Bé gái 9 tuổi nguy kịch vì sốt xuất huyết, em trai cũng mắc bệnh
Hai tuần trở lại đây, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận 22 trường hợp trẻ sốt xuất huyết. Đặc biệt, một bệnh nhi 9 tuổi đang rất nguy kịch do nhập viện muộn.
Diễn biến nặng do nhập viện muộn
Ths.BS Nguyễn Trọng Dũng – Khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bệnh nhi này là bé gái 9 tuổi ở Long Biên, Hà Nội.
Một tuần trước khi nhập viện, trẻ sốt cao liên tục (39- 41độ C), dùng hạ sốt không đáp ứng nên được gia đình đưa đến cơ sở y tế gần nhà để thăm khám và được chẩn đoán sốt xuất huyết. Bệnh nhi được theo dõi sức khỏe và truyền nước tại nhà, đến ngày thứ 6 của bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đau đầu, đau bụng, co giật, sốt cao liên tục, li bì.
Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận 22 trường hợp trẻ sốt xuất huyết. Hình minh họa.
Ngày 4/10, trẻ được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Đức Giang khám và điều trị, nhưng do chuyển biến nặng, tối cùng ngày, bệnh nhi được chuyển đến Khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng suy tuần hoàn, viêm não, tổn thương cơ tim.
“Bệnh nhi đã được xử trí thở máy, kiểm soát suy tuần hoàn, điều trị tăng áp lực nội sọ và cân bằng nước điện giải nhưng tình trạng của bệnh nhi rất nặng, nguy cơ tử vong cao trên nền sốt xuất huyết”, BS điều trị cho biết.
Em trai của bệnh nhi mới 7 tuổi, 2 ngày sau đó cũng được đưa vào Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị do sốt xuất huyết. Các bác sĩ cho biết, hiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhi ổn định tuy nhiên trẻ vẫn cần được chăm sóc và theo dõi thêm.
Một trường hợp khác hiện đang nằm điều trị tại khoa Nội tổng quát – Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương là bé trai H.M (13 tuổi, ở Hà Nội).
Video đang HOT
Người nhà bệnh nhi cho biết, quanh xóm có nhiều hộ gia đình mắc sốt xuất huyết, đồng thời trước đó trong nhà có hai em bé và người giúp việc cũng vừa mắc sốt xuất huyết nên gia đình cho bé H.M theo dõi và điều trị tại nhà. Đến ngày thứ 6 của bệnh, trẻ xuất hiện sốt cao liên tục, chảy máu cam gia đình mới đưa con đến Bệnh viện Nhi Trung ương để thăm khám và điều trị. Tuy đã điều trị gần 1 tuần nhưng đến nay trẻ vẫn mệt nhiều, dưới da xuất hiện nhiều chấm xuất huyết, ăn uống kém…
Sốt xuất huyết rất nguy hiểm
TS.BS Đỗ Thiện Hải – Trưởng khoa Nội tổng quát – Trung tâm Bệnh Nhiệt đới cho biết, sốt xuất huyết ở trẻ em có biểu hiện đa dạng khác nhau. Bệnh khởi phát khá đột ngột và diễn biến nhanh chóng từ giai đoạn nhẹ đến nặng qua 3 giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm, và giai đoạn phục hồi.
Ở giai đoạn đầu: Trẻ thường sốt cao đột ngột, liên tục và thêm các biểu hiện các nhau theo từng độ tuổi như sau:
- Với trẻ còn nhỏ thì bứt rứt, quấy khóc.
- Trẻ lớn hơn thì có biểu hiện đau đầu, đau người, buồn nôn, chán ăn, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam…
Giai đoạn nguy hiểm:
Sau giai đoạn sốt, trẻ tiến vào giai đoạn nguy hiểm, thường rơi vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh. Vào giai đoạn này trẻ có thể vẫn còn sốt hoặc đã thuyên giảm, trẻ bị thoát huyết tương. Nếu tình trạng thoát huyết tương nặng sẽ dẫn đến sốc, với các biểu hiện thường nhận thấy như: vật vã, bứt rứt, li bì, tụt huyết áp, xuất huyết dưới da…
Giai đoạn phục hồi:
Sau giai đoạn nguy hiểm là giai đoạn phục hồi, trẻ hết sốt, trình trạng sức khỏe cải thiện nhiều, biểu hiện thèm ăn…
Theo bác sĩ Hải, sốt xuất huyết là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine phòng bệnh, vì vậy cha mẹ cần lưu ý phòng bệnh cho trẻ bằng cách kiểm soát môi trường sống xung quanh trẻ: đảm bảo sạch sẽ, tránh để những vật dụng tạo ra vùng nước đọng lại, tạo điều kiện cho muỗi sinh trưởng và phát triển; cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn…
Bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ mắc sốt xuất huyết, cần cho trẻ đi khám để được hướng dẫn chăm sóc và phát hiện dấu hiệu cần nhập viện.
Trong trường hợp chăm sóc trẻ tại nhà, cần cho trẻ uống nhiều nước (nước đun sôi để nguội), nước trái cây… Đặc biệt đối với việc dùng thuốc hạ sốt: chỉ nên dùng thuốc hạ sốt paracetamol, không tự ý sử dụng loại khác khi không có chỉ định của bác sĩ. Nếu tình trạng bệnh có dấu hiệu nặng, phải đưa trẻ đi khám và điều trị tại các sơ sở y tế, tuyệt đối không tự ý truyền dịch cho trẻ tại nhà hoặc các cơ sở y tế không đủ điều kiện, đề phòng biến chứng dẫn đến tử vong.
Thanh niên mắc chứng OCD, đi truyền nước cũng phải dọn dẹp vệ sinh
Mới đây, ngày 31/08, trang Sohu đã đăng tải câu chuyện dở khóc dở cười ở một bệnh viện thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Theo đó, một nam bệnh nhân đến khám sức khỏe định kì, thế nhưng, khi đang truyền nước lại nằng nặc đòi lấy khăn lau chùi phòng khám khiến mọi người hoang mang.
Anh Tần trải lòng về chứng nghiện sạch của mình. (Ảnh: Chụp màn hình)
Theo đó, anh Tần (nam bệnh nhân) chia sẻ: " Tôi không thể ngồi yên được khi có bất cứ một chi tiết nhỏ nào xung quanh mình không sạch sẽ. Lúc đó ở phòng bệnh, tôi thấy tủ đồ có vết bẩn và sàn nhà bị dơ, nên cả người cứ khó chịu, đành phải đi lau chùi thì mới thoải mái được. "
Hành động của chàng trai đã làm cho cả đội ngũ y bác sĩ trở nên lúng túng. Vì căn bản, bệnh viện là nơi chứa nhiều vi khuẩn nên nó luôn luôn được khử trùng sạch sẽ và thường xuyên có nhân viên quét dọn. Mặc dù anh Tần hiểu rõ điều này, thế nhưng, vẫn không thể kiểm soát được suy nghĩ của mình.
Anh chàng đã mượn dụng cụ để lau chùi sàn nhà ở bệnh viện. (Ảnh: Toutiao)
Ngay cả một vết bẩn nhỏ trên tủ đồ cũng bị anh chàng nhìn thấy. (Ảnh: Toutiao)
Hóa ra, người đàn ông mắc chứng OCD (rối loạn ám ảnh cưỡng chế), anh cho biết thường ngày sau khi tan sở, về đến nhà sẽ lôi hết mọi ngóc ngách ra để dọn dẹp, lau chùi một lần.
Ngoài ra, niềm vui của anh Tần cũng rất khác biệt. Chẳng hạn, khi đi trên đường thấy rác hoặc lá cây, chàng trai sẽ lấy chổi để quét. Thậm chí đến biển báo ven đường bị bẩn, anh sẵn sàng dùng khăn tay để lau. Do đó, đã từng có nhiều người nhầm lẫn thanh niên này là công nhân vệ sinh.
Nhiều lúc chàng trai bị mọi người nhầm tưởng là công nhân quét rác. (Ảnh: Toutiao)
Sau khi những hình ảnh này được truyền tay nhau trên mạng xã hội, nó đã thu hút sự chú ý của dư luận. Nhiều người không khỏi ngơ ngác trước hàng loạt hành động kỳ lạ của người đàn ông. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều bình luận khen ngợi anh Tần, họ cảm thấy hiện nay để tìm được một người đàn ông chăm chỉ làm việc nhà, sạch sẽ như vậy thực sự rất khó. Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến cho rằng chứng nghiện vệ sinh của thanh niên trên quá nghiêm trọng, vợ tương lai của anh ta có thể sẽ rất áp lực khi sống chung một mái nhà.
Nhắc đến OCD, anh Tần chỉ là một trong những trường hợp điển hình về căn bệnh này. Trước đây, trang Dailymail, cũng từng đăng câu chuyện hài hước về ông chồng Chase Lane "bóc phốt" vợ mình có hội chứng thích mọi thứ cân bằng, gọn gàng quá mức cần thiết.
Tất cả lọ chai hay đồ trang điểm đều phải sắp xếp ngăn nắp. (Ảnh: Dailymail)
Theo anh chia sẻ, vợ mình thích sự hoàn hảo, mọi đồ vật, ngóc ngách trong nhà đều phải được trang trí một cách vừa mắt nhất. Hoặc là những chiếc gối ôm trên sofa cũng phải đặt đối xứng nhau, đặc biệt muốn xê dịch bất cứ thứ gì đều phải hỏi ý kiến vợ.
Gối ôm và quần áo cần đặt đối xứng với nhau. (Ảnh: Dailymail)
Trên trang Sức khoẻ và Đời sống từng chia sẻ rất nhiều thông tin về hội chứng này, theo đó: " OCD là một rối loạn tâm lý có tính chất mãn tính, dấu hiệu phổ biến của bệnh đó là ý nghĩ ám ảnh, lo lắng không có lý do chính đáng và phải thực hiện các hành vi có tính chất ép buộc để giảm bớt căng thẳng, đây là một dạng trong nhóm bệnh liên quan trực tiếp đến stress. " Hiện nay, nghiên cứu của Học viện Sức khỏe Tâm thần Hoa Kỳ (NIMH) cho biết rối loạn ám ảnh cưỡng chế ảnh hưởng đến hơn 2% dân số. Vì vậy, khi gặp một người nào đó đang rơi vào tình trạng này, đừng khó chịu mà hãy thông cảm cho họ nhé!
Gái xinh đăng đàn oán trách người đã bỏ rơi mình sau sự cố lộ clip nhạy cảm Hot girl từng livestream quảng cáo game cấm đã có những động thái đầu sau tin đồn lộ clip nóng. Vẻ ngoài ưa nhìn với gương mặt dễ thương, làn da trắng trẻo không chút tì vết, theo đuổi style gợi cảm, không ngại khoe vòng 1 đầy đặn hay show dáng nuột nà trong những bộ ảnh bikini... đây là những lý...