Bé gái mầm non tan học suốt 3 ngày không thấy bố mẹ đến đón, mở cặp sách của em ra xem, các cô giáo đều bật khóc
Câu chuyện của bé gái khiến ai nấy vừa thương xót vừa phẫn nộ.
Trẻ em vốn nên là kết tinh của tình yêu thương giữa cha mẹ, nhưng khi tình cảm giữa vợ chồng tan vỡ, có những người lại xem con cái như gánh nặng. Họ xem con mình như một “món đồ phiền toái”, quăng qua quăng lại, thậm chí có người còn hoàn toàn phớt lờ sự tồn tại của con, giao cho ông bà nuôi dưỡng rồi không quan tâm gì nữa. Điều này không nghi ngờ gì sẽ gây ra tổn thương rất lớn cho trẻ.
Một vụ việc xảy ra tại Trung Quốc đã khiên cộng đồng mạng nước này rất bất bình. Theo đó, một cô giáo mầm non họ Triệu phát hiện một bé 4 tuổi trong lớp mình không có ai đến đón. Cô Triệu đã cố gắng nhắn tin cho cha mẹ của đứa trẻ qua WeChat nhưng không nhận được phản hồi, gọi điện thì điện thoại tắt máy. Cô Triệu đoán có thể điện thoại của họ hết pin nên đã đưa bé về nhà mình.
Tuy nhiên, suốt tối hôm đó, sang tới hôm sau và hôm sau nữa, cô Triệu vẫn không thể liên lạc được với cha mẹ của bé, và họ cũng không đến trường tìm con. Lúc này, cô Triệu và các giáo viên khác nhận thấy có điều gì đó không ổn. Khi lục cặp sách của đứa trẻ, cô Triệu sững sờ phát hiện bên trong đầy quần áo!
Ảnh minh họa
Sau khi tìm cách liên lạc với ông bà của bé, các giáo viên mới biết được câu chuyện. Thì ra cha mẹ của bé đang trong quá trình chia tay, không ai muốn nhận nuôi con. Người mẹ vì tức giận đã đóng gói quần áo của con rồi đưa con đến trường mầm non, sau đó bỏ đi mà đứa trẻ hoàn toàn không hay biết gì.
Trong mối quan hệ hôn nhân tan vỡ, người bị tổn thương nhiều nhất không ai khác chính là đứa trẻ. Một bé gái không biết gì bị người mẹ vô trách nhiệm “bỏ rơi” tại trường mầm non. Khi bé trở về nhà, gia đình đã không còn nguyên vẹn nữa, và điều này rất dễ để lại bóng đen tâm lý suốt đời cho bé.
Video đang HOT
Những đứa trẻ nhỏ tuổi không thể hiểu được lý do cha mẹ chia tay, chúng rất dễ nảy sinh suy nghĩ “Có phải do con không ngoan nên cha mẹ không cần con nữa không?”. Với tâm lý này, sau này trẻ có thể liên tục tìm cách làm hài lòng người khác, hình thành “tính cách luôn làm vừa lòng người khác” và trở nên tự ti, nhút nhát hơn.
Thực tế, chia tay là một hiện tượng xã hội bình thường. Nếu cha mẹ xử lý đúng cách, họ có thể giảm thiểu tối đa những tổn thương gây ra cho con cái.
Các cặp vợ chồng có con cần làm gì trước khi chia tay?
- Cho trẻ biết trước để chuẩn bị tâm lý:chia tay là một “cuộc thay đổi” lớn trong gia đình, và trẻ em là một thành viên trong gia đình, chúng có quyền biết trước ý định và quyết định của cha mẹ. Nếu cha mẹ thực sự phải chia tay vì nhiều lý do khác nhau, họ nên giải thích cho trẻ một cách thích hợp để bé chuẩn bị tâm lý.
- Xác định quyền nuôi con: Quyền giám hộ của trẻ luôn là một vấn đề tranh cãi lớn trong các cuộc chia tay. Có những cặp vợ chồng tranh giành quyền nuôi con, trong khi có người lại muốn tránh xa con càng sớm càng tốt. Quyền nuôi con cần được thảo luận rõ ràng. Nếu trẻ đã đủ chín chắn, có thể để bé tự quyết định.
- Không hạ thấp đối phương trước mặt con: Nhiều cặp vợ chồng khi đến giai đoạn thỏa thuận chia tay đã coi nhau như “kẻ thù”. Nhưng dù vì lý do gì đi nữa, cha mẹ không nên hạ thấp đối phương trước mặt con cái. Điều này sẽ phá hủy hình ảnh của người cha hoặc người mẹ trong lòng trẻ, gây hại lớn đến sự phát triển nhân cách của bé.
Gửi nhầm ảnh vào nhóm chung, cô giáo mầm non bị phụ huynh yêu cầu giải thích vì 1 chi tiết: Hiệu trưởng phải xin lỗi
Một giáo viên vô tình gửi ảnh lớp học trong nhóm chat. Sau đó, phụ huynh bày tỏ nếu cô không đưa ra lời giải thích hợp lý sẽ khiếu nại lên nhà trường.
Con gái của Tiểu Lệ (Trung Quốc) năm nay 4 tuổi, mới bắt đầu đi học mẫu giáo. Tiểu Lệ vô cùng yêu thương con gái. Cô thường xuyên lo lắng bé có hòa nhập tốt với môi trường lớp học hay không. Cũng vì thế, cô ghim nhóm chat của lớp mẫu giáo lên đầu, để có thể cập nhật chuyện đi học của con gái sớm nhất mỗi ngày.
Như thường lệ, một hôm cô giáo gửi ảnh chụp các em học sinh đang ngủ vào nhóm chat chung. Có lẽ do nhận thấy có gì đó không đúng, cô giáo đã vội thu hồi tin nhắn chỉ chưa đầy 2 phút sau khi gửi ảnh vào nhóm chat.
Tuy nhiên, nhiều phụ huynh đã xem được bức ảnh này. Có người còn chụp màn hình tấm ảnh. Khi Tiểu Lệ xem ảnh, cô nhận thấy các bé trai và bé gái không ngủ ở khu vực riêng biệt mà nằm chung với nhau.
Bức ảnh này không chỉ khiến Tiểu Lệ phẫn nộ mà nhiều phụ huynh khác cũng phản ứng mạnh mẽ. Dù là buổi trưa nhưng nhóm chat của lớp đã bùng nổ tin nhắn. Nhiều phụ huynh yêu cầu giáo viên phải lập tức giải thích.
Trước phản ứng của phụ huynh, đầu tiên giáo viên lên tiếng xin lỗi cả học sinh và người nhà các em. Cô giải thích tình huống này là do gần đầy trường mẫu giáo thiếu giáo viên. Do đó, vào giờ ngủ trưa, bé trai và bé gái tạm thời được bố trí ngủ gần nhau để các cô tiện chăm sóc, bảo đảm an toàn cho các con.
Một ngày sau, hiệu trưởng tiếp tục lên tiếng giải thích rằng trường đang tích cực tuyển mới giáo viên. Các bé trai và bé gái sẽ được tách ra khu vực ngủ riêng sau khi đội ngũ giáo viên tìm được người phù hợp Sau khi nghe hiệu trưởng trình bày, các bậc phụ huynh mới bình tĩnh lại và không còn lên tiếng phản đối.
Tại sao nên tách bé trai và bé gái ngủ riêng ở trường mẫu giáo?
Tình trạng bé trai và bé gái ngủ chung tồn tại ở nhiều trường học. Nhiều phụ huynh cho rằng, chỉ trong giờ ngủ trưa ngắn ngủi, liệu có cần thiết phải tách riêng khu vực ngủ của bé trai và bé gái? Đặc biệt khi các con mới chỉ học lớp mầm non, tức bé chưa có nhiều kiến thức về phân biệt giới tính thì việc tách riêng khu vực ngủ có cần thiết?
Dưới đây là một số mối nguy hiểm tiềm ẩn nếu để các bé trai, bé gái ngủ chung:
- Ảnh hưởng đến sự hình thành ý thức về giới tính
Trẻ ở trường mẫu giáo tuy còn nhỏ nhưng 4 - 7 tuổi là giai đoạn quan trọng để trẻ hình thành nhận thức về giới. Nếu bé trai và bé gái được phép ngủ trưa cùng nhau trong thời gian dài thì có thể khiến trẻ nhầm lẫn trong nhận thức về giới.
Trẻ em có thể nghĩ rằng không có sự khác biệt rõ ràng giữa nam và nữ. Điều này gây bất lợi cho sự phát triển các khái niệm giới tính lành mạnh trong tương lai của chúng. Nhận thức đúng đắn về giới giúp trẻ hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa hai giới, từ đó học cách tôn trọng người khác giới và tự bảo vệ bản thân trước bất kỳ sự xâm phạm.
- Nguy cơ hình thành bóng ma tâm lý
Trẻ mẫu giáo có thể không cảm thấy bất thường về giấc ngủ trưa chung vào thời điểm chúng còn nhỏ. Nhưng khi lớn lên, trẻ có thể cảm thấy đau khổ về tâm lý khi nhớ lại trải nghiệm này.
Đặc biệt khi các em bước vào giai đoạn tuổi dậy thì và sự khác biệt về thể chất giữa nam và nữ ngày càng rõ ràng, trải nghiệm này có thể trở thành gánh nặng tâm lý và thậm chí ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các cá nhân sau này.
Không ngại vất vả, cô giáo tiểu học nhận nuôi bé gái vùng cao Với đồng lương giáo viên ít ỏi, còn nhiều khó khăn nhưng cô Nguyễn Thu Hằng - giáo viên khối 1 Trường Tiểu học Yên Sở (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) đã nhận nuôi thêm một bé gái người dân tộc Thái Trắng. Em thiếu thốn tình cảm và sự giáo dưỡng của bố mẹ, nên cô Hằng phải uốn nắn...