Bé gái bị gãy chân khi vẫn còn trong bụng mẹ
Cô bé Mya Honca (4 tháng tuổi, tại Anh) bị gãy xương đùi khi vẫn còn trong bụng mẹ do mắc căn bệnh hiếm – giòn xương.
Bố mẹ của em, anh Louis Honca (32 tuổi) và chị Emma Tomlinson (37 tuổi) cho biết, họ phát hiện con gái mình có dấu hiệu bất thường khi đang mang thai ở tuần thứ 20. Trong một lần siêu âm tại bệnh viện vào tháng 1/2019, chị Emma được thông báo con mình có dấu hiệu gãy xương đùi.
“Lúc đó, biểu hiện trên khuôn mặt của bác sĩ siêu âm tỏ ra khá lo lắng. Họ nói với tôi rằng Mya mắc bệnh giòn xương nên chân bị cong và xương đùi cũng gãy. Họ yêu cầu tôi làm một số thử nghiệm xâm lấn nhưng tôi từ chối bởi có nguy cơ bị sảy thai. Tôi vẫn muốn sinh con. Điều quan trọng nhất là liệu Mya có sống sót hay căn bệnh sẽ hại chết con bé ngay từ trong bụng mẹ hay không”, chị Emma nói.
Cô bé Mya cùng bố mẹ.
Theo các bác sĩ, quyết định giữ con của Emma sẽ đối diện với rất nhiều rủi ro, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng của thai nhi trong bụng. Tuy nhiên, hai vợ chồng chị vấn quyết tâm sinh con.
Chị Emma cho biết thêm, để kiểm tra kĩ hơn về tình trạng bệnh của con mình, chị và chồng có đi thăm khám thêm tại 3 bệnh viện: Bệnh viện Hull Royal, Bệnh viện Nhi đồng Sheffield và Bệnh viện đa khoa thành phố Leeds. Nhưng kết quả vẫn không có gì thay đổi, mọi kết luận đều khẳng định: Cô bé Mya mắc bệnh giòn xương.
Để duy trì thai nhi, chị Emma được kê một số loại thuốc nhằm tăng cường sức khỏe của đứa trẻ trong bụng.
Ngày 13/5 cô bé Mya chào đời bằng phương pháp sinh mổ tại Bệnh viện Hull Royal. Tuy nhiên, do căn bệnh giòn xương, ngay sau khi sinh, cô bé tiếp tục được chuyển đến khoa Sơ sinh của bệnh viện để điều trị và chăm sóc đặc biệt.
“Tôi không thể gặp con khoảng 9 giờ đồng hồ sau sinh. Họ nói Mya cần kiểm tra và quét toàn bộ cơ thể để đảm bảo an toàn. May mắn là chỉ sau 1 tuần, mọi thứ đã ổn, con bé được về nhà. Trước khi ra viện, bác sĩ có dặn tôi về cách chăm sóc trẻ mắc bệnh giòn xương. Tuy khá vất vả nhưng cả 2 vợ chồng tôi đều thấy hạnh phúc vì Mya được sống. Dù bất cứ chuyện gì xảy ra, chúng tôi vẫn luôn bên con và cùng con vượt qua mọi khó khăn”, chị Emma chia sẻ.
Mya cùng bố mẹ và 2 anh trai.
Video đang HOT
Theo các bác sĩ, bệnh giòn xương là một căn bệnh hiếm, người mắc bệnh có kết cấu xương đặc biệt hơn người thường rất nhiều. Đôi khi chỉ cần một tác động nhỏ cũng khiến xương của họ bị gãy.
Với trường hợp của Mya, do còn quá nhỏ, cấu trúc xương chưa phát triển hết, nên thậm chí hắt hơi quá mạnh cũng làm xương của cố bé bị gãy. Để đảm bảo sức khỏe, Mya vẫn sẽ tiếp tục phải truyền dịch tủy xương trong thời gian tới.
Nguồn: The Sun/VTC
Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương
Nhiều người nghĩ rằng bệnh loãng xương là một phần tự nhiên và không thể tránh khỏi của tuổi già. Tuy nhiên, loãng xương có thể phòng ngừa được.
Bệnh loãng xương là gì?
Bệnh loãng xương hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ.
Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người già.
Loãng xương cũng có thể ảnh hưởng đến nam giới và phụ nữ ở mọi chủng tộc. Nhưng phụ nữ da trắng và châu Á - đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi đã bị mãn kinh có nguy cơ bị loãng xương cao nhất.
Nhiều người nghĩ rằng bệnh loãng xương là một phần tự nhiên và không thể tránh khỏi của tuổi già. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế hiện nay tin rằng loãng xương có thể phòng ngừa được.
Người mắc bệnh loãng xương thường cảm thấy đau lưng (Ảnh minh họa: vtv.vn).
Nguyên nhân gây bệnh loãng xương
Thiếu hụt hormone: hormone estrogen có tác dụng bảo vệ xương, do đó những người có nồng độ estrogen thấp sẽ có nguy cơ cao bị bệnh loãng xương.
Từng bị gãy xương: nếu bạn từng bị gãy xương thì cũng có thể có nguy cơ bị loãng xương cao hơn so với những người khác. Bởi có thể nguyên nhân khiến xương bị gãy là do mật độ xương thấp.
Chế độ dinh dưỡng: nếu trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày thiếu canxi và các khoáng chất khác (vitamin D, vitamin B6, B12, vitamin K magie, photpho,...) hay cơ thể không hấp thu được canxi vì một lý do nào đó thì sẽ dễ dàng dẫn đến bệnh loãng xương.
Ăn quá nhiều protein: protein là một chất quan trọng với cơ thể, song khi ăn quá nhiều protein có thể làm giảm canxi.
Uống rượu bia: uống quá nhiều hoặc lạm dụng rượu, cafe sẽ làm giảm sự hấp thu canxi và làm giảm khả năng sử dụng canxi của cơ thể.
Triệu chứng bệnh loãng xương
Đau nhức đầu xương: một trong những triệu chứng loãng xương dễ nhận thấy nhất là cảm giác đau nhức các đầu xương, người bệnh sẽ cảm thấy mỏi dọc các xương dài, thậm chí đau nhức như bị kim chích toàn thân
Đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể thường xuyên như: cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối, những cơn đau lặp lại nhiều lần sau chấn thương, cơn đau thường âm ỉ và kéo dài lâu.
Đối với những người ở lứa tuổi trung niên, loãng xương thường đi kèm với các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết áp,...Đau ở cột sống, thắt lưng hoặc hai bên liên sườn, gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh tọa. Những cơn đau trở nặng khi vận động mạnh hoặc bất ngờ thay đổi tư thế.
Các biện pháp điều trị bệnh loãng xương
Cung cấp lượng canxi cho cơ thể theo khuyến cáo, không cung cấp dư thừa.
Duy trì trọng lượng cơ thể theo tiêu chuẩn, không thừa cân cũng không thiếu cân.
Tập thể dục là phần quan trọng trong quá trình điều trị loãng xương. Tập thể dục không chỉ giúp xương khỏe mạnh, mà còn làm tăng sức mạnh cơ bắp, sự phối hợp và cân bằng cơ thể, từ đó giúp sức khỏe tốt hơn.
Thực hiện các bài tập như đi bộ, chạy bộ, nhảy múa và thể dục nhịp điệu 3-4 giờ mỗi tuần.
Ngừng hút thuốc, hạn chế thức uống có cồn, cà phê và nước giải khát có ga.
Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng có nguy cơ gây giảm mật độ xương.
Một số loại thực phẩm tốt cho người mắc bệnh loãng xương
Sữa và các chế phẩm từ sữa: Có hàm lượng canxi và dưỡng chất cao cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Bên cạnh canxi, một số loại sữa có đạm đậu nành và thêm thành phần collagen thủy phân hỗ trợ tái tạo sụn khớp, giúp khớp dẻo dai, linh hoạt hơn.
Hải sản: Những loại hải sản đều có chứa hàm lượng canxi khá cao, đặc biệt tôm, cua là nguồn cung cấp canxi dồi dào.
Ngũ cốc: Trong ngũ cốc có các liên kết phytin của phospho acid, cùng với canxi sẽ tạo thành các liên kết không tan.
Các loại đậu đỗ: Người bị loãng xương nên ăn nhiều đậu đỗ, chúng có thành phần canxi, magie và photpho cao.
Rau dền: chứa nhiều canxi và vitamin tốt cho việc hình thành xương.
An Nhiên (tổng hợp)
Theo giaoduc.net
Bác sĩ chạy đua với "tử thần" Các bác sĩ của 2 bệnh viện đa khoa khu vực: Long Khánh và Định Quán vừa trải qua nhiều ca phẫu thuật "cân não", chạy đua với thời gian để cứu sống bệnh nhân. Bác sĩ Tạ Quang Trí, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực Định Quán thăm khám cho bệnh nhân N.M.T. sau ca phẫu thuật. Ảnh: An...