Bé gái ngồi học với bố nhưng có hành động láu cá, ai nấy bật cười và đồng cảm với phụ huynh khi phải kèm con học bài
Loay hoay mãi không giải được phép tính đơn giản, cô con gái liền nghĩ ra chiêu giải quyết vấn đề còn bố chỉ biết ôm đầu kêu trời.
Làm bài tập về nhà không chỉ là nỗi sợ với những bé chưa chăm học mà còn là nỗi ám ảnh của nhiều phụ huynh, trong đó có nam diễn viên hài nổi tiếng Trung Quốc Nhạc Vân Bằng.
Mới đây, Nhạc Vân Bằng đã đăng video mình dạy con gái học lên mạng. Anh than trời khi cô con gái tính mãi không ra phép tính 7 9 bằng bao nhiêu.
Con gái nam diễn viên Nhạc Vân Bằng tung chiêu lấy tất cả ngón tay và chân ra để cộng cho đúng phép tính 7 9. (Ảnh cắt từ clip)
Sau nhiều lần cộng đi cộng lại không đúng, con gái Nhạc Vân Bằng tung chiêu dùng cả 10 ngón chân và 10 ngón tay để làm phép tính. Và để che mắt bố, cô bé giấu 2 bàn tay dưới bàn, rồi nhấc chân lên ghế và đếm.
Nhìn cảnh tượng này, ai cũng phải bật cười, nhiều người tỏ ra đồng cảm với nam diễn viên hài vì dạy mãi con không hiểu. Nhiều người lại đứng về phía con gái anh vì hồi nhỏ cũng khổ sở mỗi khi được bố mẹ dạy kèm.
Nhạc Vân Bằng dạy con học trước đó.
Thậm chí, có cư dân mạng còn đăng cả bảng điểm thi đại học của Nhạc Vân Bằng và trong tất cả các môn thì điểm toán của anh là thấp nhất.
Phụ huynh luôn cảm thấy bất lực mỗi khi kèm con học bài tại nhà, vậy cha mẹ nên giữ tâm lý như thế nào khi dạy con?
Video đang HOT
Giữ bình tĩnh
Khi dạy con học, điều đầu tiên cha mẹ cần làm là giữ bình tĩnh. Bởi có thể với người lớn, những phép tính, bài văn đó quá đơn giản, nhưng với các con, đó lại là thử thách vì lần đầu con làm quen.
Kiên nhẫn và giữ thái độ ôn hòa khi dạy con học sẽ giúp trẻ vững tâm hơn, không thấy sợ mỗi khi tới giờ làm bài về nhà.
Khuyến khích trẻ
Khi dạy kèm trẻ ở nhà, cha mẹ nên học cách khuyến khích con. Tuyệt đối không so sánh con với các bé khác và không dùng những từ ngữ nặng nề khi con không hiểu bài.
Cha mẹ càng quát mắng, so sánh càng khiến trẻ sợ hãi, chán nản rồi dẫn tới chống đối khi làm bài tập về nhà.
Khi dạy kèm con học tại nhà, cha mẹ cần nhớ nguyên tắc: bình tĩnh, kiên nhẫn và khuyến khích con.
Trong trường hợp cha mẹ thấy mình không có đủ thời gian hay khả năng để dạy kèm con thì hãy làm theo cách sau :
Thuê gia sư cho con
Nhiều phụ huynh quá bận rộn hoặc quá nóng nảy tốt nhất nên thuê gia sư dạy kèm con học để tránh căng thẳng cho cả con và bố mẹ.
Gia sư có kinh nghiệm sẽ giúp các con hiểu bài tốt hơn, khiến trẻ không còn sợ sệt, tự ti khi làm bài tập về nhà.
Cho con học cùng bạn tại nhà
Nếu không thuê gia sư, phụ huynh có thể cho con học cùng một vài bạn cùng tuổi để các con đua nhau, cùng phát triển. Tuy nhiên phương án này thích hợp hơn với những bé có học lực khá trở lên và có ý thức tự giác.
Muôn kiểu nhận xét sổ liên lạc 'không đỡ được' của hội phụ huynh: Cháu rất ít học bài, thỉnh thoảng còn bắt nạt em
Người thì 'khen con hết lời' mong thầy cô giúp đỡ, nhưng cũng có người lại thật thà 'bóc phốt' đủ mọi tật xấu của con. Phụ huynh của bạn nằm ở trường hợp nào?
Sổ liên lạc từng là nỗi ám ảnh 'gây chia rẽ hạnh phúc gia đình' thời đi học của biết bao cô cậu học trò. Chỉ cần thầy cô giáo nhận xét không tốt một chút là hôm ấy về nhà trong tình trạng đứng ngồi không yên.
Nếu như trước kia, sổ liên lạc chỉ có phần nhận xét của thầy cô để học sinh mang về cho gia đình xem và ký thì nay sổ liên lạc đã có thêm cả phần nhận xét của phụ huynh. Trong đó cũng có 3 phần tương tự như giáo viên là: Thông báo về tình hình học tập của học sinh ở nhà; thông báo về thái độ của học sinh với gia đình, hàng xóm, khu phố và đề nghị với GVCN, nhà trường.
Và những dòng được phụ huynh ghi trong sổ liên lạc cũng khiến nhiều người phải 'cười ra nước mắt'. Cô giáo nhận xét tốt bao nhiêu thì phụ huynh lại nhận xét ngược lại bấy nhiêu.
Lời nhận xét của người mẹ này khiến nhiều người cho rằng cô cũng là giáo viên.
Cụ thể ở dòng đầu tiên phụ huynh ghi rõ 'ở nhà không chịu học bài tối'. Về ý thức của con em vị phụ huynh này cũng thẳng thắn 'ở nhà vẫn còn chưa có ý thức tốt' . Đến phần đề nghị với giáo viên và nhà trường còn khiến nhiều người ngỡ ngàng hơn bởi lời đề nghị chẳng khác gì lời phê: 'đề nghị giáo viên cùng với nhà trường và gia đình bảo ban cháu thêm'. Nhiều người còn đặt nghi vấn là có lẽ vị phụ huynh này cũng là giáo viên nên mới có lời phê 'bá đạo' như vậy.
Chưa dừng lại ở đó, hội học sinh cũng thi nhau khoe sổ liên lạc với lời nhận xét của phụ huynh. Bạn Lê Vy hài hước chia sẻ: 'Cô mình nhận xét: em ở trên lớp rất nghiêm túc, hay giơ tay phát biểu, học bài làm bài đầy đủ, chăm ngoan nghe lời, có thành tích học tập tốt. Nhưng ba mẹ mình thì: Cháu ở nhà còn ham chơi chưa tự giác học bài, còn để gia đình nhắc nhở nhiều mong cô giáo phối hợp cùng gia đình để quản lý cháu nghiêm khắc hơn!
Trong khi đó phụ huynh của bạn Vũ Hồng Minh còn chân thực tới mức kể 'cháu cũng ngoan nhưng ở nhà thỉnh thoảng còn bắt nạt em'. Đồng thời người mẹ cũng không quên kể tội con: 'Cô giáo chủ nhiệm nhắc nhở cháu thêm hộ gia đình, ở nhà cháu học bài rất ít'.
Có ai nhận xét con chân thực tới mức này không? Ngoan nhưng vẫn còn bắt nạt em nhé!
Bạn Phạm Thu Phương thì kể ra lời phê huyền thoại năm nào bố mẹ cũng ghi như thế khiến mình thuộc luôn: 'Muôn thuở lời ý kiến của bố mẹ tui mà năm nào cũng phê, kỳ nào cũng phê là 'ở nhà gia đình cũng đã kèm cặp cháu song đến lớp gia đình cũng nhờ cô tạo điều kiện để giúp đỡ cháu hơn gia đình xin cảm ơn cô' riết rồi tui thuộc luôn'.
Bên cạnh đó, đám học sinh nhất quỷ nhì ma còn có người tiết lộ: 'Từ lớp 1 tới 12, tất cả phiếu liên lạc đều tự ký, nhận xét cũng tự ghi, đến giờ thì kiêm luôn nhận xét sổ liên lạc của đứa em'.
Lời phê kiểu mẫu mà hầu như phụ huynh nào cũng phải viết vài lần trong đời.
Bạn Vũ Thùy Linh lại chia sẻ: 'Mình bảo bố cứ ghi con ở nhà chăm học, làm bài tập đầy đủ, bố phán ngay câu bố có thấy mày học bao giờ đâu'.
Mặc dù biết con 'có học bài bao giờ đâu' nhưng ông bố này vẫn phê 'có ý thức học bài' để giữ mặt mũi cho con.
Sổ liên lạc là hình thức trao đổi giữa gia đình và giáo viên để sát sao hơn tình hình học tập của các bạn học sinh. Chỉ cần các bạn chăm chỉ học hành, có ý thức học tập tốt thì chắc chắn sổ liên lạc sẽ không còn là nỗi ám ảnh nữa.
Giáo viên yêu cầu phụ huynh ngồi ghế con mình hay ngồi trên lớp, cảnh tượng sau đó khiến người bố chết lặng, bật khóc xấu hổ Quá ham mê làm việc mà gia đình này đã để con gái chịu tổn thương tâm lý một thời gian dài. Có một quan niệm rất sai lầm của các bậc cha mẹ: Cứ thả con ở trường, rồi các thầy cô sẽ có trách nhiệm nuôi dạy. Bởi giáo viên chỉ quản tốt việc trên trường, ngoài thời gian đó thì...