Bé gái nguy kịch sau 3 ngày sốt nhẹ do hậu COVID-19
Bé gái chuyển nguy kịch hậu COVID-19. Sau 3 ngày sốt nhẹ kèm nôn ói, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng người tím tái, mạch nhẹ, tim lờ đờ, men tim và men gan tăng cao, suy hô hấp.
Ngày 3/4, Bệnh viện Nhi Đồng TP (TP.HCM) đã tiếp nhận nữ bệnh nhi N.T.K.B (7 tuổi trú tại Tây Ninh) nhiễm COVID-19. Bệnh nhi đã khỏi COVID-19 được 2 tuần và nhập viện trong tình trạng tổn thương tim trầm trọng và cần phải can thiệp ECMO ngay lập tức.
Theo thông tin từ gia đình bệnh nhi, bé đã có những triệu chứng bất thường trước khi nhập viện 3 ngày. Ngày đầu tiên bé sốt nhẹ và ho ít, ăn uống kém và nôn 2 lần ra thức ăn, dịch trong, không tiêu lỏng.
Ở ngày thứ hai, bé hạ sốt nhưng lại nôn liên tục 10 lần trong ngày. Bé đã được gia đình đưa đi khám tại phòng khám tư và được chẩn đoán bị rối loạn tiêu hóa.
Vào ngày thứ ba, B có bắt đầu tím tái môi, lừ đừ nên gia đình đã quyết định đưa bé đến bệnh viện địa phương. Lúc tới bệnh viện địa phương B bắt đầu có các triệu chứng nặng hơn như lờ đờ, gồng cơ tay chân, trợn mắt, huyết áp không ổn định. Để bé dễ thở hơn các bác sĩ đã đặt nội khí quản cho bé B, cùng với đó là truyền thuốc vận mạch Adrenaline.
Bé gái 7 tuổi chuyển nguy kịch sau 3 ngày sốt nhẹ do hậu COVID-19, sau 3 ngày can thiệp ECMO tình trạng bệnh nhi đã cải thiện. Ảnh: BVCC
Trong thời gian điều trị tại bệnh viện địa phương, tình trạng của B không những không cải thiện mà còn xuất hiện thêm các triệu chứng nặng hơn. Các bác sĩ quyết định chuyển B tới Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố với chẩn đoán sơ bộ là viêm cơ tim cấp ngày 3 – block nhĩ thất độ III.
Video đang HOT
BS CKII Nguyễn Minh Tiến – Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố nhận định, “bệnh viện đã tiếp nhận bé B trong tình trạng bé đã thở máy, người tím tái, mạch nhẹ, tim lờ đờ, men tim và men gan tăng cao. Tình trạng trẻ diễn tiến nặng, sốc không cải thiện”.
Do trẻ có xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính nhưng kháng thể kháng SARS-CoV-2 dương tính. Bác sĩ quyết định thực hiện kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể bằng phương thức VA ECMO (kỹ thuật dành cho bệnh nhân suy tim). Ngoài ra, trẻ còn được điều trị tích cực với kháng viêm, kháng đông, điều chỉnh điện giải toan kiềm. Sau 3 ngày được can thiệp ECMO, tình trạng của trẻ cải thiện.
Đây là một trong các biểu hiện của hội chứng viêm đa hệ thống có biểu hiện tổn thương tim nặng. Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) là di chứng hậu Covid-19 nặng được Bộ Y tế cảnh báo trong hướng dẫn chẩn đoán, điều trị Covid-19 cho trẻ em.
Trẻ có thể gặp hội chứng này sau 2-6 tuần khỏi Covid-19. Ở giai đoạn toàn phát, trẻ có thể gặp các triệu chứng đặc trưng như:
- Sốt.
- Tiêu hóa: Đau bụng, nôn ói, tiêu chảy.
- Hô hấp – Tuần hoàn: Thở mệt, rối loạn nhịp.
- Thần kinh: Đau đầu, hôn mê, kích thích, co giật, yếu chi.
- Nổi ban da, phù chi.
Theo thống kê các tổn thương tim mạch ở trẻ mắc Covid-19 bắt đầu có số liệu đáng kể. Các vấn đề hậu Covid-19, hay Covid-19 kéo dài đang là vấn đề nhức nhối của ngành y tế trong thời gian này. Vậy nên phụ huynh cần hết sức lưu ý khi thấy trẻ có dấu hiệu đặc trưng nêu trên. Ngay khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu đáng ngờ, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có hướng điều trị thích hợp. Tuyệt đối không được chủ quan và tự điều trị tại nhà.
Ho dai dẳng, nghĩ 'hậu Covid-19' hóa ra do xương cổ vịt trong phổi
Bệnh nhân ho dai dẳng 1 năm qua, cứ nghĩ là do hậu Covid-19 nên đi khám. Bác sĩ nội soi phát hiện và lấy ra dị vật trong phổi, bệnh nhân nói đó là... xương cổ vịt.
Ngày 6.4, tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết nơi này đã tiếp nhận bệnh nhân L.T.B. (63 tuổi) trong tình trạng bị ho dai dẳng một năm qua. Nữ bệnh nhân cho biết, một năm qua bà đã làm xét nghiệm Covid-19 rất nhiều lần vì nghi ngờ ho là do nhiễm SARS-CoV-2 và bịhậu Covid-19.
Sau khi dịch Covid-19 tại TP.HCM tạm lắng, bà đến Bệnh viện Chợ Rẫy thăm khám và được chỉ định nội soi phế quản. Khi nội soi, các bác sĩ tình cờ phát hiện trong phổi bệnh nhân có một dị vật. Đội ngũ y bác sĩ đã gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình gắp dị vật ra.
Xương cổ vịt rơi vào phổi bệnh nhân. Ảnh BỆNH VIỆN CUNG CẤP
"Chúng tôi không biết dị vật này là gì cả. Đưa dị vật cho bệnh nhân, một lúc sau bệnh nhân mới nhớ đó chính là chiếc xương cổ vịt mà bệnh nhân đã bị "sặc" cách đây một năm. Sau khi sặc thức ăn, dù có hội chứng xâm nhập, nhưng bệnh nhân không biết là xương cổ vịt đã rơi vào phổi...", bác sĩ Phạm Thị Vân Thanh, phụ trách phòng Nội soi phế quản (khoa Nội soi Bệnh viện Chợ Rẫy), cho biết.
Vỏ kẹo trong phổi nữ bệnh nhân ho ra máu gần 2 năm
Một bệnh nhân khác là chị V.T.X.B ( 28 tuổi, công nhân đang làm việc tại Bình Dương), có tiền căn ho ra máu dai dẳng gần 2 năm nay, dù không có bệnh nền. Thời gian gần đây, tình trạng ho ra máu của chị ngày càng tăng lên.
Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, sau khi được chụp CT-Scanner ngực chẩn đoán, các bác sĩ phát hiện chị B. có tình trạng giãn phế quản ở thùy dưới của phổi trái. Bệnh nhân sau đó được chỉ định nội soi phế quản.
Bác sĩ Phạm Thị Vân Thanh cho biết: "Trong lúc nội soi, chúng tôi tình cờ phát hiện một dị vật xếp thành nhiều lớp nằm ở phế quản thùy dưới bên trái. Sau khi kéo được dị vật ra và kiểm tra, chúng tôi phát hiện đó là một... vỏ kẹo nằm xếp lớp, gây tắc một nhánh thùy dưới phổi trái, gây viêm nhiễm kéo dài, dẫn tới tình trạng giãn phế quản và bệnh nhân ho ra máu. Sau khi dị vật được gắp ra, bệnh nhân B. đã ổn định sức khỏe và xuất viện trong cùng ngày".
"Trong những trường hợp như vậy, nếu tắc nghẽn lâu ngày và viêm nhiễm kéo dài, bệnh nhân có thể sẽ bị áp xe phổi, ọc ra mủ và hoại tử phần phổi đó. Thậm chí, bệnh nhân có nguy cơ tử vong nếu nhiễm trùng phổi nặng, ho ra máu", bác sĩ Phạm Thị Vân Thanh cảnh báo.
Cũng theo bác sĩ Phạm Thị Vân Thanh, trước đây Bệnh viện Chợ Rẫy từng tiếp nhận trường hợp bệnh nhân cắn bịch dầu gội đầu và bị mảnh bịch dầu gội này lọt vào phế quản. Với mảnh dị vật lâu ngày nằm trong phổi, bệnh nhân bị hội chứng đại thực bào sau đó tử vong vì hội chứng này.
Qua các trường hợp trên, bác sĩ Phạm Thị Vân Thanh khuyến cáo, khi ăn uống, mọi người cần tránh nói chuyện và cười đùa. Đặc biệt, khi ăn những loại trái cây có hạt, cần cẩn thận bóc tách hạt ra. Trong trường hợp bị sặc thức ăn và có hội chứng xâm nhập, người bệnh cần lập tức đến các cơ sở y tế, bởi nếu để lâu ngày, dị vật sẽ gây tắc nghẽn đường thở, gây viêm nhiễm, áp xe hoặc ho dai dẳng, ho ra máu, nguy hiểm đến tính mạng...
3 cơ chế gây ra tình trạng hậu Covid-19 Nhiều bệnh nhân sau khi âm tính Covid-19 vẫn còn tồn tại các triệu chứng ảnh hưởng sức khỏe. Vậy có phải những triệu chứng này là dấu hiệu của hậu Covid-19, điều gì gây nên tình trạng này. Hậu Covid-19 là do người bệnh tự nghĩ hay đó là bệnh lý? Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Thy - khoa Nội tổng hợp...