Bé gái 7 tuổi bị bắn chết ở Myanmar
Bé gái 7 tuổi bị bắn chết ngay tại nhà khi lực lượng an ninh nổ súng ở Mandalay, thành phố lớn thứ hai Myanmar, theo các nhân chứng.
Nhân viên nhà tang lễ ở Mandalay nói rằng bé gái 7 tuổi ở thị trấn Chan Mya Thazi tử vong vì vết thương do đạn bắn hôm 23/3. Truyền thông địa phương dẫn lời chị gái nạn nhân cho biết lực lượng an ninh bắn vào cha của bé, nhưng trúng bé gái đang ngồi trên đùi ông, ngay trong nhà của họ.
Bé gái, hiện chưa rõ danh tính, trở thành nạn nhân nhỏ tuổi nhất kể từ khi biểu tình bùng phát tại Myanmar để phản đối đảo chính. Hai người đàn ông trong thị trấn Chan Mya Thazi cũng thiệt mạng hôm qua.
Ít nhất 8 người, gồm một thiếu niên, đã thiệt mạng ở Mandalay hôm 22/3. Truyền thông địa phương cho biết lực lượng an ninh đã nổ súng dù không có cuộc biểu tình nào diễn ra gần đó. Theo các nhân chứng, khoảng 300 binh sĩ được vũ trang, đi trên hơn 10 xe tải xuất hiện cùng hai xe ủi đất vào sáng hôm đó.
Video đang HOT
Khói bốc lên từ những rào chắn bị đốt trong biểu tình phản đối đảo chính ở Mandalay, Myanmar hôm 22/3. Ảnh: AFP .
Phát ngôn viên quân đội Myanmar Zaw Min Tun hôm 23/3 cho biết 164 người biểu tình đã chết và bày tỏ sự đau buồn. Zaw Min Tun lên án người biểu tình “phá hoại tài sản” trên diện rộng và “gây ra tình trạng bất ổn” tại Myanmar.
Tuy nhiên, các nhà hoạt động nói rằng ít nhất 261 người đã thiệt mạng trong chiến dịch trấn áp của lực lượng an ninh. Theo Tổ chức Cứu trợ Trẻ em, ít nhất 20 em đã thiệt mạng trong nhiều tuần bất ổn ở Myanmar và 17 em vẫn bị giam tùy tiện, gồm một bé gái 11 tuổi.
Myanmar rơi vào hỗn loạn sau khi quân đội đảo chính, bắt giam Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi cùng nhiều quan chức chính quyền dân sự ngày 1/2. Hàng trăm nghìn người Myanmar trên khắp đất nước đã xuống đường biểu tình gần như mỗi ngày để phản đối đảo chính, kêu gọi thả bà Suu Kyi và yêu cầu quân đội tôn trọng kết quả bầu cử tháng 11 năm ngoái.
Đảo chính giáng đòn kinh tế Myanmar thế nào? ‘Nhân tố bí ẩn’ có thể định đoạt chính biến Myanmar Tương lai cho khủng hoảng Myanmar
Myanmar bắt hai doanh nhân Australia
Chính quyền quân sự Myanmar bắt hai công dân Australia bị cáo buộc tìm cách rời khỏi nước này trên một chuyến bay cứu trợ.
Matthew O'Kane và Christa Avery, trong đó Avery mang hai quốc tịch Canada - Australia, được cho là đang bị quản thúc tại gia sau khi bị bắt trong lúc tìm cách rời Myanmar trên chuyến bay cứu trợ hôm 19/3. Hai người đang điều hành một doanh nghiệp tư vấn nhỏ ở Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar.
Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia xác nhận đang hỗ trợ lãnh sự hai công dân bị bắt ở Myanmar, nhưng không nêu lý do họ bị bắt cũng như từ chối bình luận thêm.
Người biểu tình nấp sau chướng ngại vật ở thành phố Mandalay, Myanmar, hôm 21/3. Ảnh: Reuters .
Một công dân Australia khác là Sean Turnell, cố vấn kinh tế cho Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi, cũng bị bắt tháng trước. Quân đội Myanmar chưa công bố bất kỳ cáo buộc nào nhằm vào Turnell.
Quân đội Myanmar ngày 1/2 tiến hành cuộc đảo chính chớp nhoáng, bắt bà Suu Kyi cùng nhiều quan chức chính quyền dân sự, với cáo buộc đã xảy ra tình trạng gian lận trong cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái. Hàng trăm nghìn người Myanmar xuống đường biểu tình phản đối đảo chính gần như mỗi ngày kể từ đó, kêu gọi quân đội thả bà Suu Kyi và tôn trọng kết quả bầu cử.
Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, ít nhất 250 người đã thiệt mạng và hơn 2.600 người bị bắt trong các hoạt động trấn áp biểu tình của lực lượng an ninh.
Hàng chục nghìn người biểu tình khắp Myanmar Hàng chục nghìn người biểu tình khắp Myanmar hôm nay, đánh dấu một trong những ngày biểu tình lớn nhất, bất chấp lực lượng an ninh đột kích ban đêm. Cảnh sát đã bắn hơi cay và lựu đạn gây choáng để giải tán đám đông biểu tình ở thành phố Lashio, bang Shan, miền bắc đất nước, theo video trực tiếp trên...