Bé gái 7 tuổi qua đời trong sự thương xót của dư luận, cảnh sát khai quật mộ đứa trẻ và phát hiện việc làm tàn độc của người mẹ
Cô bé Olivia Gant, đến từ Colorado, Mỹ, không phải là một đứa trẻ bình thường. Năm 2 tuổi, em đã bị chẩn đoán mắc bệnh tự kỉ và suốt quãng đời tuổi thơ của mình, Olivia còn bị táo bón, không thể dung nạp thức ăn và co giật.
Vụ án người mẹ giết chết con gái này từng gây chấn động dư luận nước Mỹ.
Kết quả là Olivia phải nhập viện và ăn bằng ống. Càng lớn, bệnh tình của cô bé ngày càng nặng hơn. Theo lời mẹ Olivia, Kelly Turner, đứa trẻ này bị hàng tá bệnh thời điểm em lên 4 tuổi.
Đến một lúc khi hóa đơn viện phí ngày càng nhiều, Kelly bắt đầu kêu gọi sự hỗ trợ tài chính từ công chúng. Cô ta tạo một trang blog kể về bệnh tình và hành trình chữa trị của con gái. Tháng 6/2015, Kelly kêu gọi mọi người ủng hộ để có tiền chi trả viện phí trong thời gian sắp tới.
Câu chuyện của Ovilia sau đó được đông đảo mọi người biết đến. Họ gửi tiền bạc và thức ăn để hỗ trợ cho đứa trẻ và gia đình em.
Được biết, trong danh sách những việc muốn làm (bucket list) của mình, Olivia bày tỏ mong ước được biến ước mơ của mình thành hiện thực khi em vẫn có thể còn sống. Biết được điều này, cảnh sát tình nguyện lái xe Olivia đi một vòng trong khi lực lượng cứu hỏa thì cho em trải nghiệm cảm giác dập tắt một đám cháy được kiểm soát.
Tổ chức Make-A-Wish của tiểu bang Colorado cũng tổ chức một ngày vui chơi và đầy trải nghiệm dành riêng cho Olivia. Với sự giúp đỡ của các tình nguyện viên, Olivia có thể trở thành Công chúa Dơi để đi bắt hết những tên tội phạm trong thị trấn.
Video đang HOT
Đáng tiếc, tất cả những điều đó không thể giúp bệnh tình của Olivia thêm cải thiện. Dần dần, cô bé qua đời vào ngày 20/8/2017 ở tuổi lên 7. Tất cả chi phí tổ chức tang lễ cho Olivia đều được chi trả bởi số tiền mà mọi người quyên góp để giúp giảm bớt gánh nạng cảu gia đình em.
Sau khi Olivia qua đời không lâu, Kelly lên tiếng thông báo con gái lớn của mình cũng bị mắc một loạt bệnh, trong đó có cả ung thư. Thế nhưng, sau khi Kelly đưa con gái đến khám ở khoa ung bướu, các bác sĩ đã nhận thấy có điều gì đó bất thường.
Đứa trẻ này không có triệu chứng của bệnh ung thư, thậm chí kết quả kiểm tra sức khỏe cho thấy em hoàn toàn bình thường. Thế nhưng, Kelly vẫn một mực khẳng định con gái bị bệnh và yêu cầu bác sĩ chữa trị.
Không thể đáp ứng yêu cầu của Kelly, các bác sĩ đã nhờ đến Dịch vụ trẻ em để can thiệp. Cơ quan này sau khi vào cuộc đã nghi ngờ Kelly và quyết định tách cô ta và con gái lớn ra, xem liệu điều này có giúp cải thiện tình trạng của đứa trẻ hay không.
Thời gian tiếp theo, đứa trẻ này không còn bị đau hay có dấu hiệu của một loạt những bệnh mà trước đó mẹ em đã khẳng định là con gái mình đang mắc phải. Đây chính là lúc mà cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, đồng thời kiểm tra lại bệnh lý của Olivia.
Sau khi khai quật thi thể Olivia, cảnh sát không tìm thấy dấu hiệu nào cho thấy đứa trẻ chết vì suy ruột. Thực tế, không hề có bằng chứng nào cho thấy đứa trẻ này mắc phải những căn bệnh mà Kelly đã liệt kê trước đó.
Ảnh minh họa.
Khi tiến hành lấy lời khai của bác sĩ, cảnh sát còn tìm thấy sự mâu thuẫn hơn. Các bác sĩ nói rằng tình trạng bệnh của Olivia trong quá khứ không cần đến sự hỗ trợ y tế nhiều như vậy nhưng vì Kelly khăng khăng yêu cầu nên họ không còn cách nào khác ngoài việc nghe theo lời người nhà bệnh nhi.
Điều gây phẫn nộ hơn là Kelly liên tục yêu cầu bác sĩ áp dụng điều trị với những căn bệnh mà con gái cô ta không hề mắc phải. Người phụ nữ này yêu cùa con gái được điều trị bệnh co giật, ép đứa trẻ sử dụng ống dẫn thức ăn…
Tháng 10/2019, Kelly bị bắt để điều tra vai trò của cô ta trong cái chết của bé Olivia. Kelly phủ nhận hết mọi cái buộc, nói rằng cô không hề cố ý hại con gái và không mắc hội chứng Munchausen (giả vờ bị bệnh để được quan tâm).
Dù ra sức phủ nhận thế nào, Kelly vẫn không thoát khỏi cảnh tù tội và bị kết án 13 tội danh, bao gồm giết người cấp độ 1. Hiện tại, phiên tòa xét xử vẫn đang diễn ra. May mắn nhất trong câu chuyện này có lẽ là chị gái của bé Olivia, đứa trẻ này đã thoát khỏi kế hoạch giết người tàn độc của mẹ trước khi nó dẫn đến kết cục không hay.
Lính Mỹ rút xuống hầm ngầm 'né' Covid-19
Chuẩn tướng Pete Fesler hồi cuối tháng 2 chuẩn bị cho khoảng 130 binh sĩ tham gia nhiệm vụ liên quan đến các biện pháp phòng ngừa Covid-19.
Fesler là một chỉ huy cao cấp của Bộ Tư lệnh Phòng thủ Không gian Vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD) ở Colorado Springs, bang Colorado. Đơn vị của Fesler đang rút xuống hầm ngầm, tự cô lập với bên ngoài nhằm tránh nguy cơ nCoV lọt vào gây tê liệt hoạt động của trung tâm chỉ huy thuộc NORAD, vốn chịu trách nhiệm bảo vệ Mỹ khỏi các cuộc tấn công bằng tên lửa hoặc các mối đe dọa trên không khác.
Lầu Năm Góc hy vọng những động thái quyết liệt như tại trung tâm chỉ huy của Fesler sẽ giúp ngăn nCoV xâm nhập vào hàng ngũ nhân viên quân sự được đào tạo đặc biệt của quân đội Mỹ.
Dù Lầu Năm Góc đã điều hàng chục nghìn binh sĩ hỗ trợ phản ứng với đại dịch trong nước, nCoV tiếp tục đặt ra thách thức cho khả năng thực hiện nhiệm vụ cốt lõi của quân đội Mỹ. Virus "vô hiệu hóa" một tàu sân bay đang được triển khai, giảm số lượng tân binh nhập ngũ và khiến các cuộc tập trận quốc tế bị hoãn hoặc phải giảm quy mô. Gần 5.000 binh sĩ Mỹ dương tính với nCoV, trong đó hai người đã chết.
Binh sĩ Mỹ đeo khẩu trang làm việc tại khu phức hợp bên trong núi Cheyenne, bang Colorado, Mỹ, ngày 4/5. Ảnh: NORAD.
Để hạn chế tác động của Covid-19, Lầu Năm Góc áp lệnh cấm di chuyển toàn cầu với quân đội Mỹ, đồng thời đưa ra các biện pháp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm như cách biệt cộng đồng và đeo khẩu trang. Với những đơn vị thực hiện nhiệm vụ đặc biệt, như điều khiển trung tâm chỉ huy của NORAD, giới chức quân sự Mỹ có những phản ứng khác.
Một phần nhân sự thuộc đơn vị của Fesler được đưa tới căn hầm trú ẩn tại núi Cheyenne, vốn được xây từ thời Chiến tranh Lạnh. Họ tới đây từ hai tháng trước để đề phòng trường hợp dịch bệnh làm tê liệt hoạt động tại căn cứ Peterson, bang Colorado.
"Sau khi nhận ra Covid-19 lây lan mạnh, chúng tôi nhận thấy cần có các biện pháp chuẩn bị và bảo vệ năng lực quân sự trong trường hợp xấu nhất", Fesler nói.
Khu phức hợp được bảo vệ bởi những cánh cửa lớn nhiều lớp, những cụm nhà xây trên lò xo khổng lồ chống lại động đất hoặc một vụ nổ hạt nhân lớn. Khu hầm ngầm này có sức chứa hàng trăm người, có các cơ sở ý tế và một cửa hàng bánh sandwich.
Đơn vị của Fesler sử dụng lối ra vào tách biệt với các nhân viên khác, các đơn vị còn lại bị cấm vãng lai đến nơi họ hoạt động. Các thành viên trong đơn vị cũng được tách thành 15 nhóm nhỏ không liên hệ trực tiếp với nhau.
Sau ca trực 12 giờ tại căn cứ trong lòng núi, họ trở về hai địa điểm được kiểm soát ra vào nghiêm ngặt là căn cứ Peterson và Học viện Không quân. Thành viên của đội được yêu cầu đeo khẩu trang tại tòa nhà nơi họ ở, nhân viên vệ sinh và hỗ trợ không được vào khu vực đội của Fesler cư trú hoặc làm việc.
Các binh sĩ đổ xăng ở địa điểm chỉ định và tự lái xe lên núi để tránh tương tác với tài xế xe buýt. Họ tự cắt tóc cho nhau. Về đêm, những binh sĩ này thường gọi video cho người thân từ phòng riêng của họ. "Chúng tôi coi như mình đang được triển khai ở Trung Đông hay bất cứ nơi nào khác", Fesler nói.
Binh sĩ Mỹ gác bên ngoài lối vào khu hầm ngầm bên trong núi Cheyenne, bang Colorado, Mỹ, ngày 4/5. Ảnh: NORAD.
Nếu cần đưa người khác tới nơi làm việc trên núi Cheyenne, ví dụ để sửa máy tính, cơ sở sẽ được niêm phong cho tới khi người đó rời đi, sau đó đội sẽ mặc trang bị bảo hộ và đi vào tẩy trùng, Fesler cho biết.
Tướng Fesler cho biết không ai trong đơn vị của ông nhiễm virus nhưng thừa nhận nguy cơ vẫn hiện hữu, bất chấp các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt. Giới chức Mỹ đã cảnh báo nguy cơ lây nhiễm nCoV từ những ca không triệu chứng.
Không như Fesler, các thành viên khác trong đơn vị ông làm việc theo lịch trình 28 ngày rồi tự cách ly 14 ngày tại nhà. Khi trở lại làm nhiệm vụ, họ dành 14 ngày đầu tiên cách biệt với những người làm nhiệm vụ tại núi Cheyenne, trải qua ít nhất hai lần xét nghiệm nCoV trước khi quay lại hầm ngầm làm việc.
Các thành viên trong đội được sàng lọc để loại những người có các yếu tố rủi ro cao, ví dụ có thành viên gia đình làm trong lĩnh vực y tế. Tướng Fesler cho biết đơn vị của ông đang lên kế hoạch tiếp tục "né" Covid-19 dưới hầm ngầm trong nhiều tháng do chưa biết khi nào sẽ có vaccine. "Chúng tôi đang chuẩn bị ở đây trong thời gian dài", Fesler nói.
Nếu Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại Colorado hoặc toàn nước Mỹ, giai đoạn tiếp theo của quy trình "né dịch" sẽ được triển khai và đơn vị Fesler phải ở trên núi Cheyenne 24/7. Tuy nhiên, họ vui vì giờ chưa bị yêu cầu làm điều đó.
"Dù có nhiều thức ăn, nước uống và mọi thứ, tôi cho rằng ngủ trên võng trong hang không phải là điều tốt nhất với tinh thần của bạn", tướng Fesler nói.
Mỹ đang là vùng dịch Covid-19 lớn nhất thế giới với hơn 1,2 triệu người nhiễm và hơn 72.000 người chết. Quân đội Mỹ báo cáo tổng cộng gần 5.000 ca nhiễm, trong đó 100 binh sĩ phải nhập viện và hai người đã chết.
Những hình ảnh nổi bật nhất thế giới trong tháng Tư Tháng Tư vừa qua đại dịch Covid-19 tiếp tục hoành hành tại nhiều quốc gia, khiến cuộc sống của người dân thế giới chưa thể quay trở lại bình thường. Một số nơi đã qua đỉnh dịch, trong khi số khác vẫn vật lộn với nhiều khó khăn. Một số hình ảnh ấn tượng nhất trong tháng Tư trên khắp thế giới do...