Bé gái có đôi mắt xanh thẳm sau 1 năm nhận nuôi đã có sự thay đổi ngoạn mục
Chỉ sau 1 năm được sống trong vòng tay yêu thương của gia đình mới, bé Primrose đã có nhiều khác biệt.
Năm ngoái, bé gái có tên là Primrose Lin, 5 tuổi, nhận được sự quan tâm của đông đảo mọi người trên khắp thế giới với câu chuyện về đôi mắt màu xanh thẳm kì lạ của mình gây ra bởi hội chứng hiếm gặp. Giờ đây, em đã có cuộc sống hạnh phúc trong vòng tay gia đình bố mẹ nuôi của mình.
Vì căn bệnh mắt cực hiếm bẩm sinh nên Primrose bị tăng áp và bong võng mạc ở một bên mắt trong khi mắt chỉ còn lại một nửa kích thước. Ngoài ra, hội chứng này còn làm đôi mắt của em biến thành màu xanh thẳm, gây ra đau đớn khiến đứa trẻ buộc phải trải qua phẫu thuật loại bỏ chúng.
Mẹ nuôi của bé Primrose, Eryn Austin, cho biết, con gái nuôi của cô đã từng sống trong những cơn ác mộng không ngừng khi phải khóc thét vì đau đớn 16 tiếng đồng hồ/ngày.
Thời điểm vợ chồng Eryn nhận nuôi Primrose từ một trại trẻ mồ côi ở Trung Quốc, cả hai đã nhận được thông tin đứa trẻ này bị mù và có nhiều khả năng sẽ bị điếc. Khi ấy, bé gái này sớm bị ngó lơ ở trại trẻ mồ côi và không được cho học những kỹ năng cơ bản nhất như cách uống nước. Bé Primrose từng bị những đứa trẻ khác trêu chọc là “quái vật”. Chúng thường hét lên và bỏ chạy mỗi khi cô bé xuất hiện. Thế nhưng, đối với Eryn, cô lại thấy bé Primrose vô cùng xinh đẹp, nhất là với đôi mắt đặc biệt kia.
Eryn chỉ nhìn vào một bức ảnh của Primrose và lập tức đặt vé bay nửa vòng Trái đất để đến nơi nhận nuôi đứa trẻ. Gia đình cô đưa thành viên mới về nhà họ ở Buford, Georgia, Mỹ, nơi bé Primrose được nuôi dưỡng và trưởng thành cùng 2 người con lớn hơn của Eryn.
Thời gian đầu về với gia đình mới, Primrose vẫn sống trong những cơn khủng hoảng bệnh tật tận 8 tháng và 11 chuyên gia rất đau đầu mong tìm ra nguyên nhân khiến em phải khổ sở như vậy. Đứa trẻ này không chịu ăn uống nên Eryn không còn cách nào khác là ép đưa thức ăn và thức uống dạng lỏng vào miệng con gái nuôi để giữ cho em không bị kiệt sức.
Video đang HOT
Kết quả chụp MRI xác định, bé Primrose mắc phải hội chứng hiếm gặp 6p25, gây ra những biến chứng mắt khác nhau. Bác sĩ khuyên gia đình nên cho tiến hành phẫu thuật loại bỏ đôi mắt của Primrose và may mắn là điều này đã giúp đứa trẻ hồi phục một cách thần kỳ. Ngoài ra, bé Primrose cũng không bị điếc hoàn toàn mà chỉ cần nhờ đến thiết bị trợ thính thì có thể nghe rõ hơn.
Sau đó, bé Primrose bắt đầu học đi và những kí hiệu ngôn ngữ cơ thể đơn giản để giao tiếp.
“ Việc loại bỏ đôi mắt cho con bé là một quyết định vô cùng khó khăn nhưng đó là điều đúng đắn nên làm. Tôi chưa từng tưởng tượng được rằng con bé sẽ hồi phục nhanh chóng chỉ sau 2 tuần. Đó chính xác là phép màu, chỉ 2 ngày sau, Primrose đã có thể đứng được sau hàng tháng trời và cười tươi. Tình trạng các bộ phận khác của cơ thể cũng bắt đầu chuyển biến tích cực” – Eryn kể lại.
Nhiếp ảnh gia Paige Ewing đã thực hiện một bộ ảnh cho bé Primrose trước khi đôi mắt của em được loại bỏ cho thấy đứa trẻ này đang được gia đình mới vô cùng yêu thương.
“ Tôi muốn chia sẻ với mọi người sự hy sinh của gia đình Austin. Những bức ảnh của tôi thể hiện sự khác biệt độc đáo của bé Primrose và đứa trẻ này đã thực sự trở thành một thành viên trong gia đình mới. Họ đã ôm đứa trẻ như thể đó là con ruột của họ” - nhiếp ảnh gia Paige chia sẻ.
Trên Instagram cá nhân, Eryn cũng thường chia sẻ những bức ảnh chụp gia đình hạnh phúc, tất nhiên là có cả sự hiện diện của bé Primrose. Đứa trẻ này giờ đã biết đứng và biết ăn. Eryn không thể chờ cho đến khi con học thêm nhiều điều mới mẻ.
Đứa trẻ bệnh tật năm nào giờ đã có sự thay đổi ngoạn mục.
Bé Primrose đang sống trong vòng tay yêu thương của gia đình mới.
Hành trình trưởng thành của bé Primrose được Eryn chia sẻ trên Instagram.
Nhiều người bỗng lở loét, tuột da vì hội chứng hiếm gặp nguy hiểm
Da bỗng nhiên bị nổi mẩn đỏ, xuất hiện bóng nước, rồi tuột từng mảng khiến nhiều người rơi vào nguy kịch. Bác sĩ xác định đây là hội chứng Stevens-Johnson hiếm gặp liên quan đến phản ứng dị ứng thuốc.
Thông tin từ Bệnh viện Quận Thủ Đức, TPHCM cho biết, chỉ trong 1 tháng qua, tại đây đã liên tục tiếp nhận 3 trường hợp nguy kịch vì cùng mắc một hội chứng hiếm gặp. Trường hợp nặng nhất là ông N.V.H. (71 tuổi) nhập viện với triệu chứng ngứa, nổi mẩn đỏ hết vùng đầu và mặt, sốt cao liên tục từ 39 đến 40 độ C. Trước đó, bệnh nhân có sử dụng thuốc tây để điều trị bệnh.
Da bệnh nhân nổi mẩn đỏ, tuột ra từng mảng như bị bỏng
Sau khi thăm khám, các bác sĩ đã cho người bệnh nhập vào khoa Nội điều trị. Trong quá trình theo dõi, tình trạng bệnh nhân ngày càng chuyển nặng da bị phồng rộp, bong tróc diện rộng, lan khắp cơ thể kèm tổn thương mắt, miệng, sinh dục. Các bác sĩ đã hội chẩn xác định bệnh nhân mắc hội chứng Stevens-Johnson và quyết định chuyển sang khoa Hồi sức Tích cực Chống độc để điều trị chuyên môn sâu.
Do lớp da trên cơ thể bị bong tróc diện rộng khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn, các bác sĩ đã phải chăm sóc, giảm đau, bù dịch, điều trị nội khoa tích cực, chăm sóc vết thương... cho người bệnh. Sau hơn 1 tháng được theo dõi, điều trị sát từng ngày, bệnh nhân đã qua được giai đoạn nguy kịch, sức khỏe bình phục tốt.
Hai trường hợp khác cũng nhập viện với những biểu hiện tương tự như ca bệnh trên, trong đó nữ bệnh nhân N.T.N.C. (38 tuổi) phải đối mặt với nhiều nguy hiểm. Hoàn cảnh khó khăn khiến cô nhập viện khi bệnh đã trở nặng, việc chăm sóc, điều trị gặp nhiều khó khăn, cùng với việc điều trị nội khoa tích cực, các y bác sĩ đã phải liên tục cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau, kháng sinh, dùng băng gạc chuyên dụng để đắp lên vết thương chống nhiễm khuẩn.
Điều dưỡng trưởng khoa Hồi sức tích cực, chị Nguyễn Thị Linh Đức chia sẻ: "Nếu như các trường hợp thông thường khác, bệnh nhân chỉ cần một điều dưỡng để chăm sóc, nhưng với các ca này, tổn thương da lan rộng khắp cơ thể nên việc chăm sóc người bệnh đòi hỏi nhiều thứ hơn. Cần ít nhất khoảng 5 người để tắm rửa và thay băng cho bệnh nhân hằng ngày. Mỗi lần thay băng, chúng tôi đều phải cố gắng làm nhiều cách để giảm tối thiểu sự đau đớn cho người bệnh như chích thuốc giảm đau, động viên người bệnh bằng cách đưa một số hình ảnh mà những bệnh nhân khác cũng bị và đã được điều trị khỏi để tiếp thêm động lực cho bệnh nhân."
Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực Chống độc cho biết: "Hội chứng Stevens-Johnson là một dạng cơ thể phản ứng dị ứng. Đối với hội chứng này, thường gặp nhất là do phản ứng dị ứng với thuốc. Hội chứng này rất ít khi xảy ra nhưng khi bệnh nhân mắc phải thì tình trạng người bệnh thường rất nặng và tỷ lệ tử vong cao (từ 3,2 đến 90%).
Nam bệnh nhân được bác sĩ cứu chữa vượt qua được nguy kịch sau khi mắc hội chứng hiếm gặp
Bệnh nhân mắc hội chứng Stevens-Johnson sẽ có các biểu hiện như: da bị đỏ lên, nổi bóng nước, lớp thượng bì bị tách ra, tổn thương niêm mạc mắt, miệng, sinh dục. Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau như bị bỏng, một số bệnh nhân sẽ nổi hồng ban. Hội chứng này đa phần liên quan đến phản ứng dị ứng thuốc với một số nhóm thuốc nguy cơ cao như kháng sinh, an thần, giảm đau... sau vài lần sử dụng, trong vòng 14-21 ngày, bệnh nhân sẽ khởi phát triệu chứng.
Biến chứng thường gặp ở hội chứng Stevens-Johnson là nhiễm trùng huyết, viêm phổi, mất nước, rối loạn điện giải. Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ phải xét nghiệm để tìm ra loại thuốc gây phản ứng dị ứng, từ đó ngưng sử dụng loại thuốc gây dị ứng để hạn chế tỷ lệ tử vong.
Theo BS Dũng, hội chứng Stevens-Johnson tuy hiếm gặp nhưng có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Để hạn chế nguy cơ mắc hội chứng này, bệnh nhân phải dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý uống các thuốc không được kê đơn. Phải thông báo tình trạng dị ứng thuốc hay thức ăn cho thầy thuốc. Trong quá trình sử dụng thuốc nếu thấy có bất thường nhất là sốt cao, viêm miệng, nổi dị ứng, ban đỏ khắp người, cần phải tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
(Ảnh: bệnh viện Thủ Đức)
Mắc hội chứng hiếm gặp, cậu bé sinh ra đã không giống những đứa trẻ khác, 11 tuổi phải trải qua 54 cuộc phẫu thuật và khiến nhiều người hoảng sợ khi gặp Đối với một đứa trẻ, phải nằm trên bàn mổ, bao quanh là các dụng cụ để mổ xẻ đầu - mặt ra chưa bao giờ là việc dễ dàng. Nhưng Nathaniel đã vượt qua tất cả. Trước năm 11 tuổi, Nathaniel đã trải qua 54 cuộc phẫu thuật. Bức ảnh chụp mẹ bầu mỉm cười dịu dàng nhưng sau đó lại là...