Bé gái bị phồng rộp, tổn thương ngón tay cái, không ngờ nguyên nhân đến từ thói quen đứa trẻ nào cũng thích
Thói quen phổ biến này khi trẻ còn nhỏ sẽ không ảnh hưởng gì, thậm chí nhìn còn rất đáng yêu nhưng nếu duy trì khi đã lớn, nó để lại những hậu quả khó lường.
Sự hình thành thói quen là chìa khóa cho cuộc sống của mỗi đứa trẻ. Thói quen tốt có thể khiến trẻ sống tự lập, trở thành người xuất sắc trong tương lai, thói quen xấu có thể đẩy trẻ đến những nguy hiểm cho cả sức khỏe, tinh thần.
Như chúng ta vẫn thấy, đứa trẻ nào cũng thích mút ngón tay, đặc biệt là ngón tay cái. Nhưng đến một độ tuổi nhất định, trẻ sẽ tự bỏ thói quen này. Tuy nhiên, cũng có những trẻ mút ngón tay quá nhiều hoặc vẫn thích mút ngón tay dù đã lớn và để lại hậu quả khó lường như bé gái giấu tên dưới đây.
Bé có sở thích mút ngón tay cái, thường đưa ngón tay vào miệng ngậm bất cứ lúc nào, thậm chí khi ngủ nếu không mút tay cũng khó mà ngủ được. Thói quen này đã khiến ngón tay bé ngày càng kì lạ, có lúc nó phồng rộp như bị mụn, rồi cả những vết thương như bị đứt tay. Điều này khiến mẹ bé vô cùng đau đầu nhưng chưa biết làm thế nào để con từ bỏ thói quen mút ngón tay cái.
Ngón tay bị tổn thương của bé gái.
Vậy điều gì sẽ xảy ra khi trẻ quá thích mút ngón tay đến mức không thể từ bỏ?
Bắt đầu từ giai đoạn mọc răng, trẻ sẽ thường xuyên cho mọi thứ vào miệng ngậm nhưng thường sẽ “yêu” ngón tay nhất. Nếu đến 5 tuổi, thói quen này vẫn duy trì, nó sẽ trở thành thói quen xấu, bố mẹ không kịp thời điều chỉnh thì sẽ ảnh hưởng cực lớn đến trẻ về mọi mặt, bao gồm những vấn đề sau:
Chán ăn, biếng ăn và thiếu hụt dinh dưỡng
Khi trẻ suốt ngày đưa ngón tay vào miệng, đến bữa ăn trẻ cũng chẳng thiết ăn uống gì. Sự chán ăn, biếng ăn chính từ thói quen mút ngón tay quá nhiều mà ra. Về lâu dài, tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ bị thiếu hụt dưỡng chất, không thể phát triển toàn diện.
Ảnh hưởng đến răng và hàm
Trẻ từ 5-6 tuổi đang trong thời kỳ thay răng vĩnh viễn, tật ngậm mút tay với động tác mút mạnh liên tục hoặc dùng lưỡi đẩy có thể gây ra một số tổn thương ở răng và hàm, dẫn đến tình trạng biến dạng răng như hàm bị hô hay móm, lệch khớp cắn, khó phát âm.
Trẻ tự ti, xấu hổ
Một số bé ngoài mút ngón tay còn hay cắn móng tay. Thấy thế, cha mẹ hay mắng mỏ, trách phạt trẻ. Trẻ không thể từ bỏ thói quen này ngay lập tức, và lại càng bị mắng nhiều hơn. Dần dần, chúng sẽ cảm thấy căng thẳng và tình trạng mút ngón tay càng trầm trọng hơn.
Video đang HOT
Gia đình mà bố mẹ thường xuyên cãi nhau cũng khiến trẻ chán nản, buồn bã mà hay mút ngón tay dù đã lớn. Trẻ tìm cách mút ngón tay để giải tỏa cảm xúc khi không vui, và càng sa đà trầm trọng vào thói quen này khi bị cấm cản, dần trở nên tự ti, xấu hổ.
Làm thế nào để con từ bỏ thói quen mút ngón tay?
Khuyến khích trẻ đập tay
Nếu trẻ còn nhỏ, chưa biết nói thì việc cải thiện thói quen mút tay sẽ dễ dàng hơn. Mỗi khi có điều gì khiến trẻ vui, thực hiện thành công 1 việc gì đó, bố mẹ hãy giơ tay nói “high five”, trẻ sẽ bớt dần việc đưa tay lên miệng. Không nên đột ngột bắt con rút ngón tay ra khỏi miệng hay cấm con mút tay lúc ngủ một khi trẻ đã có thói quen này, bố mẹ nên từ từ cải thiện tình hình thì sẽ hiệu quả hơn.
Đánh lạc hướng trẻ
Nhiều bố mẹ hễ nhìn thấy con mút ngón tay liền tức giận mà mắng hay cấm đoán trẻ không được mút ngón tay nữa. Cách này chỉ làm trầm trọng thêm tần suất mút ngón tay của trẻ mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần của chúng.
Thay vào đó, bố mẹ nên sử dụng những thứ mà trẻ quan tâm để gây sự chú ý với chúng, giúp trẻ bỏ ngón tay ra khỏi miệng như đưa cho trẻ đồ chơi, búp bê, gợi ý trẻ chơi một trò chơi mà chúng thích, dành sự quan tâm, thời gian chơi cùng con để tách rời trẻ ra khỏi sở thích mút ngón tay.
Có trẻ tự làm tổn thương mình vì mút ngón tay.
Duy trì không khí gia đình vui vẻ, ấm áp
Khi trẻ ở trong một gia đình mà bố mẹ hay cãi vã, căng thẳng, trẻ sẽ bất ổn về cảm xúc và muốn thu mình lại. Khi ấy, chúng mút ngón tay như một cách để giải tỏa căng thẳng, buồn phiền. Vì thế, tạo môi trường sống vui vẻ, đầm ấp cho trẻ chính là cách giúp trẻ kiểm soát cảm xúc tốt hơn, duy trì cảm xúc tích cực, tâm trạng thư giãn.
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý
Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi trẻ bị thiếu một số nguyên tố vi lượng, chúng cũng sẽ mắc phải thói quen xấu mút ngón tay. Nghiêm trọng nhất là thói quen này duy trì với tần suất dày và lâu dài có thể làm biến dạng ngón tay. Khi ấy, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám, tìm cách bổ sung dinh dưỡng hợp lý, tăng cường canxi, vitamin… để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ.
BN
8 cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn mà mẹ cần biết
Với nhiều bậc cha mẹ, bữa ăn của trẻ có thể nói là khoảng thời gian không bình yên nhất trong ngày khi trẻ biếng ăn, không chịu ăn,... Do đó, những cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn luôn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.
Chắc hẳn, mỗi ông bố bà mẹ đều đã có ít nhất một vài lần phải bày đủ trò để giúp trẻ ăn ngon hơn. Thậm chí, với một số không nhỏ thì bữa ăn của con đã trở thành cuộc chiến của cả gia đình khi bé không muốn ăn, không chịu ăn,... Do đó, những cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn là điều mà hầu hết tất cả các bậc phụ huynh đều vô cùng quan tâm.
Giúp trẻ ăn ngon miệng hơn là vấn đề được rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm (ảnh: internet)
Cùng tìm hiểu và thực hiện 8 cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn hằng ngày:
1. Cho trẻ ăn khi đói là cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn
Hầu hết chúng ta hiện nay đều cho trẻ ăn theo lịch mà cha mẹ đã đặt ra. Tuy nhiên, đôi lúc điều này lại chính là nguyên nhân dẫn đến trẻ biếng ăn, trẻ ăn không ngon miệng,... bởi đơn giản là chúng chưa đói.Vì thế, cho trẻ ăn lúc cảm giác đói của trẻ xuất hiện chính là một trong các cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn rất dễ dàng thực hiện.
Tuy nhiên, việc cho ăn vào lúc trẻ đói đôi khi có thể đưa đến các bất tiện về giờ giấc, công việc,... Vì thế, cha mẹ cần điều chỉnh dần dần cữ ăn của trẻ về những khung giờ cố định để giúp việc ăn uống của trẻ thuận tiện hơn và điều độ hơn.
2. Giảm sử dụng đồ ăn vặt để tạo cảm giác đói cho bé
Đồ ăn vặt luôn luôn là sở thích của mọi đứa trẻ và đôi khi nó còn là thần dược để dỗ dành các bé. Nhưng với nguồn năng lượng cao thì những đồ ăn vặt như bim bim, bánh kẹo, khoai tây chiên, xúc xích,... lại khiến trẻ luôn đủ năng lượng và không thấy đói. Do vậy, một trong các cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn chính là hãy cắt giảm bớt lượng thức ăn vặt sử dụng hằng ngày của trẻ.
3. Không nên cho trẻ ăn uống quá nhiều bữa trong ngày
Ăn quá nhiều bữa trong ngày khiến lúc nào trẻ cũng được bổ sung năng lượng thường xuyên và dạ dày của trẻ cũng luôn chứa một lượng thức ăn đáng kể nhất định. Điều này khiến trẻ luôn cảm thấy ngang bụng, không đói.
Do vậy, hãy dừng việc cho trẻ ăn quá nhiều bữa trong ngày để giúp trẻ có cơ hội được đói và thèm ăn cũng là một cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Đồng thời, cha mẹ cũng không nên cho trẻ uống nước trước bữa ăn quá gần tránh làm trẻ cảm thấy no do uống nước và không muốn ăn khi bữa ăn đã đến.
4. Đa dạng khẩu phần ăn kích thích trẻ ăn ngon
Sự chán ăn của trẻ còn có thể gây nên bởi một nguyên nhân rất hay gặp chính là khẩu phần ăn quá đơn điệu. Khi sáng, trưa, chiều, tối trẻ đều phải lặp lại sử dụng một loại thức ăn nhất định thì việc chán ăn là điều hết sức dễ hiểu.
Vì thế, đa dạng hóa thành phần thực phẩm chế biến thức ăn cho trẻ từ nhiều nhóm khác nhau (chất đạm, chất đường bột, chất béo, chất xơ,... ), cùng với việc thay đổi thường xuyên công thức chế biến,... chính là cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn hết sức hiệu quả mà cha mẹ có thể thử.
5. Tôn trọng sở thích của trẻ
Là người lớn, đôi khi chúng ta thường hay áp đặt quan điểm của mình cho trẻ khi cho rằng món này là ngon, món này là tốt và chúng ta ép trẻ phải sử dụng thức ăn theo ý của chúng ta. Nhưng thử đặt câu hỏi, nếu trẻ không thích những thứ mà chúng ta nấu thì sao? Rất đơn giản, đó chính là việc trẻ không chịu ăn.
Vì thế, cha mẹ hãy chú ý những loại thực phẩm mà trẻ thích, những kiểu nấu mà trẻ thích,... để nấu ăn hợp khẩu vị của trẻ hơn. Và hơn hết cũng đừng ngần ngại nấu nếu như trẻ muốn ăn những món ăn tương đối quái đản hoặc thứ mà bạn cho rằng sẽ khó ăn,... bởi đó chính là điều chúng thích.
6. Không nên ép trẻ ăn
Phải ăn hết phần ăn đã chuẩn bị là điều mà rất nhiều cha mẹ cho rằng nên như thế. Vì vậy, đôi lúc chỉ vì một hai thìa cơm cuối bát mà cha mẹ và trẻ đã có một cuộc chiến không nhỏ. Điều này lại hoàn toàn là một sai lầm.
Bởi khi trẻ đã ăn no thì cả về sự ngon miệng và sức chứa của dạ dày bé đều đã hết. Việc ép trẻ ăn khi trẻ không ngon miệng hoặc no quá sẽ đều gây khó chịu cho trẻ và tạo ấn tượng xấu cho trẻ về bữa ăn. Vì thế, không nên ép trẻ ăn khi trẻ đã no chính là cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn mà cha mẹ cần nhớ.
7. Tạo sự hào hứng cho trẻ đối với bữa ăn
Một trong các cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn mà cha mẹ có thể thực hiện chính là tạo sự hào hứng của trẻ đối với bữa ăn. Sự hào hứng, thích thú của trẻ đối với bữa ăn có thể được tạo nên bằng nhiều cách như cho trẻ cùng tham gia nấu ăn, cho trẻ ăn ngoài trời, nghe những câu chuyện của cha mẹ trong khi ăn,...
8. Cho trẻ tập luyện nhiều hơn
Trẻ tập luyện và hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ giúp trẻ khỏe mạnh hơn mà nó còn là một quá trình tiêu hao năng lượng hiệu quả và dễ dàng kích thích cảm giác đói. Chính vì thế, cho trẻ vận động nhiều hơn với các trò chơi thể lực, có chế độ luyện tập thích hợp,... cũng chính là một trong các cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn mà cha mẹ có thể áp dụng.
Trên đây là giới thiệu về một số cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn mà cha mẹ có thể thử để bữa ăn không còn là cuộc chiến mỗi ngày
QN
Các nguyên nhân gây suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ Suy dinh dưỡng thấp còi là tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao và cân nặng so với bạn cùng tuổi. Chế độ ăn uống nghèo nàn, trẻ biếng ăn, các bệnh lý nhiễm trùng,... đều là những nguyên nhân gây suy dinh dưỡng thấp còi rất phổ biến. Suy dinh dưỡng thấp còi là một trong các thể của suy dinh...