Bé gái 6 tuổi ở Phú Thọ cùng lúc không phát triển nhiều bộ phận
Bé Thảo đã 6 tuổi nhưng hộp sọ bị hẹp mức độ nặng, thiểu sản hốc mắt, xương hàm trên không phát triển và các ngón tay, chân dính chặt với nhau.
PGS.TS Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt – Tạo hình – Thẩm mỹ, BV Việt Đức cho biết, sau 6 lần phẫu thuật trong 5 năm, các bác sĩ đã giải cứu thành công cho bệnh nhi Nguyễn Thị Thảo ở Vĩnh Phúc thoát khỏi nguy cơ bị tàn tật, chậm phát triển trí tuệ, mù lòa trở về cuộc sống gần như bình thường.
PGS Hà cho biết, cháu Thảo sinh ra không may mắc hội chứng Apert, một hội chứng dị tật sọ mặt phức tạp hiếm gặp với tỉ lệ từ 1/65.000 – 1/200.000 trẻ sơ sinh sống.
Hình ảnh bé Thảo sau mổ (ảnh trái) so với thời điểm trước khi mổ cách đây 5 năm
Hội chứng này bao gồm nhiều dị tật phối hợp từ hẹp hộp sọ mức độ nặng, thiểu sản hốc mắt, xương hàm trên không phát triển, khe hở vòm cũng như trẻ bị dính tất cả 5 đầu ngón tay, ngón chân.
Để cứu cháu bé, bác sĩ xác định vấn đề hẹp hộp sọ và ổ mắt sẽ sẽ cần ưu tiên giải quyết trước. Hộp sọ của cháu Thảo liền sớm trước 1 năm khiến não bị chèn ép đè đẩy vào tổ chức não, não không phát triển được.
Nếu bệnh nhi không được nới rộng hộp sọ, cháu bé khi lớn lên sẽ bị thiểu năng trí tuệ, không thể phục vụ mình, phần mắt lồi ra không được che phủ sẽ có nguy cơ loét giác mạc gây ra giảm thị lực và mù lòa.
Chính vì vậy việc yêu cầu can thiệp phẫu thuật sớm ngay khi trẻ dưới 12 tháng tuổi là một vấn đề cấp bách.
Video đang HOT
Bệnh nhi lên bàn mổ lần đầu lúc 10 tháng tuổi để tái tạo hộp sọ và trần ổ mắt, sau đó có thêm 4 cuộc can thiệp khác nên đến giờ, bé phát triển trí não bình thường. Cháu có thể bắt đầu tập đọc, tập viết, tập hát chơi đùa giống như các trẻ em khác.
Hiện tại, bé đã được gia đình đưa trở lại nhập viện để tiếp tục thực hiện ca phẫu thuật tách các ngón tay, ngón chân.
Các ngón tay của bé Thảo dính chặt vào nhau
Theo PGS Hà, Việt Nam nằm trong vùng Đông Nam Á là một trong những khu vực có tỉ lệ dị tật bẩm sinh về sọ mặt gần như cao nhất thế giới.
Trước đây do điều kiện y tế còn khó khăn, nên những gia đình có điều kiện muốn điều trị cho con phải ra nước ngoài, vất vả đi lại hàng chục lần trong suốt nhiều năm ròng gây tốn kém. Những bệnh nhân không có điều kiện phẫu thuật sẽ phải chịu cảnh tàn tật suốt đời, để lại một gánh nặng rất lớn cho gia đình và xã hội.
Để giúp các bệnh nhi dị tật được phẫu thuật ngay trong nước, 10 năm trở lại đây, BV Việt Đức đã gửi nhiều bác sĩ ra nước ngoài đào tạo tại các trung tâm lớn về phẫu thuật sọ mặt của Anh, Pháp, Mỹ, Canada, Úc. Sau đó được các chuyên gia sang hỗ trợ, thị phạm. Đến nay, BV đã khám, phẫu thuật thành công cho hàng trăm trẻ có dị tật sọ mặt bẩm sinh.
Từ ngày 5-11/5 tới, BV sẽ phối hợp với đoàn chuyên gia hàng đầu về Phẫu thuật Tạo hình sọ mặt đến từ Vương quốc Anh thăm khám và phẫu thuật cho các trẻ có dị tật bẩm sinh về sợ mặt như Apert, Crouzon, teo lép nửa mặt, không có tai microtia…
*Tên bệnh nhi đã được thay đổi.
Thúy Hạnh
Theo vietnamnet
Đau cổ chân kéo dài, nam thanh niên mắc bệnh hiếm gặp mà không biết
Các bác sĩ BV Việt Đức vừa nội soi khớp cổ chân điều trị nang xương phình mạch thân xương sên cho bệnh nhân 27 tuổi. Đây là tổn thương hiếm gặp, ít có dấu hiệu nên thường khó phát hiện bệnh.
Bệnh nhân nam, 27 tuổi, không có tiền sử chấn thương, đến khám bệnh vì đau cổ chân trái kéo dài 1 năm.
Bệnh chân được chụp Xquang tại bệnh viện tỉnh phát hiện ổ khuyết xương lớn thân xương sên và chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức với tình trạng đau cổ chân trái, đi lại khó khăn.
Qua khám lâm sàng các bác sĩ phát hiện bệnh nhân đau cổ chân trái khi tỳ đè, biện độ cổ chân bình thường, không sưng, nóng, đỏ. Hình ảnh Xquang thấy ổ khuyết xương lớn chiếm gần toàn bộ thân xương sên trái.
Hình ảnh nang xương phình mạch xương sên trên phim cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ.
Bệnh nhân được chỉ định chụp cắt lớp vi tính nhằm đánh giá mức độ phá hủy vỏ xương, kết quả thấy nang xương lớn chiếm toàn bộ thân xương sên, chưa phá hủy vỏ xương. Đồng thời, bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ đánh giá tính chất u, kết quả: khối u giảm tỉ trọng trên T1, tăng tỉ trọng trên T2, có vách trong u, hình ảnh mức dịch-dịch.
Bệnh nhân được phẫu thuật lấy u, ghép xương tự thân qua nội soi khớp cổ chân sử dụng ngõ vào phía sau. Sau mổ, bệnh nhân diễn biến ổn định, ra viện sau 3 ngày.
Kết quả giải phẫu bệnh cho hay, nang xương phình mạch. Sau mổ, bệnh nhân được bất động bột cẳng bàn chân trong 6 tuần, tập phục hồi chức năng, tỳ chân sau 3 tháng. Tại thời điểm 10 tháng sau phẫu thuật, bệnh nhân đi lại bình thường, không đau, phim chụp kiểm tra xương ghép liền tốt, không tái phát.
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân.
PGS.TS Nguyễn Mạnh Khánh - Phó Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình, Trưởng khoa Phẫu thuật chi trên và Y học thể thao, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Nang xương phình mạch xương sên là tổn thương hiếm gặp.
Biểu hiện lâm sàng nghèo nàn, hầu hết bệnh nhân đau cổ chân kéo dài khi đi lại. Khám thực thể không phát hiện bất thường của cổ chân, biên độ vận động khớp thụ động bình thường. Phim chụp Xquang khớp cổ chân thường quy chỉ thấy ổ khuyết xương nằm trong thân xương sên.
"Triệu chứng lâm sàng và Xquang như vậy thì có nhiều tổn thương cần phải chẩn đoán phân biệt: u tế bào khổng lồ, u nguyên bào sụn, u tương bào, nang xương đơn độc. Việc chỉ định thêm cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ cổ chân là cần thiết"- chuyên gia cho hay.
Theo các bác sĩ, nang xương phình mạch là u lành tính mà nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh chưa rõ. Tổn thương này chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 1% tổng số u xương, thường xuất hiện ở phần hành xương, cột sống, xương ức. Nang xương phình mạch được điều trị chủ yếu bằng lấy u, ghép xương.
Lấy u, ghép xương tự thân điều trị nang xương phình mạch xương sên có nhiều ưu điểm, mang lại kết quả tốt, tuy nhiên, kỹ thuật phức tạp, cần phẫu thuật viên kinh nghiệm.
Theo suckhoedoisong.vn
Lại nổ bình ga mini khi ăn lẩu, bệnh nhân nát bét tay không thể cứu vãn Khi được đưa tới BV Việt Đức, bàn tay của nam bệnh nhân 42 tuổi ở Hà Tĩnh bị nổ nát bét, lòi cả xương, gân... các bác sĩ không có cách nào để cứu vãn cả bàn tay của người bệnh mà chỉ có thể giữ lại được hai ngón tay. ThS.BS Lưu Danh Huy, Phó trưởng Khoa Phẫu thuật Chấn thương...