Bé gái nguy kịch sau 2 ngày đau bụng, nôn ói
Sau 2 ngày xuất hiện triệu chứng bất thường, bé gái vào viện kiểm tra và bất ngờ nhận được chẩn đoán bị viêm cơ tim tối cấp.
Bé gái phải điều tị tích cực trong vòng gần 2 tuần. Ảnh: BVCC.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, trước đó, bé T.L.T.N. (13 tuổi, ngụ quận Bình Tân, TP.HCM), có hiện tượng đau bụng thượng vị, nôn ói vài lần vào ngày đầu tiên và đã được điều trị tại phòng khám tư.
Đến hôm sau, em vẫn còn sốt, nôn ói, than mệt, khó thở và được gia đình đưa vào Bệnh viện quận Tân Phú. Khi vào viện, bé N. lừ đù, da xanh tái, mạch nhẹ khó bắt, huyết áp 90/70 mmHg, nhịp tim 180-200 lần/phút, được chẩn đoán sốc tim/ viêm cơ tim tối cấp, rối loạn nhịp tim và chuyển cấp cứu sang Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố.
Tại đây, các bác sĩ ghi nhận trẻ li bì, môi tái, SpO2 không đo được, chi mát, thời gian phục hồi màu da 4-5 giây, mạch không bắt được, nhịp tim nhanh không đều, monitor nhịp nhanh thất 180-220 lần/phút, huyết áp 70/50mmHg, phổi rale ẩm nổ, bụng mềm.
Video đang HOT
Bệnh nhi được xử trí đặt nội khí quản giúp thở, truyền thuốc vận mạch, thuốc chống loạn nhịp. Tuy nhiên, tình trạng em diễn tiến xấu nhanh, tim giảm dần, tụt huyết áp, ngưng tim, tổn thương gan thận, suy đa cơ quan.
Các bác sĩ phải cấp cứu tim phổi, ấn tim – bóp bóng, đặt cannula mạch máu thực hiện phương thức VA – ECMO (ECMO tĩnh mạch, sử dụng để hỗ trợ tim và phổi), đồng thời vừa xoa bóp tim ngoài lồng ngực trong gần 60 phút để kịp kết nối với máy ECMO.
Sau kết nối với máy ECMO và điều chỉnh thông số thích hợp, tình trạng N. vẫn còn diễn tiến nặng, phức tạp, rối loạn nhịp nhanh thất. Sau đó, bệnh nhi được đặt máy tạo nhịp, lọc máu liên tục, điều chỉnh rối loạn điện giải, kiềm toan.
Sau gần 2 tuần điều trị, tình trạng của bé N. cải thiện dần, huyết áp trở về bình thường, ngưng được vận mạch, nhịp tim trở về nhịp xoang. Bệnh nhi được cai ECMO, sau đó cai được máy thở, tỉnh táo.
Viêm cơ tim là bệnh lý cấp tính với đặc trưng diễn tiến nhanh, dễ gây nguy hiểm tính mạng. Nguyên nhân của bệnh thường là siêu vi.
Các triệu chứng của viêm cơ tim cấp không điển hình. Lúc bắt đầu, người bệnh có các triệu chứng giống cảm cúm như sốt nhẹ, mệt mỏi, ho, sổ mũi hoặc có triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn hay nôn.
Trường hợp viêm cơ tim cấp nặng, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng mệt, ngất, khó thở, đau ngực, tím tái, tay chân lạnh, rối loạn nhịp tim và trụy tim mạch.
Bác sĩ tranh thủ từng giây cứu sống cháu bé mắc bệnh tim hiếm gặp
Chiều 31/5, Bệnh viện Trung ương (T.Ư) Huế cho biết, các bác sĩ của Bệnh viện vừa kịp thời cứu sống bệnh nhi Đoàn Gia B.
(SN 2015, ở thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) bị viêm cơ tim tối cấp, biến chứng sốc tim, rối loạn nhịp tim nặng bằng kỹ thuật oxy hóa qua màng ngoài cơ thể (VA-ECMO).
Trước đó, bệnh nhi Đoàn Gia B. có triệu chứng khởi phát với biểu hiện nôn nhiều, dùng thuốc chống nôn không cải thiện, trẻ được nhập viện tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) và được chẩn đoán viêm cơ tim.
Tối 6/5, bệnh nhi B. được chuyển vào Bệnh viện T.Ư Huế trong tình trạng mệt mỏi, nôn nhiều, tay chân lạnh và rối loạn nhịp tim. Qua thăm khám và xét nghiệm cận lâm sàng, các bác sĩ nhận định đây là trường hợp viêm cơ tim tối cấp với biến chứng rối loạn nhịp chậm, block nhĩ thất cấp III dẫn đến suy tim, sốc tim, chức năng tim giảm nặng diễn tiến nhanh, giảm tri giác, cần điều trị thuốc vận mạch liều cao, xét nghiệm sinh hóa phản ánh cơ tim bị tổn thương nặng hơn.
Bác sĩ Bệnh viện T.Ư Huế thực hiện kỹ thuật VA-ECMO để cứu bệnh nhi Đoàn Gia B..
Xác định đây là trường hợp cấp cứu khẩn cấp có nguy cơ tử vong rất cao nên các bác sĩ Bệnh viện T.Ư Huế đã khẩn trương hội chẩn chuyên khoa liên quan để đưa ra phương án tối ưu nhất cấp cứu bệnh nhi. Ngay sau đó, các bác sĩ của ê kíp ECMO Nhi, Hồi sức tim, Cấp cứu can thiệp tim mạch và Ngoại lồng ngực Bệnh viện T.Ư Huế đã tranh thủ từng giây, từng phút phối hợp chặt chẽ để giành giật sự sống cho bệnh nhi. Các bác sĩ cho bệnh nhi thở máy, đặt máy tạo nhịp tạm thời và tiến hành kỹ thuật VA-ECMO.
Bệnh nhi Đoàn Gia B. bị viêm cơ tim tối cấp, biến chứng sốc tim được bác sĩ điều trị tích cực.
Ngay sau đó, bệnh nhi Đoàn Gia B. tiếp tục được lọc máu liên tục để hỗ trợ các cơ quan khác bị tổn thương và điều trị nội khoa tích cực. Tình trạng lâm sàng, huyết động và các chỉ số xét nghiệm được theo dõi sát. Sau 4 ngày điều trị tích cực, chức năng co bóp tim của bệnh nhi được cải thiện dần, chỉ số phản ảnh tổn thương cơ tim giảm một cách ngoạn mục, phản ứng viêm giảm, khí máu tốt lên, bệnh nhi được ngưng hỗ trợ VA-ECMO, ngưng lọc máu và cai thở máy. Bệnh nhi được rút máy tạo nhịp sau 9 ngày điều trị, sau đó chuyển đến Khoa Nhi Tim mạch - Khớp để tiếp tục được theo dõi.
Lãnh đạo Bệnh viện T.Ư Huế tặng hoa bệnh nhi Đoàn Gia B. sau khi thực hiện thành công kỹ thuật VA-ECMO.
Sau nhiều ngày được các bác sĩ Bệnh viện T.Ư Huế tích cực chăm sóc, điều trị, hiện bệnh nhi Đoàn Gia B. tỉnh táo, tiếp xúc tốt, da môi hồng, uống được sữa, ăn được cháo, chức năng tim dần trở về bình thường và dự kiến sẽ được ra viện trong đầu tuần tới.
Viêm cơ tim tối cấp (hay còn gọi là viêm cơ tim ác tính) là bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh khởi phát đột ngột, sốc tim, rối loạn huyết động nặng, rối loạn nhịp tim nặng (cần thuốc vận mạch, đặt máy tạo nhịp tạm thời và hỗ trợ ECMO). Tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong do viêm cơ tim tối cấp gần 100% trước khi có kỹ thuật ECMO.
GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện T.Ư Huế cho biết, VA-ECMO là kỹ thuật hỗ trợ tim và phổi giúp cứu sống cho nhiều bệnh nhân nguy kịch mà không đáp ứng với các điều trị thông thường, giúp tim và phổi nghỉ ngơi để chờ thời gian hồi phục. Hiện tại kỹ thuật này đã được thực hiện thường quy tại Trung tâm Nhi của Bệnh viện. Và bệnh nhi Đoàn Gia B. là trường hợp bệnh nhi thứ 5 được Bệnh viện T.Ư Huế cứu sống nhờ thực hiện thành công kỹ thuật này.
Bé gái TP.HCM tử vong nghi ngờ viêm cơ tim, phụ huynh cần lưu ý gì? Mới đây, mạng xã hội chia sẻ câu chuyện một bé gái 5 tuổi ở TP.HCM tử vong sau vài ngày bị sốt, đau bụng, mệt Theo chia sẻ của tài khoản Facebook N.D, con gái chị năm nay 5 tuổi. Bé bị sốt, mệt và đau bụng. Trong 3 ngày con ốm, chị N.D đã sớm cho bé khám ở Bệnh viện...