Bé gái bị mẹ cắt gân chân, tay giờ sống ra sao?
Tuy được sống trong tình yêu thương bảo bọc của các mẹ và lòng hảo tâm của xã hội, nhưng cuộc sống của cô bé từng bị người thân cắt gân chân, tay vẫn không có nhiều biến chuyển tích cực.
Với những dư chấn của sự bạo hành tàn nhẫn và dấu hiệu bất ổn về thần kinh đã làm cho suy nghĩ, hành động của em trở nên vô thức.
Cuộc giải cứu khỏi bà mẹ ác quỷ
Trong một chuyến công tác tại tỉnh Bình Phước, chúng tôi có dịp đến với Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ em mồ côi Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Tại đây, chúng tôi được gặp lại cô bé Nguyễn Thị Hảo (SN 2005) từng bị cha mẹ ruột “răn đe” bằng cách bạo hành cắt đứt gân chân, tay gây phẫn nộ dư luận trong nhiều năm liền.
Nguồn cơn dẫn đến số phận bất hạnh của bé Hảo là vào tháng 9/2008, bà N.T.M. (ngụ huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước) đi rẫy về nhà thấy đứa con gái Nguyễn Thị Hảo hơn gần 4 tuổi đang cầm kéo cắt một tờ tiền polyme mệnh giá 100 ngàn đồng. Quá tức giận, bà M. đã cầm luôn cây kéo cắt đứt lìa một phần đầu ngón tay phải của bé Hảo mà không một chút xót thương.
Hai ngày sau, bà M. đang ngồi gọt mướp chuẩn bị cho bữa trưa thì bé Hảo lân la lại gần chơi, bà M. liền đuổi Hảo đi chỗ khác, song Hảo không đi, người mẹ này lại dùng dao chém vào gót chân phải của con gái.
Bé Hảo thường xuyên có những hành động vô thức.
Do vết cắt quá sâu nên vết thương của Hảo rất nặng, máu chảy nhiều nhưng hai vợ chồng bà M. vẫn không đưa con đi bệnh viện điều trị mà tự băng bó vết thương cầm máu cho con tại nhà. Sau hơn một tuần trôi qua có một người hàng xóm sang nhà bà M. chơi phát hiện bé Hảo bị thương nặng, sức khỏe yếu nên đã báo chính quyền địa phương để giải cứu.
Ngoài hai vết thương do mẹ gây ra thì trên người bé Hảo còn rất nhiều thương tích khác ở mông phải, vành tai trái, vùng lưng, gãy xương đòn trái và nhiều vết trầy xước trên mặt và khắp cơ thể do 4 anh chị em của Hảo gây ra. Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước, các bác sĩ chẩn đoán bé Hảo bị thương tật trên 60%.
Việc làm không tính người của bà M. đã trả giá bằng 24 tháng tù giam và bị tước quyền nuôi con trong vòng 5 năm. Để bé Hảo vượt qua những cú sốc về tinh thần và tránh được sự bạo hành của người thân, cơ quan công an huyện Phước Long đã đưa cô bé tội nghiệp vào Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ em mồ côi Lộc Ninh (Bình Phước) để được chăm sóc.
Chị Nguyễn Thị Thanh Thủy, người trực tiếp chăm sóc cho bé Nguyễn Thị Hảo cho biết: “Ngày đó, con bé gầy đến èo uột, da đen đúa, thoi thóp trông thương lắm. Con bé 4 tuổi rồi mà chưa được 11kg. Ban đầu nhìn thấy cơ thể bé nhỏ của Hảo chi chít vết thương, vết bầm, rất nhiều người đã không cầm được nước mắt và tự thốt lên rằng: “ Sao lại có bà mẹ tàn nhẫn đến thế?”".
Cả trung tâm, ai cũng thương và cảm thông với cô bé. Từ khi rời xa gia đình, Hảo được sống trong sự yêu thương đùm bọc của rất nhiều người. So với 5 năm về trước, bé Hảo đã có da có thịt và rất thích đùa nghịch với bạn bè, anh chị cùng phòng. Nước da của Hảo đã không còn đem nhẻm, trên người cũng không còn các vết thương do các bệnh ngoài da gây ra nữa.
Dẫu vậy, do những dư chấn về tâm lý của quá khứ và các dấu hiệu về thần kinh bất ổn nên Hảo có nhiều hành động mang tính bộc phát, vô thức. Những ngày đầu vào trung tâm, Hảo phát triển rất bình thường và tăng cân nhanh chóng. Khoảng hai năm trở lại đây, thể lực của bé phát triển chậm lại và có nguy cơ khó tăng cân. Bước sang tuổi thứ 9 nhưng bé Hảo chỉ cao 1,2m và nặng 21kg.
Video đang HOT
Bé Nguyễn Thị Hảo và mẹ nuôi Nguyễn Thị Thanh Thủy tại Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ em mồ côi Lộc Ninh.
Tổn thương và những cơn ác mộng
Từ ngày bị cha mẹ, anh chị em bạo hành nên tâm lí, thần kinh của bé Hảo phát triển không bình thường. Nhất là khi trái gió, trở trời, vết thương ở tay, chân của bé lại đau nhức, tê buốt. Để đối phó với những cơn đau giằng xé trong người, bé thường hay cắn chiếu, xé màn, xé gối.
Chia sẻ về điều này, chị Thủy cho biết thêm: “Quá khứ đã qua rồi, nhưng những vết thương của bé vẫn còn đó. Ngón tay bị mẹ cắt không thể co giãn thẳng như người bình thường. Chân liên tục bị đau buốt. Chân tay không lành lặn nên khi cầm bút viết chữ, bé gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều lúc, đang chăm chỉ nắn nót từng chữ, bỗng dưng vết thương cũ tái phát là bé liền quăng bút, vứt vở bỏ dở con chữ chạy ra ngoài sân chơi. Đêm ngủ, Hảo vẫn hay gặp ác mộng ngồi bật dậy nói mơ, khóc thét lên, hoặc tự cười khúc khích một mình rồi mới thiếp đi”.
Với hy vọng Hảo có được cuộc sống tốt hơn trong tương lai, trung tâm đã cho em đến trường học chữ. Thế nhưng, do những dư chấn tâm lý và một số dấu hiệu bất ổn về thần kinh nên bé Hảo tiếp thu chậm và thường gây ra những điều phiền toái trong khi ngồi học.
Chẳng hạn như đang trong giờ học bé tự động leo lên bàn và nói nhảm những điều không ai hiểu. Giờ ra chơi, bé không chơi với bạn bè mà tự động đi đâu đó khiến cho giáo viên chủ nhiệm nhiều phen hú vía và mất rất nhiều thời gian tìm kiếm.
Thậm chí, một bạn nào đó ngồi kế bên làm điều gì không vừa lòng, Hảo liền đánh bạn làm cho lớp học náo loạn. Tan học, về tới trung tâm, Hảo liền quăng cặp sách lung tung. Những lúc buồn buồn, Hảo liền vơ cặp lấy vở ra xé làm đồ chơi rồi quăng khắp giường và nền nhà.
Ám ảnh đôi mắt trẻ thơ
Vì khó tiếp thu nên trong ba năm liền Hảo chỉ nhận biết và đánh vần được một vài chữ cái. Về con số, Hảo vẫn chưa thể đếm rành rọt từ 1-10. Do điểm số cũng như học lực quá kém nên Hảo không đủ điều kiện lên lớp. Ba năm cắp sách đến trường, Hảo vẫn không qua nổi lớp 1. Giờ đây, Hảo không còn đến lớp theo đuổi con chữ nữa. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn nhận thấy Hảo là một đứa bé nhanh nhẹn và khôn lanh. Điều đó được minh chứng qua đôi mắt sáng, liên tục dõi theo những lời nói chuyện của người lớn và các phát ngôn rất khôi hài của bé.
Ông Lê Xuân Nẫm, Giám đốc Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ em mồ côi Lộc Ninh tâm sự: “Có thể nói, quá khứ dữ dội đã ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của Hảo. Chính nó đã tác động đến suy nghĩ cũng như hành động mang tính bộc phát trong cuộc sống đời thường và những cơn ác mộng trong đêm của bé. Nếu không bị quá khứ chi phối, tôi nghĩ Hảo sẽ rất sáng dạ”.
Theo tìm hiểu có PV, 5 năm sống trong trung tâm dưới sự bảo bọc của các mẹ và sự quan tâm của cộng đồng xã hội, nhưng chỉ có hai lần gia đình, người thân của em đến thăm hỏi. Trong đó, mẹ Hảo chỉ lên thăm con một lần duy nhất. Dẫu vậy, người mẹ ấy vẫn không có ý định nhận lại đứa con gái tội nghiệp về chăm sóc để phần nào chuộc lại lỗi lầm.
Cần được chữa trị kịp thời Ông Lê Xuân Nẫm, Giám đốc Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ em mồ côi Lộc Ninh bày tỏ: “Nhận thấy những dấu hiệu bất thường của bé Hảo, trung tâm đã báo cáo thực tế bệnh lý của Hảo với sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Phước. Hằng năm, trung tâm vẫn đưa cháu đi bệnh viện đa khoa Bình Phước và một số bệnh viện ở Tp. HCM thăm khám thường xuyên. Qua nhiều lần chẩn đoán, các bác sĩ cho biết Hảo bị bệnh rối loạn hành vi. Với bệnh lý như thế, nếu Hảo còn gặp phải nhiều sóng gió cuộc đời đồng thời không được chữa trị kịp thời của y học Hảo sẽ có nguy cơ bất định đối với cuộc sống”.
Theo Người đưa tin
'Nhân bản' nhà tình nghĩa lấy tiền trả nợ
UBND Q.Ô Môn (TP. Cần Thơ) đã &'nhân bản' xây dựng một căn nhà tình nghĩa cho thân nhân liệt sĩ để lấy 2 nguồn tài trợ!
Lấy 2 nguồn tài trợ chỉ xây một căn nhà
Như TS đã thông tin, 2 căn nhà ông Phùng Văn Dũng và bà Phan Thị Hoa, ở P.Phước Thới (Q.Ô Môn, Cần Thơ) được xây dựng từ nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng SHB. Tuy nhiên, địa phương này đã dùng chính 2 ngôi nhà này kêu gọi xin nguồn kinh phí từ 2 nhà tài trợ khác nhau.
Để có tiền từ một nhà tài trợ khác, ngày 13/5, ông Lê Việt Sĩ - Phó Chủ tịch UBND Q.Ô Môn đã ký công văn số: 355/UBND.VX gửi Công ty CP xi măng Tây Đô về việc:"Xin hỗ trợ kinh phí xây dựng 2 căn nhà tình nghĩa cho đối tượng chính sách".
Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy - Trưởng Phòng Lao động TB&XH Q.Ô Môn.
Công văn này nêu rõ, nhu cầu xây dựng nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách là rất nhiều. Do đó cần sự quan tâm, giúp đỡ của doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa trong năm 2013.
GĐ Công ty CP xi măng Tây Đô (xi măng Tây Đô) đã đồng ý phê duyệt theo đề nghị của UBND Q.Ô Môn tài trợ xây dựng 2 căn nhà tình nghĩa của ông Dũng và bà Hoa.
Ngày 30/5, kế toán xi măng Tây Đô chuyển số tiền 108 triệu đồng xây dựng 2 căn nhà vào "Quỹ đền ơn đáp nghĩa" tại Kho bạc Nhà nước Q.Ô Môn.
Trong khi đó, ngày 5/7, UBND Q.Ô Môn tiếp tục lập danh sách tổng số 65 gia đình chính sách cần được xây dựng nhà tình nghĩa gửi cho Ngân hàng SHB, trong đó vẫn có tên của ông Phùng Văn Dũng và bà Phan Thị Hoa.
Được biết, số tiền Ngân hàng SHB tài trợ xây dựng bình quân mỗi căn nhà là gần 58 triệu đồng/1 căn. Riêng xi măng Tây Đô tài trợ 54 triệu đồng/1căn.
Trả nợ hay tư túi?
Ngày 11/9, trao đổi với PV TS, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy - Trưởng Phòng Lao động TB&XH Q.Ô Môn (TP. Cần Thơ) cho biết, trong 65 căn nhà được Ngân hàng SHB tài trợ xây dựng nhà tình nghĩa thì có 2 đơn vị thi công (Công ty Bình Lâm xây 50 căn và Công ty Mỹ Hưng xây 15 căn).
UBND Q.Ô Môn lấy tiền 108 triệu đồng từ nhà tài trợ không xây dựng nhà tình nghĩa mà sử dụng vào mục đích trả nợ. Tuy nhiên địa phương này vẫn ra 2 quyết định bàn giao nhà để hợp thức hóa chuyển tiền từ kho bạc.
Trước sự việc địa phương này xin tiền tài trợ của xi măng Tây Đô 108 triệu đồng nhằm xây dựng 2 căn nhà cho ông Dũng và bà Hoa ở phường Phước Thới.
Tuy nhiên, quận không dùng trực tiếp số tiền này để xây dựng mà tự ý lấy 2 căn nhà của Ngân hàng SHB tài trợ để làm "bình phong" trong dịp 27/7 khi xi măng Tây Đô xuống kiểm tra, bàn giao nhà.
"Chúng tôi đã nhận được 108 triệu đồng từ xi măng Tây Đô để trả nợ xây dựng năm 2012. Việc này đã được Chủ tịch UBND quận là anh Nguyễn Vũ Phương và anh Lê Việt Sĩ đồng thuận.
Hôm 26/7, chúng tôi có mượn nhà ông Dũng để bàn giao và ghi hình chỉ là hình thức chứ không phải lấy tiền để tư túi" bà Thủy thừa nhận.
Bà Thủy cho rằng, việc giao nhà chỉ là hình thức để quay phim, chụp hình khi nhà tài trợ xi măng Tây Đô xuống kiểm tra.
Thế nhưng, thực tế cho thấy, UBND Q.Ô Môn đã ký 2 quyết định bàn giao nhà cho ông Dũng và bà Hoa ghi rõ nhà tài trợ là xi măng Tây Đô.
Cụ thể trong 2 quyết đinh ghi rõ nội dung: "Nay, cấp 1 căn nhà cho ông Phùng Văn Dũng là con liệt sĩ, tại khu vực Thới Lợi và 1 căn nhà cho bà Phan Thị Hoa con liệt sĩ, tại khu vực Thới Đông (P.Phước Thới). Căn nhà được xây dựng từ nguồn hỗ trợ của Công ty CP xi măng Tây Đô".
Bà Thủy lại tiếp tục biện minh, việc này đã xin phép chủ trương của UBND Q.Ô Môn và lãnh đạo xi măng Tây Đô nhưng không có văn bản, tất cả chỉ nói bằng miệng.
Vị trưởng phòng này còn thông tin thêm, việc lấy tiền để cấn trừ tiền nợ của năm 2012, vì khi xây nhà tình nghĩa còn nợ hơn 600 triệu đồng.
Cũng theo bà Thủy, việc lấy tiền tài trợ từ xi măng Tây Đô để trả nợ không thông qua Sở LĐTB&XH TP. Cần Thơ.
"Nhìn vào thì thấy quận lừa, nhưng thực tế là lấy tiền để trả nợ(?!)" bà Thủy nhấn mạnh.
Trao đổi với chúng tôi, ông Ngô Thanh Lâm - GĐ Công ty CP Xi măng Tây Đô, xác nhận, doanh nghiệp đã tài trợ 108 triệu đồng xây dựng 2 căn nhà cho ông Dũng và bà Hoa ở phường Phước Thới (Q.Ô Môn).
"Trong bản cam kết chúng tôi ghi rất rõ. Phòng LĐTB&XH Ô Môn và UBND Q.Ô Môn cam kết sử dụng đúng mục đích khoản tài trợ. Trong trường hợp sử dụng sai mục đích, người nhận tài trợ ký tên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tôi đã nghe thông tin trước vụ việc, chờ xem họ khắc phục hậu quả như thế nào đã" - ông Lâm khẳng định.
PV TS đã nhiều lần liên lạc với ông Nguyễn Thanh Xuân - GĐ Sở LĐTB&XH TP. Cần Thơ, nhưng vị này luôn cáo bận và từ chối trả lời...
Quốc Huy
Theo VNN
Những chuyện đau lòng ở "thôn điện giật" trên đất Thủ đô Mãi đến khi một công dân của thôn bị điện giật chết ngay tại chỗ thì sự việc mới "lòi" ra. Chị Nguyễn Thị Hảo chỉ hiện trường nơi đường điện đã làm anh Hiển thiệt mạng. Ảnh: H.Phương Cái tên "thôn điện giật" ra đời từ đó dù ít ai biết người dân thôn 3, xã Vạn Phúc, Thanh Trì, Hà Nội...