Bé gái 9 tuổi nhiễm vi khuẩn ‘ăn thịt người’ Whitmore
Bệnh nhân nhi, 9 tuổi, nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore, căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Ngày 8/6, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk, tỉnh ghi nhận 1 trường hợp nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore. Bệnh nhân là N.T.V (nữ, 9 tuổi, trú tại thôn Chiềng, xã Ia Lốp, huyện Ea Súp).
Theo người nhà bệnh nhân, V khởi phát bệnh cách ngày nhập viện khoảng 10 ngày với triệu chứng sốt cao, kèm sưng, đau vùng mang tai 2 bên.
Người nhà đã đưa bệnh nhân đi khám tại phòng khám tư nhân, uống thuốc 3 ngày (không rõ loại) song không giảm.
Video đang HOT
Ngày 4/6, bệnh nhân được người nhà đưa vào khám tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên, nhập viện tại khoa Nhi tổng hợp trong tình trạng tỉnh táo, sốt 39 độ, tuyến mang tai 2 bên sưng to, cứng chắc không di động…
Đến 7/6, bệnh nhân sốt cao liên tục, nhiệt độ 41 độ C, áp xe tuyến mang tai 2 bên đã rạch, rỉ mủ máu, cầu lỏng 5 lần/ngày.
Kết quả xét nghiệm bệnh nhân dương tính với vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei với chẩn đoán hậu phẫu áp xe tuyến mang tai 2 bên/ Nhiễm trùng huyết do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei/ TD Viêm màng não.
Bệnh vi khuẩn “ăn thịt người” (tên khoa học Whitmore) là căn bệnh truyền nhiễm rất khó phát hiện và điều trị kịp thời do dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.
Bệnh Whitmore (hay còn gọi là melioidosis) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cấp tính do vi khuẩn gram âm có tên Burkholderia pseudomallei gây nên. Bệnh do bác sĩ Afred Whitmore mô tả năm 1912 tại Miến Điện, từ đó lấy tên Whitmore. Vi khuẩn này sống trên bề mặt nước và trong đất đặc biệt là bùn đất, lây sang người qua vết trầy xước trên da hoặc qua đường hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất hoặc giọt nước li ti trong không khí có chứa vi khuẩn, nhất là vào mùa mưa.
Đồng Nai: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng đột biến
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết, trong tuần (từ ngày 21-27/5), toàn tỉnh ghi nhận hơn 340 ca bệnh sốt xuất huyết phải nhập viện điều trị, tăng đột biến so với những tuần trước đó (tăng 60% so với tuần trước đó và tăng 252% so với cùng kỳ năm ngoái).
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, tính từ đầu năm 2022 đến ngày 27/5, toàn tỉnh ghi nhận gần 3.200 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 24,41% so với cùng kỳ năm 2021; phát hiện 456 ổ dịch, đã xử lý 436 ổ (tỷ lệ xử lý đạt 95,6%); tỷ lệ ca mắc trên 100.000 dân là 96 ca, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2020 (74 ca). Trong số 3.200 ca mắc sốt xuất huyết, có gần 70% bệnh nhân từ 15 tuổi trở xuống, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm ngoái; ghi nhận 3 ca tử vong.
Bác sĩ Phan Văn Phúc, Trưởng khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai nhận định, tình hình trên cho thấy Đồng Nai đang bùng phát bệnh sốt xuất huyết, số ca mắc tăng đột biến. Trong đó, các địa phương đang có ca mắc sốt xuất huyết là: Biên Hòa, Định Quán, Long Khánh, Long Thành, Tân Phú, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc.
Trước tình hình bệnh sốt xuất huyết đang có chiều hướng gia tăng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo Trung tâm Y tế các huyện, thành phố triển khai chiến dịch diệt lăng quăng (bọ gậy) vòng 1 ngay trong tháng 5, tại các điểm có nguy cơ cao về bệnh sốt xuất huyết nhằm giảm tỷ lệ ca mắc sốt xuất huyết, nâng cao nhận thức của người dân về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, phòng ngừa chủ động, tích cực dựa vào cộng đồng. Hiện nay, đã có 3 địa phương thực hiện chiến dịch diệt lăng quăng vòng 1 gồm: Tân Phú, Thống Nhất, Cẩm Mỹ.
Trước đó, Đoàn công tác của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh và đại diện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh đã tổ chức kiểm tra hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đoàn đã đi kiểm tra tại Trung tâm Y tế huyện Long Thành, Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành, Phòng khám Đa khoa Ái Nghĩa (huyện Long Thành), Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.
Sau khi đi kiểm tra, nắm bắt tình hình thực tế, các chuyên gia dự báo tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết năm nay sẽ diễn biến phức tạp. Diễn biến này phù hợp với chu kỳ dịch bệnh của sốt xuất huyết.
Theo nhận định của đoàn công tác, số ca mắc sốt xuất huyết có thể nhiều hơn số ca được ghi nhận. Tổng số ca mắc được ghi nhận thấp hơn có thể do các ca bệnh nhẹ chưa được thống kê, đặc biệt là các ca sốt xuất huyết đến khám và điều trị tại các phòng khám tư nhân.
Đoàn công tác đề nghị tỉnh Đồng Nai cần làm tốt công tác giám sát, ghi nhận và nhập số liệu ca bệnh sốt xuất huyết liên tục; không để sót ổ dịch, khi đã xác định ổ dịch thì phải xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, cần quan tâm công tác tập huấn cho đội ngũ y bác sĩ, trong đó quan trọng là bác sĩ, điều dưỡng của các bệnh viện, phòng khám tư nhân; chuẩn bị sẵn vật tư, trang thiết bị phục vụ điều trị. Tỉnh cần có kế hoạch, có chiến lược để khi dịch bùng phát thì có thể đối phó được, hạn chế ca nặng và không để xảy ra tử vong. Đặc biệt cần tuyên truyền, lưu ý người dân khi bị sốt thì nên nghĩ ngay đến bệnh sốt xuất huyết và đi khám bệnh kịp thời tại cơ sở y tế có đủ khả năng khám và điều trị.
Các bác sĩ khuyến cáo, để hạn chế tối đa số ca mắc sốt xuất huyết, số ca bệnh nặng và tử vong, người dân cần chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, nơi làm việc, môi trường xung quanh sạch sẽ, diệt muỗi, lăng quăng, đi ngủ phải bỏ mùng (màn), mặc quần áo dài tay... tránh bị muỗi đốt. Khi trẻ hoặc người lớn sốt đến ngày thứ hai, uống thuốc hạ sốt mà không hạ, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Bé gái ngáp lớn xong thì không ngậm miệng được, không uống nước được Một bé gái 13 tuổi ở TP.HCM sau khi ngáp lớn thì không khép miệng lại được, phải đến Bệnh viện Nhi đồng 1 để thăm khám ngày 14.4 ảnh minh họa Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Thị Như Thảo (Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM), cho biết người nhà cho biết khi bé ngáp xong thì không ngậm...