Bé gái gào khóc vì tự chốt khoá cửa không thể ra ngoài, cảnh báo bố mẹ về việc để trẻ ở một mình trong phòng
Cô bé chắc chắn đã rất sợ hãi vì chỉ ở trong nhà có một mình.
Khi trẻ lên 2, 3 tuổi, độ tuổi nghịch ngợm, hiếu động và thích khám phá mọi thứ xung quanh là lúc bố mẹ cần chú ý an toàn cho bé. Đôi khi chỉ cần rời ra vài phút là bé có thể sẽ gặp nguy hiểm. Tình huống dưới đây là một minh chứng điển hình cho việc các bậc phụ huynh cần lưu ý đề phòng tránh những trường hợp như vậy xảy ra.
Cụ thể, đoạn clip được camera trong phòng ghi lại cảnh một em bé tự chơi rồi bất ngờ chốt cửa phòng. Vì không ra được và chỉ có một mình nên bé đã rất sợ hãi, khóc thét lên đòi bố mẹ. Lúc này bố bé ở bên ngoài tìm mọi cách để mở cửa cho con, từ đập cửa, vặn khoá, nói chuyện với con… nhưng đều không có tác dụng.
Có lẽ cô bé đã rất sợ hãi đến mức đái dầm ra quần. Bé cứ khóc liên tục như vậy suốt một khoảng thời gian khiến ai nấy đều xót xa.
Bé gái gào khóc vì tự chốt khoá cửa không thể ra ngoài
May mắn là bố mẹ bé có một chiếc chìa khoá dự phòng nên đã tìm và mở cửa cho con. Dù không có chuyện gì nguy hiểm xảy ra nhưng cũng là lời nhắc nhở tới các bậc phụ huynh đang có con nhỏ, đặc biệt là với các phòng có thể khoá trong.
Không ít bố mẹ chia sẻ con mình cũng đã rơi vào tình huống tương tự như vậy. Vì không có sự chuẩn bị trước nên cả bố mẹ và con cái đều bị động, loay hoay tìm cách. Để rồi sau vụ việc họ mới nghĩ tới chuyện đề phòng để không xảy ra những tình huống tương tự.
- Bé nhà mình một lần tự khoá cửa nhà tắm và không ra được. Bé hoảng loạn khóc lóc nên mình không biết phải làm sao. Cuối cùng phải dùng cách đập cửa, cả mẹ và con gái chỉ biết ôm nhau khóc vì sợ hãi. Sau lần đó mình đã thiết kế lại khoá cao hơn, nơi bé không với tới để đảm bảo an toàn cho con.
- Mình cũng từng phải trèo từ ngoài lên cửa sổ tầng 2 phòng tắm để mở cửa cho con. Rất may mắn là cửa sổ hôm đó mở, nếu không thì không biết chuyện gì đã xảy ra nữa. Nhìn em bé vừa khóc chờ đợi mà thương quá, chắc chắn bé đã rất sợ hãi.
Cô bé khóc lóc vì chỉ có một mình trong phòng.
Cả bố mẹ và bé đều cảm thấy sợ hãi.
Bên cạnh đó, một số người cho rằng các bậc phụ huynh cần chủ động có biện pháp phòng tránh như sau:
- Luôn có chìa khoá sơ cua cho tất cả các phòng và phải để ở vị trí dễ tìm thấy.
- Khi xảy ra sự việc cần bình tĩnh, không hoảng loạn, cố gắng trấn an con và nhờ sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.
- Thiết kế lại các khoá phòng ngủ, phòng tắm (nếu có thể), để khoá cao hơn tầm với của em bé để tránh sự cố đáng tiếc.
- Dạy con về việc không được sử dụng khoá khi không cần. Nhắc và lặp lại thật nhiều lần để bé ghi nhớ.
Càng mặc tã, con càng dễ đái dầm?
Bạn đọc Trần A.K (30 tuổi, khuyenminhb...@gmail.com) hỏi: Con trai tôi 4 tuổi, hiện vẫn mặc tã giấy đến nhà trẻ, khi đi ngủ, ra đường vì cháu rất hay đái dầm. Chị tôi nói mặc tã đến tuổi này có hại, càng khiến bé hay đái dầm, có đúng không?
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM), trả lời: Thông thường 2 tuổi trở đi, trẻ em thường đã có ý thức thông báo với cha mẹ khi mắc tiểu. Điều này cần được ủng hộ bởi cha mẹ để tạo thành thói quen tốt. Việc cha mẹ sợ dơ giường, luôn mặc tã giấy cho con khi ngủ đêm có thể vô tình làm trẻ mất thói quen thức dậy đi vệ sinh, dẫn đến việc lớn rồi mà vẫn đái dầm. Vì vậy lời khuyên của chị bạn là đúng.
Càng mặc tã, con càng dễ đái dầm? (Ảnh minh họa từ Internet)
Tình trạng đái dầm ở trẻ nhỏ thường hết lúc 2-3 tuổi, tuy nhiên cũng có một số bé bị kéo dài, ngoài việc ỷ lại vào tã khi đi ngủ còn do nguyên nhân bệnh lý như trục trặc ở hệ thống thần kinh điều khiển phản xạ tiểu tiện, hoặc bàng quang dễ co bóp mạnh dẫn đến hay mắc tiểu.
Vì vậy với bé nhà bạn, đầu tiên hãy thử khôi phục thói quen chủ động thông báo khi mắc tiểu của bé bằng việc hạn chế sử dụng tã, tìm hiểu xem bé có gặp vấn đề gì gây sợ hãi, căng thẳng không. Nếu lâu ngày tình trạng đái dầm vẫn không giảm, nên đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra.
Làm gì khi trẻ hay đái dầm? Chứng đái dầm là rối loạn thói quen thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Chứng bệnh này thường xảy ra vào ban đêm. Đái dầm gây không ít phiền muộn cho các bậc làm cha mẹ, ngay cả trẻ lớn. Vậy, khi trẻ hay đái dầm cần làm gì giúp cải thiện vấn đề này? Ở người lớn, dung tích của bàng quang...