Bé gái bị tấn công tình dục và bản án oan dậy sóng xã hội Mỹ
Cái chết của Leo Frank cách đây hơn 100 năm là một trong những vụ hành hình nổi tiếng nhất lịch sử nước Mỹ. Trong đó, nạn nhân bị kết án dựa trên những bằng chứng thiếu thuyết phục xuất phát từ định kiến với người Do Thái và việc thực thi công lý lại không phải do cơ quan tư pháp thực hiện.
Trong lịch sử ngành tư pháp thế giới, có không ít vụ án oan khiến nhiều người phải lâm vào bước đường cùng, thậm chí trả bằng cả mạng sống. Mảng tối về sự vô trách nhiệm với mạng sống con người của những người nắm quyền sinh sát sẽ phần nào được hé lộ qua loạt bài “ Những vụ án oan làm chấn động lịch sử”.
Leo Frank
Tội ác khiến dư luận dậy sóng
Ngày 26/4/1913, cô bé Mary Phagan (13 tuổi) đi đến Nhà máy Bút chì ở Atlanta tìm gặp quản lý Leo Frank – một kỹ sư người Mỹ gốc Do Thái – để nhận số tiền công 1,2 USD cho 12 giờ làm việc trong tuần. Đêm hôm đó, bảo vệ nhà máy phát hiện thi thể Phagan bầm tím nằm trong vũng máu ở tầng hầm. Cảnh sát ngay lập tức có mặt tại hiện trường. Tin đồn lan truyền rằng cô bé bị tấn công tình dục rồi sát hại dã man đã khiến dư luận dậy sóng, gây áp lực cho cảng sát phải nhanh chóng tìm ra thủ phạm.
Sáng hôm sau, Leo Frank đi cùng cảnh sát đến hiện trường. Frank cho biết vào ngày hôm trước, anh đã ở văn phòng khoảng hơn 20 phút sau khi Phagan rời đi. Một công nhân khai rằng lúc cô đến lĩnh lương thì không thấy Frank. Cô đợi vài phút rồi đi về. Người bảo vệ ca đêm hôm đó cho biết Frank đã gọi điện vào cuối ngày để hỏi xem mọi thứ có ổn không – điều mà anh chưa bao giờ làm trước đây.
Là người cuối cùng thừa nhận nhìn thấy Phagan còn sống, cùng với các lời khai trên, Frank bị bắt. Cảnh sát sau đó cũng thu thập thêm nhiều “bằng chứng” trước khi quyết định đưa Frank ra xét xử. Nhân chứng chính của vụ án là Jim Conley, một người bảo vệ da màu bị bắt khi đang gột rửa vết máu đỏ trên áo. Người này mặc dù sau đó đã có 4 lời khai mâu thuẫn khi giải thích rằng đã giúp Frank phi tang thi thể Phagan nhưng bồi thẩm đoàn vẫn kết án Leo Frank.
Nhận thấy quy trình xét xử có vấn đề, lời khai của Conley cũng có nhiều nghi vấn, luật sư của Frank đã liên tiếp gửi đơn kháng cáo với lý do Frank không có mặt khi tòa ra bản án và bồi thẩm đoàn bị áp lực quá lớn từ dư luận nhưng tất cả đều bị bác bỏ.
Người dân Atlanta thì sôi sục chờ đợi bản án cho kẻ giết người. Họ bao vây trụ sở tòa án, hò hét mỗi khi thấy các công tố viên. Và sau 25 ngày xét xử, bồi thẩm đoàn tuyên bố Frank có tội.
Chân dung cô bé xấu số Mary Phagan
Video đang HOT
Sự thất bại của công lý
Khi mọi đơn kháng cáo đều bị từ chối, các luật sư của Frank đã tìm kiếm một ân giảm từ Thống đốc bang Georgia – ông John M. Slaton.
Đúng lúc này, Thomas E. Watson, chủ báo Jeffersonian, đã thực hiện chiến dịch lên án Frank, đánh trúng tâm lý người dân và được họ hưởng ứng nhiệt tình. Cáo buộc của Watson chống lại người Do Thái nói chung và Leo Frank nói riêng đã khiến doanh số bán ra của tờ báo này đạt mức cao, góp phần thổi bùng ngọn lửa phẫn nộ của dân chúng. Do vậy, Thống đốc Slaton đã phải chịu áp lực lớn từ dư luận.
Slaton xem xét lại hơn 10.000 trang tài liệu, thăm nhà máy bút chì nơi vụ giết người xảy ra và cuối cùng kết luận Frank vô tội. Tuy nhiên, ông chỉ có thể giảm án tử hình xuống còn chung thân.
Quyết định của Slaton ngay lập tức đã khiến dân chúng Georgia nổi giận, dẫn đến những cuộc bạo động trên khắp Atlanta cũng như các cuộc tuần hành tới dinh thự của ông. Thống đốc phải ban bố thiết quân luật và huy động cả lực lượng Cảnh sát Quốc gia. Khi nhiệm kỳ Thống đốc của Slaton kết thúc vài ngày sau đó, cảnh sát đã phải hộ tống gia đình ông tới ga xe lửa và rời khỏi bang Georgia suốt cả chục năm sau.
Đêm 16/8/1915, một số người dân ở Marietta, quê hương của cô bé Phagan, đột nhập vào nhà tù và đưa Frank ra khỏi phòng giam, đưa thẳng Frank về Marietta rồi treo cổ anh trên cây sồi vào sáng hôm sau.
Vụ án của Frank không chỉ là một sự sai lầm của công lý mà còn là biểu tượng về nỗi sợ hãi của miền Nam nước Mỹ lúc bấy giờ. Tầng lớp công nhân phẫn nộ vì bị các ông chủ miền Bắc đến miền Nam bóc lột trong quá trình cải tổ nền kinh tế nông nghiệp suy tàn.
Chính nguồn gốc Do Thái của Frank đã khiến dân miền Nam bất mãn rồi thêm cả tâm lý chống Do Thái đang âm ỉ lại bị báo chí thổi bùng lên nên đã khiến dư luận có những hành xử theo cảm tính.
Hàng loạt bài xã luận và bình luận đăng tải trên các tờ báo khắp nước Mỹ ủng hộ Frank khi cho rằng anh vô tội và yêu cầu một phiên tòa xét xử mới. Điều này càng làm cho người dân Georgia cho rằng đó là nỗ lực của người Do Thái dùng tiền bạc và ảnh hưởng của họ để xoay chuyển công lý.
Năm 1986, Hội đồng Ân xá bang Georgia đã ân xá cho Frank với tuyên bố thừa nhận rằng bang đã thất bại trong bảo vệ Leo Frank và trong việc đưa những kẻ giết Frank ra trước công lý. Hơn nữa, lệnh ân xá một phần dựa trên lời khai năm 1982 của ông Alonzo Mann – người lúc đó đã 83 tuổi. Khi xảy ra vụ án giết Phagan, ông Mann là công nhân ở công ty bút chì và đã nhìn thấy Conley khiêng xác của Phagan xuống tầng hầm vào ngày cô bé chết. Conley đã dọa giết cậu bé Mann nếu cậu hé răng và mẹ cậu bé khuyên cậu bé im lặng.
Vụ xét xử và hành hình Frank có ảnh hưởng sâu sắc tới cộng đồng người Do Thái khắp nước Mỹ. Ở miền Nam, người Do Thái có xu hướng chối bỏ đạo Do Thái của mình. Còn ở miền Bắc, người Do Thái kín tiếng sau cái chết của Frank. Họ lo sợ nếu lên tiếng ủng hộ Frank sẽ kích động căng thẳng ở miền Nam. Cứ như vậy, phải đến 50 năm sau, phong trào dân quyền dâng cao mạnh mẽ đã dẫn đến những thay đổi tích cực trong xã hội, khép lại thời kỳ đen tối của người Do Thái trên đất Mỹ.
———————————————
Vào tù khi mới 19 tuổi, độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời, James Bain đã phải mất tới 35 năm sau song sắt với những nỗ lực đấu tranh không mệt mỏi để minh oan cho tội ác bắt cóc và hiếp dâm mà mình không hề thực hiện.
Hành trình tìm lại công lý của James diễn ra như thế nào? Mời độc giả đón đọc “Được minh oan sau 35 năm bị kết tội bắt cóc, hiếp dâm”, vào 4h ngày 27/2/2017.
Theo Danviet
Cha ngồi tù 10 năm vì lời nói dối tai hại của con gái
Chỉ đến khi Thomas Kennedy thụ án trong tù được 10 năm, cô con gái của anh mới lên tiếng thú nhận năm xưa đã có những lời nói dối tai hại đẩy cha mình vào cảnh tù tội.
Trong lịch sử ngành tư pháp thế giới, có không ít vụ án oan khiến nhiều người phải lâm vào bước đường cùng, thậm chí trả bằng cả mạng sống. Mảng tối về sự vô trách nhiệm với mạng sống con người của những người nắm quyền sinh sát sẽ phần nào được hé lộ qua loạt bài " Những vụ án oan làm chấn động lịch sử".
Thomas Kennedy bị chính con gái mình đưa vào tù với tội danh hiếp dâm trẻ em
Các công tố viên tòa án thành phố Longview, bang Washington, Mỹ cũng phải thốt lên rằng cuộc đời làm tư pháp của họ chưa từng chứng kiến một vụ án nào tương tự như vậy.
Vì những bất đồng không thể dung hòa, Thomas Kennedy và vợ ly dị vào năm 1991, Cassandra Kennedy và chị gái sống với mẹ, cuối tuần lại đến nhà cha.
Năm 2001, cô bé Cassandra Kennedy (11 tuổi) thông báo với cảnh sát việc em đã bị chính cha mình là Thomas Kennedy cưỡng bức ít nhất 3 lần tại ngôi nhà của anh ở Longview, Washington.
Sau đó, trong buổi làm việc với các nhà điều tra của Sở cảnh sát thành phố Longview, Cassandra đã sử dụng thú nhồi bông để minh họa cho những gì cha cô đã làm với mình. Cô bé cũng vẽ lại chi tiết phòng tắm nơi các vụ hãm hiếp xảy ra. Cảnh sát sau đó đã tới đo đạc và chụp ảnh căn phòng.
Ban đầu, cảnh sát tỏ ra hoài nghi về việc làm thế nào một cô bé 11 tuổi lại biết khá nhiều về tình dục? Cassandra giải thích với cảnh sát rằng cô bắt đầu tham gia các hoạt động giáo dục giới tính từ hồi lớp 2 cũng như biết qua các bộ phim.
Tháng 3/2001, khi được đưa đến kiểm tra tại phòng khám Vancouver, các bác sĩ phát hiện có vết thương ở bộ phận sinh dục của Cassandra.
Thomas Kennedy ngay lập tức bị bắt. Trong phiên tòa ngày 19/4/2001, các công tố viên cáo buộc anh với 3 tội danh hiếp dâm trẻ em. Thomas Kennedy liên tục kêu oan và yêu cầu thay luật sư bào chữa khi cho rằng ông này không đủ năng lực chứng minh anh vô tội nhưng kháng cáo bị bác bỏ. Thêm bất lợi cho Kennedy khi anh là đối tượng nằm trong danh sách đen của cảnh sát vì từng tham gia một cuộc tấn công những năm 1990, vi phạm giao thông và lái xe với giấy phép giả.
Tại phiên tòa diễn ra ngày 8/7/2002, cô bé lặp đi lặp lại những lời cáo buộc của mình trước đó. Dựa vào lời khai và các chứng cứ thu thập được, ban hội thẩm buộc Thomas Kennedy tội danh cưỡng bức ít nhất 3 lần chính con gái ruột của mình và tuyên án hơn 15 năm tù giam.
Sau này, có lần Cassandra nói với mẹ rằng thật ra em đã nói dối về những cáo buộc với cha. Tuy nhiên, ngày hôm sau khi mẹ hỏi lại, Cassandra khẳng định những gì cô bé khai trước tòa là sự thật.
Tháng 1/2012, khi Thomas Kennedy đã thi hành án được 10 năm thì Cassandra, lúc này đã 22 tuổi, đột nhiên gọi điện đến Sở cảnh sát thành phố Longview và thú nhận toàn bộ câu chuyện bịa đặt năm xưa của mình. "Tôi đã làm một điều xấu xa với cha mình. Thật không dễ dàng chút nào khi bị giam giữ trong một nơi kinh khủng vì một điều mà mình không gây ra", Cassandra nói.
Lúc này, Cassandra mới khai với cảnh sát rằng đã rất đau lòng sau khi cha mẹ ly hôn và việc cô bịa chuyện bị cha đẻ cưỡng hiếp là do ông đã làm cô thất vọng. "Tôi muốn ông ấy yêu thương tôi, nhưng tôi nghĩ ông ấy đã không làm vậy. Và tôi bắt đầu nuôi trong lòng sự hận thù", Cassandra nói với các nhân viên điều tra. Bắt nguồn từ câu chuyện của một người bạn có bố bị đi tù vì lạm dụng trẻ em, cô đã nghĩ ra câu chuyện bịa đặt khủng khiếp ấy để cha "đi thật xa".
Tại phiên điều trần tháng 3/2012, Cassandra cho biết tổn thương ở bộ phận sinh dục của cô năm xưa là do trước đó cô đã có hành vi quan hệ tình dục với người bạn cùng lớp của mình. Cậu bé này, giờ đây đã là một chàng trai trưởng thành, cũng xác nhận câu chuyện của cô.
Tháng 9/2014, Tòa Thượng thẩm Quận Cowlitz tuyên bố trả tự do cho Thomas Kennedy kèm theo mức bồi thường 519.973 USD cho 3242 ngày ở trong tù. Còn Cassandra, cô sẽ không phải đối mặt với các tội danh, bởi hành động của cô ta có thể giúp cho những người có liên quan đến các vụ án tương tự dám đứng ra nhận lỗi. Được biết, Cassandra đã trải qua thời học sinh không êm đềm khi thường bị bạn bè trêu chọc. Vài tháng trước khi cô bé đổ tội hiếp dâm cho cha, cô đã bị đuổi học vì nói với một giáo viên trong trường về ý nghĩ sẽ mang súng tới trường và bắn tất cả mọi người.
---------------------------------------------
Cái chết của Leo Frank cách đây hơn 100 năm là một trong những vụ hành hình nổi tiếng nhất lịch sử nước Mỹ. Trong đó, nạn nhân bị kết án dựa trên những bằng chứng thiếu thuyết phục xuất phát từ định kiến với người Do Thái và việc thực thi công lý lại không phải do cơ quan tư pháp thực hiện.
Hành trình tìm lại công lý của Leo Frank diễn ra như thế nào? Mời độc giả đón đọc "Bé gái bị tấn công tình dục và bản án oan dậy sóng xã hội Mỹ", vào 4h ngày 26/2/2017.
Theo Danviet
Án oan của "người phụ nữ huyền thoại" mang tội danh phản quốc Cho đến khi qua đời vào năm 2006 ở độ tuổi 90, Iva Toguri, được biết đến với cái tên "Tokyo Rose", vẫn là công dân duy nhất trong lịch sử Mỹ bị kết án vì tội phản quốc. Trong lịch sử ngành tư pháp thế giới, có không ít vụ án oan khiến nhiều người phải lâm vào bước đường cùng, thậm...