Bé gái bị bệnh đầu nhỏ ở Đắk Lắk không nhiễm virus Zika
Trong buổi họp báo chiều 4.11, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk khẳng định, hiện trong cơ thể người thân và cháu bé nghi nhiễm virus Zika trên địa bàn tỉnh đã không còn virus này nên mọi người xung quanh có thể hoàn toàn yên tâm.
Thông tin tại buổi họp báo, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk cho biết, ngày 8.9, đơn vị được thông báo của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk về trường hợp bé gái bị đầu nhỏ. Cháu bé là H’L. M. được sinh thường vào ngày 12.6.2016 tại Bệnh viện Đa khoa thị xã Buôn Hồ (tỉnh Đắk Lắk).
Ảnh minh họa: I.T
Video đang HOT
Sau khi nhận được thông tin, Trung tâm này đã tiến hàng điều tra; xác định mẹ cháu bé trong một thời gian nào đó, đã bị nhiễm virus Zika.
Theo ông Phạm Văn Lào, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk, hiện tại trong cơ thể bé gái và người thân của cháu bé bị đầu nhỏ không còn virus này nên không có khả năng lây nhiễm cho người khác.
Theo Danviet
Bé gái 4 tháng tuổi ở Đắk Lắc bị dị tật do virus Zika
Bé gái 4 tháng tuổi, ở Đắk Lắk chính thức được xác định bị dị tật đầu nhỏ, do nhiễm virus Zika từ mẹ trong quá trình người mẹ mang thai. Đây là trường hợp đầu tiên tại Việt Nam bị dị tật đầu nhỏ bẩm sinh do virus Zika.
Bé gái 4 tháng tuổi này được xác định bị dị tật đầu nhỏ do virus Zika
Ngày 30-10, PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, cho biết bé gái 4 tuổi là con của bà mẹ 23 tuổi, sinh sống tại huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk, bị dị tật đầu nhỏ do nhiễm virus Zika từ mẹ trong quá trình người mẹ mang thai. Khi mang thai thời điểm 3 tháng và 6 tháng, người mẹ bị sốt, phát ban.
Trước đó, trong tháng 10-2016, sau khi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tiến hành 5 xét nghiệm các mẫu máu của bà mẹ và bé đều cho kết quả dương tính với virus Zika, Bộ Y tế tiếp tục gửi các mẫu bệnh phẩm đến xét nghiệm tại phòng xét nghiệm của đại học Nagasaki, Nhật Bản. Kết quả xét nghiệm kháng thể cũng khẳng định cháu bé nhiễm virus Zika.
Cách đây không lâu, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xác định 2 trường hợp trẻ sơ sinh mắc chứng đầu nhỏ liên quan đến virus Zika ở Thái Lan. Đây là những trường hợp đầu tiên mắc chứng đầu nhỏ tại khu vực Đông Nam Á, được sinh ra từ những bà mẹ nhiễm virus Zika trong thời gian mang thai. Thống kê cho thấy tỉ lệ trẻ mắc chứng đầu nhỏ ở những bà mẹ bị nhiễm virus Zika trên toàn cầu là dưới 1%.
Theo PGS-TS Trần Đắc Phu, có nhiều nguyên nhân gây dị tật đầu nhỏ ở thai nhi (do bà mẹ khi mang thai nhiễm virus sởi, rubella, một số do vi khuẩn, nhiễm độc hóa chất...). Các nguyên nhân này đã được loại trừ trong quá trình tìm kiếm nguyên nhân gây dị tật với bé gái. Đây là trường hợp đầu tiên tại Việt Nam bị dị tật đầu nhỏ bẩm sinh được xác định có nguyên nhân do virus Zika.
PGS-TS Phu cho biết thai nhi bị dị tật do virus Rubella (khi mẹ mắc Rubella) có thể phát hiện ở những tuần đầu của thai kỳ, tuy nhiên với bệnh đầu nhỏ do virus Zika do lây từ mẹ thường phát hiện ở tháng cuối thai kỳ nên rất khó chỉ định đình chỉ thai nghén. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy khi trẻ bị dị tật đầu nhỏ không chỉ bị thiểu năng trí tuệ mà còn bị khuyết tật vận động, bị liệt và nhiều bệnh khác. Đó đó Bộ Y tế khuyến cáo bà mẹ mang thai từ 3 tháng trở xuống hoặc chuẩn bị mang thai phải đề phòng muỗi đốt, không đi đến vùng có dịch. Khi có thai có các dấu hiệu sốt, mệt mỏi, đi qua vùng có dịch sốt xuất huyết hoặc Zika, có gần gũi người mắc bệnh nên đi khám để được chẩn đoán sớm.
Theo Bộ Y tế, hiện có 4 cơ sở đủ điều kiện xét nghiệm vi rút Zika cho phụ nữ mang thai: Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương; Viện Pasteur TP HCM; Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên.
Theo N.Dung (Người lao động)
Thêm 2 trẻ bị dị tật đầu nhỏ nghi nhiễm Zika Ngày 19.10, bác sĩ Phạm Văn Lào, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk, cho biết trung tâm vừa gửi mẫu máu, nước tiểu của 2 chị em ruột đi xét nghiệm, nhằm xác định nguyên nhân gây ra chứng đầu nhỏ. Anh Nụ và 2 con bị mắc chứng đầu nhỏ Đó là cháu T. (7 tuổi) và...