Bé gái bị teo đường âm đạo
Bé gái 13 tuổi hàng tháng đều đau bụng dữ dội nhưng không có huyết kinh, bụng ngày càng to, bác sĩ chẩn đoán teo hẹp đường âm đạo bẩm sinh.
Sáu tháng trước, bé trải qua một cuộc phẫu thuật song thất bại. Cuối tháng 9, gia đình đưa bé đến TP HCM gặp bác sĩ Tạ Thị Thanh Thủy, Trưởng Khoa Phụ sản, Bệnh viện Quốc tế City, trong tình trạng xanh xao, đau đớn nhiều.
Theo bác sĩ Thủy, bệnh nhân bị teo hẹp 1/3 dưới âm đạo, một dị dạng bẩm sinh hiếm gặp trên thế giới, tỷ lệ khoảng 1/10.000 đến 1/5.000 trẻ gái. Trẻ mang dị tật từ lúc mới sinh, không được phát hiện cho đến tuổi dậy thì. Tới chu kỳ kinh nguyệt, huyết kinh không có lối thoát ra ngoài mà bị ứ đọng lại ở phần trên âm đạo, lâu ngày dội ngược dẫn đến ứ đọng huyết ở toàn bộ tử cung và hai bên phần phụ gây đau đớn.
“Bé cần phải phẫu thuật, tiên lượng cuộc mổ rất khó do hiếm gặp và bé đã trải qua một lần phẫu thuật thất bại trước đó, các mô sẹo của lần mổ cũ có thể gây dính, làm biến dạng cấu trúc cơ thể học bình thường”, bác sĩ Thủy chia sẻ.
Các bác sĩ phẫu thuật cho bé gái. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Video đang HOT
Ê kíp phẫu thuật đã thoát lưu được khoảng 600 ml máu cũ ứ đọng trong tử cung và âm đạo bé, tái tạo mới hoàn toàn phần âm đạo bị teo. “Sau phẫu thuật, bé không có biến chứng, phần tái tạo không bị bít trở lại, bé sẽ có cuộc sống như bao bé gái khác, sau này có thể lập gia đình và sinh con”, bác sĩ Thủy cho biết. Sau phẫu thuật hai tuần, siêu âm ghi nhận tử cung âm đạo không còn ứ máu.
Hiện, sức khoẻ bé hồi phục tốt, không còn đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt. “Con có thể trở lại sinh hoạt, học tập bình thường và có thể chơi những môn thể thao vận động như các bạn, tôi như nhấc được gánh nặng đè trên vai suốt mấy năm nay”, mẹ bé chia sẻ. Trước đây, chị vẫn luôn cảm thấy day dứt vì đã không cho con một cơ thể khỏe mạnh như các bé khác.
Bác sĩ Thuỷ khuyến cáo phụ huynh có bé gái lưu ý khi vào tuổi dậy thì, nếu hàng tháng đau bụng nhiều mà không thấy có kinh nguyệt như bình thường thì cho đi khám bác sĩ phụ khoa, kịp thời phát hiện và xử trí các bất thường ở cơ quan sinh dục nữ nếu có.
Những quan niệm sai lầm về chu kỳ kinh nguyệt Bé gái 18 tháng tuổi có kinh nguyệt khiến bố mẹ tưởng bị xâm hại 14 Nữ phi hành gia xử lý kỳ kinh nguyệt ngoài vũ trụ như thế nào 10
17 ngày giành sự sống cho bé sơ sinh bị dị tật nguy hiểm tính mạng
Trải qua 17 ngày đêm, các bác sĩ đã túc trực để giành sự sống cho một bé sơ sinh bị dị tật bẩm sinh nguy hiểm đến tính mạng.
Niềm vui của y bác sĩ, cùng người nhà sản phụ H. khi bé gái sơ sinh hồi phục sức khỏe. Ảnh TRẦN THANH PHONG
Đó là trường hợp của sản phụ H.G.H (22 tuổi, ngụ ấp Vĩnh Phước 1, TT.Vĩnh Thuận, H.Vĩnh Thuận, Kiên Giang). Sản phụ H. nhập viện ngày 8.9, để mổ bắt con. Các bác sĩ Bệnh viện Thanh Vũ Medic Bạc Liêu chẩn đoán ban đầu là thai nhi đã 40 tuần tuổi, vô ối, nhiễm trùng ối.
Ca sinh mổ thành công cùng ngày nhập viện, bé gái cân nặng 3 kg. Lúc vừa sinh ra, bé có phản xạ khóc. Tuy nhiên, rất nhanh sau đó bé bắt đầu tím tái khắp cơ thể.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trưởng khoa Sản, trực tiếp kiểm tra, phát hiện bé có các dấu hiệu bất thường như: Lưỡi to, mắt trái nhỏ hơn mắt phải, có dấu hiệu dị tật vùng hầu họng...
Các bác sĩ chuyên khoa sản ngay lập tức cùng bác sĩ khoa Gây mê hồi sức tiến hành thông khí, hút đàm và khai thông hô hấp cho bé. Sau đó bé được chỉ định chụp MRI, xác định bị suy hô hấp sơ sinh, nhiễm trùng ối, thoát vị sàng não kèm tắc mũi sau hoàn toàn. Bác sĩ đã nhanh chóng xử trí cho bé thở ô xy qua mask, theo dõi liên tục tại phòng hồi sức sơ sinh.
Kỳ tích xuất hiện
Bác sĩ Lê Hoàng Khải, Trưởng khoa Nhi, cho biết ngày 9.9, bé tiếp tục bị suy hô hấp kèm xuất huyết tiêu hóa nên phải thực hiện nuôi ăn tĩnh mạch. Ngày 10.9, bé bị suy hô hấp nặng hơn nên các bác sĩ đã phải đặt nội khí quản và chỉ định thở máy. Ngày 13.9, tình trạng bệnh của bé ngày một nặng, hy vọng tiếp tục sống của bé cạn dần.
Trong khi đó, do suy sụp tinh thần nên gia đình bé đã đến gặp bác sĩ xin cho bé về nhà. Nhưng bác sĩ và nữ hộ sinh của bệnh viện đã khuyên gia đình "còn nước còn tát", ở lại bệnh viện tiếp tục điều trị để tìm cơ hội sống cho bé. Đồng thời để chia sẻ, hỗ trợ một phần khó cho gia đình sản phụ, bệnh viện đã quyết định miễn giảm toàn bộ chi phí sinh, điều trị cho bé.
Với sự nỗ lực của đội ngũ y bác sĩ, kỳ tích đã xuất hiện. Ngày 15.9, sức khỏe bé gái sơ sinh đã bắt đầu cải thiện dần, da bé hồng hào hơn, mạch rõ và thở đều. Đến ngày 20.9, bé được rút nội khí quản, thở ô xy qua mask và đặt Airway (núm vú giả) giúp giữ lưu thông đường thở miệng cho bé. Sau đó bé được ngưng chỉ định thở ô xy qua mask và tiến hành tập thở qua Airway với khí trời.
Ngày 21.9, bé được bác sĩ và hộ sinh cho tập bú sữa bình. Đến 23.9, bé được rút sonde dạ dày, có thể tự bú sữa bình nuôi ăn hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Hiện sức khỏe bé đã ổn định, cơ thể hồng hào hơn.
Về dị tật bẩm sinh của bé, theo gia đình khi dịch bệnh Covid-19 được khống chế, bé sẽ được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) để phẫu thuật.
Theo người nhà sản phụ, trong thời gian mang thai, chị H. không đi khám thai định kỳ và theo dõi sức khỏe thai nhi vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Do đó gia đình hoàn toàn không hề hay biết hoặc phát hiện những dị tật của bé.
Can thiệp ECMO cứu sống bé sơ sinh 2 ngày tuổi mắc bệnh tim hiếm gặp Bé sơ sinh mới 2 ngày tuổi được chẩn đoán viêm phổi, tim bẩm sinh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP phẫu thuật và can thiệp ECMO cứu sống thành công. Sau mổ tim bẩm sinh, bé trai sơ sinh rơi vào tình trạng nguy kịch, phải áp dụng đồng thời 2 kỹ thuật ECMO và lọc máu liên...