nhìn con qua tấm kính trong suốt. Tôi cảm thấy rất đau xót. Lần duy nhất tôi có thể nhìn trực diện con là khi y tá thay tã”, Rohani chia sẻ
Y tá Wang Xia chia sẻ đối với Zaiya, mọi thứ đều quá lớn. Các y tá phải cẩn thận luồn những ống nối vào cánh tay cô bé – tương đương ngón tay của người lớn – để truyền dịch và bổ sung dinh dưỡng trong vài tuần đầu tiên.
“Zayia không thể ăn sữa. Trẻ sinh non gặp khó khăn trong việc tiêu hóa sữa. Vì vậy, chúng tôi phải truyền bổ sung dinh dưỡng cho bé”, Wang chia sẻ.
Vì da của Zaiya rất mỏng, gần như trong suốt, cô bé phải thay tã ít nhất 6-8 lần mỗi ngày để tránh bị kích ứng và nứt da, có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Sau 6 tháng điều trị, Zaiya được xuất viện khỏe mạnh. Ảnh: CNA.
Rohani cho biết một trong những trở ngại chính của Zaiya là tăng cân. Cô luôn hy vọng được nghe y tá thông báo về việc tăng cân của con gái. Thậm chí chỉ cần tăng 100 g hay 200 g cũng là tin vui với Rohani.
Ngoài ra, tiến sĩ Krishnamoorthy cho biết vì Zaiya sinh non, các mạch máu trong mắt không phát triển đầy đủ “theo cách có tổ chức”. Cô bé có thể bị mù nếu không được điều trị đúng cách. Zaiya cũng có lỗ hỏng nhỏ ở tim.
Rất may mắn, sau 6 tháng điều trị, Zaiya nặng 4,27 kg và khỏe mạnh. Cô bé đạt được các mốc quan trọng cần thiết khi được 2 tháng như đáp lại lời người khác bằng cách mỉm cười, ngẩng đầu và cầm nắm đồ vật.
Sau khi dùng thuốc, lỗ hổng ở tim của Zaiya đóng lại, không cần phẫu thuật. Cô bé được xuất viện vào tháng 8 và sau đó quay lại để phẫu thuật mắt bằng tia laser. Ca phẫu thuật cũng thành công.
Các bác sĩ cho biết Zaiya có thể là một trong những em bé nhỏ nhất Singapore sống sót và được xuất viện.
Gần nửa triệu trẻ sơ sinh thiệt mạng năm 2019 vì ô nhiễm không khí
Báo cáo mới cho thấy một sự thật đáng báo động: ô nhiễm không khí là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh vào tháng đầu đời, với đa số nạn nhân ở các nước đang phát triển.
Ô nhiễm không khí là nguy cơ gây tử vong hàng đầu cho trẻ sơ sinh - AFP/GETTY
Viện Tác động Sức khỏe, trụ sở tại thành phố Boston bang Massachusetts (Mỹ) vừa công bố báo cáo với tựa đề "Trạng thái của không khí trên toàn cầu năm 2020", theo Đài CBS News hôm 22.10.
Báo cáo cho thấy đã có 476.000 trẻ sơ sinh thiệt mạng vào năm ngoái do ô nhiễm khí hậu, đa số tại những quốc gia nghèo và đang phát triển.
"Ô nhiễm không khí có liên quan đến nguy cơ tăng cao khiến trẻ sinh ra nhẹ cân và sinh non", báo cáo ghi nhận.
Trẻ sơ sinh thiếu cân nghiêm trọng hoặc sinh non quá mức dễ gặp vấn đề về sức khỏe, như viêm đường hô hấp thấp, tiêu chảy, tổn thương não, rối loạn máu và chứng vàng da.
"Vào năm 2019, ô nhiễm không khí đã 'thăng hạng' một bậc, từ vị trí thứ 5 vào năm trước đó lên thứ 4 trong danh sách yếu tố nguy cơ gây tử vong cao trên toàn cầu, bên cạnh béo phì, cholesterol cao và suy dinh dưỡng", theo báo cáo.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện người dân Ấn Độ đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí cao nhất trên toàn cầu, kế đến là Nepal, Niger, Qatar và Nigeria. Bên cạnh đó, châu Á, châu Phi và Trung Đông cũng nằm trong số các khu vực bị ảnh hưởng sức khỏe nặng nhất vì ô nhiễm không khí.
Cẩn trọng với tiền sản giật ở phụ nữ mang thai Phụ nữ mang thai luôn tiềm ẩn nguy cơ bị tiền sản giật, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và bản thân. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã có cuộc trò chuyện cùng bác sĩ Hà Diễm Hằng, Trưởng Khoa Sản bệnh, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh này. Xin...