Bé gái sinh bằng thụ tinh ống nghiệm giờ ra sao?
Là một trong ba bé được sinh bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên tại Việt Nam, cô bé Phạm Tường Lan Thy giờ đã một thiếu nữ 15 tuổi xinh đẹp, học giỏi.
Ngày 30/4/1998, cách đây 15 năm, 3 trẻ thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) đầu tiên của Việt Nam ra đời. Đây là một trong những thành tựu xuất sắc của nền y học Việt Nam. 3 em bé, được đặt tên là Phạm Tường Lan Thy, Lưu Tuyết Trân, Mai Quốc Bảo.
Trong lễ khai giảng vừa qua tại trường chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM), cô bé Phạm Tường Lan Thy đã vô tình lọt vào ống kính của phóng viên. Và cô bé, cùng gia đình của mình đã có những câu chuyện cảm động về cuộc sống của mình.
Đánh bạn vì bị trêu khác người
Hai vợ chồng anh Phạm Xuân Tài (49 tuổi) và chị Phạm Thị Thanh Dung (53 tuổi) kết hôn từ năm 1986 nhưng hơn chục năm chạy chữa, “vái tứ phương” vẫn không thể có được một đứa con. Năm 1997, anh Tài tình cờ gặp được bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, khi ấy là Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ. Năm 1997 cũng là năm đầu tiên kỹ thuật TTTON được bác sĩ Phượng mang về Việt Nam.
Được bác sĩ giới thiệu về phương pháp TTTON, một tia hy vọng lóe lên với vợ chồng anh Tài. Sau khi chuyển phôi, đến ngày 30/4/1998, niềm vui vỡ òa trong anh Tài và gia đình khi chào đón cô con gái ra đời cùng ngày với 2 đứa trẻ còn lại. Cô con gái của mình được anh Tài đặt tên Phạm Tường Lan Thy.
“Lúc đầu tính đặt tên con là Phạm Tường Lan, là tên ghép của bác sĩ Hồ Mạnh Tường và Vương Thị Ngọc Lan, là hai bác sĩ đóng vai trò chính đối với sự ra đời của bé. Nhưng do tên Lan trùng với tên mẹ vợ nên đặt tên cháu là Phạm Tường Lan Thy”, anh Tài giải thích.
Hình ảnh tư liệu ê kíp bác sĩ trong ngày Phạm Tường Lan Thy chào đời
Từ khi ra đời, bé Lan Thy cũng phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác. Anh Tài nói: “Bé cũng khóc, cũng biếng ăn, ho, sốt, sổ mũi… như mọi trẻ em thôi. Được cái cháu không bị bệnh gì từ đó đến nay, phát triển rất bình thường”.
Đến khi Lan Thy biết nói, biết đọc, gia đình có nói về trường hợp TTTON, cho xem lại những hình ảnh quý giá, bài báo về ngày Lan Thy chào đời. “Lúc 4 tuổi, em nhớ có lần mình lục trong tủ thấy một sấp hình ảnh, giấy báo. Ba thấy được mới giải thích, tuy nhiên lúc đó em không hiểu gì nhiều, mãi đến khi em học đến lớp 6 em mới hiểu về trường hợp của mình”, Lan Thy chia sẻ.
Video đang HOT
Lan Thy cùng bố xem lại những hình ảnh, bài báo về sự kiện ý nghĩa của mình và nền y học Việt Nam
Câu chuyện bé Thy được sinh ra bằng phương pháp TTTON được nhiều bạn bè trong lớp học biết đến sau khi đọc báo, xem tivi. Lan Thy kể hồi học lớp 3, em hay bị bạn bè trong lớp chọc là khác người nhưng em không hề thấy mặc cảm và không kể chuyện này cho cha mẹ biết.
“Những lúc bị trêu chọc, em tức lắm, có lần em còn lao vào đánh bạn cùng lớp vì nói em khác người. Tuy nhiên, dần dần bạn bè cũng hiểu và không còn chọc em nữa”, cô bé nhớ lại.
Nhiều lần Lan Thy bị bạn chọc là khác người nhưng cô bé không bao giờ nói cho gia đình biết
Trái lại, từ khi hiểu về phương pháp mình ra đời, biết mình là kết quả của thành tựu y học Việt Nam, Lan Thy cảm thấy tự hào về mình. Cô nữ sinh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong trở nên nổi tiếng trong trường cấp 2, Nguyễn Gia Thiều vì điều ấy. Đó là hồi lớp 6, khi học đến môn sinh học có bài về thụ tinh. Trong phần phụ của bài học, sách giáo khoa có nhắc đến sự kiện Thy và 2 bé khác ra đời. Được cô giáo dạy Sinh Học kể cho cả lớp nghe về việc này, nên từ đó Thy được nhiều bạn biết đến, làm quen.
Lan Thy chia sẻ: “Đến giờ em vẫn giữ liên hệ với bà ngoại là bác sĩ Phượng, ba Tường và má Lan. Em rất tự hào khi được sinh ra bằng một phương pháp khoa học hiện đại như vậy. Em luôn vui vẻ trả lời cặn kẽ khi có bạn nào hỏi về trường hợp của mình”.
Năng khiếu âm nhạc, mơ ước làm bác sĩ
Từ lúc bé, theo lời kể của anh Tài thì con gái mình đã bộc lộ khả năng về âm nhạc. Lúc cô bé được 3 tuổi, trong một lần nghịch nhạc cụ đồ chơi, cô bé Lan Thy gõ ra những âm thanh như một bản nhạc. Từ đó, gia đình mới thử cho con làm quen với các nhạc cụ. Từ cây đàn guitar và bài dạy đàn của bố, Lan Thy nhanh chóng biết đàn. Vô nhà thiếu nhi, Thy được học thêm piano, violon và chơi được cả kèn saxophone. Từ lớp 7, Lan Thy làm lớp phó văn thể mỹ, là thành viên cốt cán của đội kèn trường THCS Nguyễn Gia Thiều, mang về nhiều giải thưởng văn nghệ cho lớp, cho trường.
Sở trường là âm nhạc, Lan Thy chơi được nhiều loại nhạc cụ
Nói về âm nhạc, Lan Thy tươi cười khoe: “Em học chơi các nhạc cụ dễ dàng, cứ thế học là chơi được thôi. Hầu như loại kèn nào em cũng có thể chơi được trừ kèn Harmonica. Vừa vào lớp 10 em đã đăng kí vào sinh hoạt trong CLB Harmonica của trường rồi nè”. Tuy giỏi về âm nhạc nhưng Thy tự nhận mình chỉ thích nghệ thuật chứ không đam mê, không có năng khiếu nhiều. “Em thích làm bác sĩ hơn vì em rất thích môn sinh học, chỉ vậy thôi”, cô bé lý giải.
Suốt từ lớp 1 đến nay, Lan Thy đều là học sinh giỏi, năng nổ
Hiện đang là nữ sinh lớp 10, chuyên văn, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
Về học tập, Lan Thy hiện đang là học sinh lớp 10 chuyên văn THPT chuyên Lê Hồng Phong, từ lớp 1 đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Thời gian sau giờ học, Thy thường phụ giúp mẹ làm việc nhà, bán trái cây hoặc đi chơi bóng rổ.
“Hai vợ chồng cũng không tính sinh thêm đứa nữa để tập trung nuôi dạy con cho tốt. Nhiệm vụ trước mắt của cháu là học thật tốt, nếu sau này thích âm nhạc gia đình luôn tạo điều kiện”, anh Tài cho hay.
Còn với bác sĩ Vương Thị Ngọc Lan, cô và các bác sĩ trong ekip năm nào vẫn giữ liên hệ thường xuyên với Lan Thy và các bé còn lại. Bác sĩ Lan chia sẻ: “Nhìn thấy Lan Thy học giỏi, phát triển bình thường tôi vui lắm, vì qua đó cho thấy phương pháp TTTON ở Việt Nam mang lại hiệu quả cao, giúp ích cho nhiều cặp vợ chồng”.
Theo Như Quỳnh (Tri thức trực tuyến)
Nên hay không công nhận việc "đẻ thuê"?
Những ngày vừa qua, dư luận bỗng "nóng" lên khi một số hình ảnh và câu chuyện của những người chuyên "đẻ thuê" cho các cặp vợ chồng hiếm muộn được đăng tải.
Một trường hợp sinh con nhờ mang thai hộ. (Ảnh minh họa).
Chuyện không có gì mới, nhưng được các phương tiện truyền thông "xới xáo" lên trong thời điểm Luật Hôn nhân và gia đình đang sửa đổi và bổ sung thêm nội dung này đã gây sự chú ý trong dư luận.
Những cái kết có hậu
Sinh đẻ vốn là thiên chức của phụ nữ, nhưng vì lý do nào đó, không ít phụ nữ không thể mang thai, dù họ vẫn có khả năng làm mẹ. Nếu đến những nơi chữa vô sinh, thấu hiểu được nỗi khổ tâm của các cặp vợ chồng hiếm muộn, chắc chắn nhiều người sẽ đồng tình rằng mang thai hộ cần được thừa nhận - theo đúng nghĩa là mang thai hộ, nhằm giúp những gia đình hiếm muộn có được đứa con. Trên thực tế, việc nhờ "mang thai hộ" hay " thuê đẻ" vẫn đang được nhiều cặp vợ chồng thực hiện, nhưng vì pháp luật cấm nên mọi việc vẫn diễn ra "âm thầm", "bí mật", chỉ đến khi đứa trẻ ra đời, những ông bố, bà mẹ này mới dám công bố với người thân.
Như trường hợp của chị P, ở quận Đống Đa, Hà Nội, hai vợ chồng chị sinh sống và học tập ở Pháp nhiều năm nhưng vẫn không có con. Năm 2010 chị quyết định về Việt Nam làm việc và tiếp tục chữa bệnh vô sinh. Tuy nhiên, rất nhiều lần đã làm thụ tinh ống nghiệm, tốn kém hàng trăm triệu đồng vẫn không thành công. Chị P cho biết, một lần chị đi khám bệnh ở một bà lang trên phố Bích Câu (nay bà đã mất), sau khi thăm khám, bà lang nói tử cung chị bị cứng không thể mang thai được và ý nghĩ nhờ người khác mang thai hộ của chị nảy sinh từ đó.
May mắn được một người quen mách nước và dẫn dắt, chị đã nhờ một phụ nữ mang thai hộ. Qua các thủ tục xét nghiệm tại Bệnh viện C, phôi của hai vợ chồng chị được cấy vào tử cung của người phụ nữ kia. Mọi thủ tục với người mang thai hộ này do phía trung gian làm, chị cũng không biết nhiều về cô gái đó, chỉ biết cô gái quê Cần Thơ và rất "mát tay", đã sinh con bằng phương pháp này cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn và đều thành công. Gần 9 tháng sau, cô gái đã sinh cho vợ chồng chị một bé trai rất kháu khỉnh. Đến nay cháu bé đã được 1 tuổi, khỏe mạnh, mang gen của hai vợ chồng chị. Chị cho biết, dù tổng mức chi phí cho đến khi đứa bé ra đời vào khoảng 200 triệu đồng, nhưng chị thấy rất hài lòng và mãn nguyện.
Tương tự trường hợp của chị Nguyễn Hồng V, năm nay 36 tuổi, công tác tại một cơ quan truyền thông ở Hà Nội. Sau hơn 10 năm chạy chữa và nhiều lần làm thụ tinh ống nghiệm không thành công, chị đã nhờ em gái ruột mang thai hộ và kết quả chị đã có một bé gái được hơn 8 tháng tuổi...
Những đứa trẻ được ra đời bằng phương pháp "nhờ tử cung của người khác" này đã thực sự mang đến hạnh phúc cho các cặp vợ chồng hiếm muộn.
Nên thừa nhận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Có lẽ, cũng từ thực tiễn của nghề y mà Vụ Pháp chế, Bộ Y tế đã kiến nghị bổ sung quy định mang thai hộ vào Luật HN&GĐ đang sửa đổi. Theo cơ quan này, hiện nay nhu cầu "mang thai hộ" là có thật và khá phổ biến, là nguyện vọng chính đáng đối với các trường hợp vì bệnh lý như dị tật bẩm sinh - không có tử cung, u xơ tử cung, suy tim, suy gan, suy thận, tai biến sản khoa cắt tử cung... Những trường hợp này hoặc không thể có con hoặc không đủ sức khỏe để mang thai nhưng họ vẫn có noãn và mong muốn được hưởng quyền làm mẹ. Khi noãn và tinh trùng của hai vợ chồng họ được tạo thành phôi và chuyển phôi vào dạ con của người phụ nữ nhận mang thai hộ, đứa trẻ sinh ra đều mang gen của hai vợ chồng.
Luật HN&GĐ năm 2000 chưa có quy định cụ thể về mang thai hộ. Còn Nghị định số 12/2003/NĐ-CP về sinh con theo phương pháp khoa học cũng nghiêm cấm các hành vi mang thai hộ và sinh sản vô tính.
Theo Ban soạn thảo Luật HN&GĐ sửa đổi, hiện có 3 quan điểm khác nhau về mang thai hộ. Nhiều ý kiến cho rằng, chưa nên quy định mang thai hộ vào trong Luật HN&GĐ, thậm chí đề nghị cấm hoàn toàn mang thai hộ vì đây là vấn đề phức tạp, có thể mang lại hậu quả khó lường cho đứa trẻ được sinh ra sau này, và trái thuần phong mỹ tục, tập quán của người Việt Nam.
Tuy nhiên, nhiều Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức liên quan ủng hộ thừa nhận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, để giúp những cặp vợ chồng không có khả năng sinh con được quyền làm cha, mẹ theo nguyện vọng. Nhưng, để tránh bị lạm dụng, Luật HN&GĐ phải quy định cụ thể và chặt chẽ điều kiện được mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm, mục đích của việc mang thai hộ.
Hiện, định hướng sửa đổi Luật HN&GĐ đang đưa ra hai phương án, chỉ cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại, đồng thời cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Hoặc phương án hai là cấm hẳn trường hợp mang thai hộ vì bất kỳ mục đích nào. Phương án một nhận được sự đồng thuận của đại đa số các Bộ, ngành, tổ chức và các cơ quan liên quan.
Từ thực tiễn, việc cấm hoàn toàn việc mang thai hộ đã hạn chế mong muốn chính đáng của rất nhiều gia đình hiếm muộn, vô sinh. Nhiều ý kiến cũng cho rằng, cần phân định rõ việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo với việc mang thai hộ nhằm mua bán trẻ sơ sinh, lách luật để sinh con thứ ba, sợ tốn thời gian mang bầu, sinh con, làm cơ thể xấu đi... hoặc trường hợp người chồng lợi dụng việc đồng tình "thuê đẻ" của người vợ (do không thể mang thai) để quan hệ với người đẻ thuê, dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình...
Nhiều nước trên thế giới thừa nhận việc mang thai hộ Nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới như Hà Lan, Bỉ, Canada, Australia, Israel, Hy Lạp, Hồng Kông... cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, nhưng nghiêm cấm vì mục đích thương mại. Bên cạnh đó, một số nước như Ấn Độ coi việc mang thai hộ là hợp pháp, bất kể vì mục đích thương mại hay nhân đạo. Tại Anh, việc mang thai hộ bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản và cả việc quảng cáo để tìm người mang thai hộ đều được cho phép. Còn tại Hungary, phương pháp mang thai hộ chỉ được cho phép giữa các thành viên trong một gia đình...
Theo xahoi
Nam sinh rao bán 'con giống' như ngoài chợ Nhiều nam sinh viên do hoàn cảnh khó khăn hoặc thua bạc mà phải bán tinh trùng cho các cặp hiếm muộn và cho rằng việc làm đó là 'tốt đời đẹp đạo'. Sinh viên tên Phương (ngồi bên phải) trao đổi về cách cho "giống" trực tiếp". "Tôi là sinh viên cao 1m72, nặng 58 kg, sức khỏe tốt, không bệnh tật,...