Bé gái mắc bạch hầu gây loét da sau chuyến đi tới Tây Phi
Thông thường, bệnh nhân mắc bạch hầu có biểu hiện đau họng, khó thở, chảy nước mũi, sốt. Tuy nhiên, ở bé gái này, bạch hầu lại ảnh hưởng đến da.
Trên Tạp chí The New England Journal of Medicine, các nhà nghiên cứu đã báo cáo trường hợp một bé gái 5 tuổi, mắc bệnh bạch hầu gây các tổn thương loét ở cả hai chân dù đã được tiêm phòng đầy đủ.
Gia đình cho biết bệnh nhi vừa trở về sau chuyến đi tới Sierra Leone (Tây Phi). Các tổn thương bắt đầu xuất hiện 3 tuần khi bé gái ở khu vực này, sau đó tăng dần kích thước và loét nghiêm trọng hơn.
Khi nhập viện, bé gái không bị sốt, có các vết loét và xuất huyết ở vùng giữa dưới cẳng chân. Chỉ số xét nghiệm protein phản ứng C (CRP) tăng nhẹ và số lượng tế bào bạch cầu bình thường. Bé gái được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh Oral Floxacillin và lấy mẫu xét nghiệm. Các bác sĩ thực hiện phương pháp nhuộm Gram và phát hiện vi khuẩn gram dương Corynebacterium, loại vi khuẩn phổ biến gây bệnh bạch hầu da.
Các vết loét ở chân bé gái 5 tuổi (A) và loại vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra bệnh bạch hầu da (B). Ảnh: Nejm.
Xét nghiệm kiểm tra miễn dịch ELEK cho kết quả dương tính, có nghĩa là bệnh bạch hầu này sản sinh độc tố. Sau khi phát hiện bệnh bạch hầu ở bé gái, các bác sĩ chỉ định ngưng sử dụng loại kháng sinh cũ, thay bằng loại mới là Clarithromycin.
Video đang HOT
Biểu hiện ban đầu của bệnh bạch hầu ở da có thể xuất hiện dưới dạng loét, không có bờ rõ ràng.
Gia đình và những người tiếp xúc với bệnh nhân cũng được theo dõi và điều trị dự phòng. Sau một tuần đổi phương pháp điều trị, các tổn thương loét trên da đã lành hoàn toàn.
Theo Mayo Clinic, bệnh bạch hầu da là tình trạng nhiễm trùng da gây ra bởi chất độc có trong vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến da, gây đau, đỏ và sưng tương tự các bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn khác. Các vết loét cũng là biểu hiện của bệnh bạch hầu da.
Nhiễm trùng xảy ra sau khi người bệnh bị tổn thương da do vết cắt hoặc cạo. Người mắc bệnh bạch hầu da có thể không phát triển nặng như hình thức bạch hầu họng. Tuy nhiên, nó dễ lây lan nghiêm trọng hơn các dạng khác.
Bệnh bạch hầu da chủ yếu xảy ra ở vùng khí hậu nhiệt đới. Những người có thói quen vệ sinh kém, sống trong điều kiện đông đúc cũng dễ mắc loại bệnh bạch hầu này.
Xuất hiện 4 trường hợp dương tính với bạch hầu tại Đắk Nông
Ngày 15/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Nông (CDC Đắk Nông) cho biết, qua hệ thống giám sát, tỉnh Đắk Nông ghi nhận 4 trường hợp dương tính với Bạch Hầu.
Tất cả các trường hợp này đều cư trú tại huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, hiện đang được cách ly, điều trị tại hai cơ sở y tế.
Theo đó, 3 bệnh nhân (BN) đầu tiên dương tính với Bạch Hầu cùng theo học tại Trung tâm bảo trợ xã hội nhà May Mắn tỉnh Đắk Nông có địa chỉ tại Thôn Đức Lập, xã Đăk Sor, huyện Krông Nô. Bao gồm:
Trong đó, BN1 là Nguyễn Thị Lan Anh (SN 2008); BN2: Lang Thị Ánh Vân (SN 2005); BN3: Quách Hải Bảo (SN 2011) đều có tiền sử tiêm 3 mũi vắc xin có thành phần Bạch Hầu-Uốn ván- Ho gà (DTC). Từ ngày 3/6- 6/6, các bệnh nhân khởi phát bệnh với triệu chứng Sốt, đau họng, biếng ăn, nôn ói.
Từ ngày 6/6- 9/6, cả 3 bệnh nhân này được lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên cho thấy dương tính với vi khuẩn Corynebacterium Diphtheriare bằng Kỹ thuật RT PCR.
Các trường hợp dương tính đều được cách ly, điều trị tại các cơ sở y tế
Riêng trường hợp BN4 là Võ Thị Thu (SN 1954) là bà nội và sống cùng BN3 trong thời gian bệnh nhân này từ trung tâm về nhà chơi. Bệnh nhân này không xuất hiện triệu chứng, được uống thuốc dự phòng. Kết quả xét nghiệm của Viện VSDT Tây Nguyên ngày 09/6 cho kết quả dương tính .
Hiện tại, các bệnh nhân đang được cách ly và điều trị tại cơ sở y tế, tình trạng sức khỏe ổn định. Cả 4 bệnh nhân đều cho kết quả xét nghiệm âm tính 2 lần.
Theo CDC Đắk Nông, dự báo dịch bệnh bạch hầu sẽ diễn biến phức tạp vì đây là giai đoạn đầu của bệnh, các đối tượng có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân dương tính nhiều, một số đối tượng có trở về địa phương và có khả năng sẽ tiếp xúc với nhiều người khác sau khi đã tiếp xúc với ca bệnh dương tính.
Hiện tại ngành y tế Đắk Nông phối hợp với Viện VSDT Tây Nguyên tiến hành các biện pháp y tế cần thiết để khử trùng, khử khuẩn các địa điểm có nguy cơ, nhất là Nhà May Mắn. Đồng thời tiến hành điều trị dự phòng bằng kháng sinh trong dự phòng bệnh bạch hầu cho 435 đối tượng đang có mặt tại trường và cộng đồng.
Bệnh bạch hầu là gì?
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục.
Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng đe dọa tính mạng, ví dụ như viêm cơ tim, liệt hoặc suy thận.
Bệnh bạch hầu được lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu. Bệnh còn có thể lây do tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.
Phòng ngừa bệnh bạch hầu cho học sinh Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm, nếu phát hiện học sinh nào bị đau họng, chảy nước mũi có máu thì giáo viên nên tách các em ra, sau đó báo gia đình đón, đưa đi khám. Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân bị bạch hầu tại Bệnh viện Nhi Gia Lai - ẢNH: TRẦN HIẾU Bạch hầu được xếp vào bệnh...