Bé gái 6 tuổi dậy thì
Cơ thể gầy gò, ngực chưa phát triển nhưng bé gái 6 tuổi đã xuất hiện kinh nguyệt khiến gia đình rất lo lắng.
BS Trần Văn Lưu – Khoa Nội Tiết Sinh Sản, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận trường hợp bé gái 6 tuổi với cơ thể gầy gò, ngực chưa phát triển song lại có kinh nguyệt.
Ảnh minh họa
Các bác sĩ cho trẻ làm xét nghiệm đánh giá hormone nội tiết, chụp X-quang, siêu âm vú, ổ bụng, tử cung vòi trứng tìm bất thường. Kết quả chẩn đoán không có khối u, bé dậy thì sớm có thể do yếu tố bên ngoài như dinh dưỡng, sữa tắm, môi trường…
Để điều trị, ê kíp chỉ định tiêm thuốc ức chế dậy thì và hướng dẫn người nhà áp dụng chế độ dinh dưỡng, luyện tập phù hợp.
“Với trường hợp này, việc có kinh nguyệt là triệu chứng báo hiệu hoàn thiện dậy thì ở bé gái. May mắn, gia đình đã đưa đi khám sớm, trẻ được can thiệp kịp thời nên không ảnh hưởng đến tâm lý, việc học hành”, bác sĩ Lưu cho hay.
Theo BS Trần Văn Lưu, tình trạng dậy thì sớm là sự phát triển đặc tính sinh dục trước 9 tuổi ở bé trai và trước 8 tuổi ở bé gái. Biểu hiện ở bé trai gồm phát triển chiều cao nhanh, mọc lông mu, có mùi cơ thể, thay đổi giọng nói, tăng khối lượng cơ, tinh hoàn hay dương vật phát triển nhanh và xuất tinh. Ở bé gái, dấu hiệu phổ biến nhất là tuyến vú phát triển, tăng dịch tiết âm đạo, có kinh nguyệt.
Video đang HOT
Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể về tỷ lệ trẻ dậy thì sớm, song trường hợp trẻ đến khám tại các bệnh viện tăng qua các năm.
Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi trung ương, từ tháng 9/2017 đến tháng 4/2021, bệnh viện này ghi nhận có 694 bệnh nhi dậy thì sớm đến khám, bao gồm 21 bé trai, còn lại là trẻ gái. Trong khi đó, giai đoạn 1991 – 1995 chỉ ghi nhận có 14 bệnh nhi dậy thì sớm.
Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), số trẻ dậy thì sớm đến bệnh viện khám tăng gấp đôi. Trước đây mỗi tháng chỉ khoảng 20-30 ca dậy thì sớm có chỉ định điều trị, nay khoảng 50-60 ca, mỗi năm bệnh viện có khoảng 600 – 700 trẻ dậy thì sớm đến khám.
Dậy thì sớm ảnh hưởng đến sự phát triển và tâm lý của trẻ
Theo bác sĩ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến dậy thì sớm ở trẻ như yếu tố di truyền, nội tiết, môi trường sống, chế độ ăn uống, điều kiện sống trong gia đình và các bệnh lý khác. Tùy thuộc nguyên nhân, các bác sĩ có phương pháp điều trị khác nhau như can thiệp hormone, tiêm thuốc…
Ảnh minh họa
Dậy thì sớm mang đến nhiều nguy cơ và thiệt thòi cho trẻ. Do đó, ngoài điều trị thuốc, bác sĩ kết hợp điều trị tâm lý. Trẻ cần được trang bị các kiến thức để tránh sợ hãi, tự ti, lo âu, tò mò và nguy cơ bị lạm dụng. Khi con có biểu hiện dậy thì sớm, phụ huynh nên bình tĩnh, đưa con đến khám chuyên khoa nhi hoặc nội tiết.
Gia đình nên ưu tiên nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho trẻ. Các loại đồ chơi, sữa tắm hay mỹ phẩm… cũng cần được chọn lựa, kiểm soát kỹ càng.
“Nhiều bố mẹ thắc mắc con em dùng sữa nhiều có gây dậy thì sớm? Đây là nỗi oan của sữa. Sữa không chứa chất gây dậy thì sớm, có chăng uống sữa tăng chất béo làm con tăng nguy cơ béo phì. Chuyện béo phì mô mỡ em bé tiết chất kích thích trên não làm trẻ dậy thì sớm. Hoặc trừ trường hợp hãng sữa rộn hoc mon ngoại lai k kiểm soát được”, BS Lưu cho biết.
Phụ huynh nên nhắc nhở con tập thể dục, tham gia các hoạt động thể thao như bơi lội, chạy… để tăng chiều cao, giảm dậy thì sớm. Trẻ cũng cần đi ngủ trước 22h bởi quãng thời gian 22h đến 3h sáng, cơ thể tiết hormone giúp trẻ phát triển chiều cao, cân bằng nội tiết.
Không cho trẻ tiếp xúc phim ảnh người lớn sớm. Nhà trường cần xen lẫn buổi học giáo dục giới tính đúng độ tuổi, tránh việc tiếp xúc những nguồn thông tin lệch lạc.
Bé gái 6 tuổi tử vong ở Hà Nội: Bố đánh trong lúc kèm học gây sốc chấn thương, ngạt thở
Kết luận giám định nguyên nhân chết của bé gái 6 tuổi ở quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) được xác định: Ngạt do trào ngược thức ăn, hậu quả của sốc chấn thương.
Chiều nay (30/12) chia sẻ với PV Luật sư Nguyễn Anh Thơm - Trưởng văn phòng Luật sư Nguyễn Anh (đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, trong sáng cùng ngày ông đã cùng cơ quan CSĐT Công an quận Bắc Từ Liêm, Viện kiểm sát Nhân dân quận Bắc Từ Liêm làm việc với bị can Lê Thành Công (43 tuổi, trú tại Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm).
Trước đó, Công đã bị khởi tố về tội "Cố ý gây thương tích" theo quy định tại Khoản 4 Điều 134 Bộ luật hình sự.
Theo Luật sư Thơm, quá trình điều tra Lê Thành Công thừa nhận khoảng 11h ngày 16/9 trong lúc kèm con học vì bé A. (6 tuổi, học lớp 1 Trường tiểu học Xuân Đỉnh, phường Xuân Đỉnh) tiếp thu chậm nên anh ta đã bực tức, dùng đũa, thanh tre, cán chổi đánh vào chân, tay, mông và lưng con gái.
Kết luận giám định nguyên nhân chết của cháu bé được xác định: Ngạt do trào ngược thức ăn, hậu quả của sốc chấn thương. Thương tích trên cơ thể do tác động vật tày gây ra.
Như vậy, có thể thấy bị can sử dụng vật tày đánh cháu bé gián tiếp gây nên cái chết cho cháu (Cố ý về hành vi, vô ý về hậu quả).
Do đó, hành vi phạm tội của bị can đã cấu thành tội Cố ý gây thương tích dẫn tới hậu quả chết người. Tội danh và hình phạt được quy định tại điểm a, Khoản 4 Điều 134 BLHS.
"Cháu bé tử vong do bị trào ngược thức ăn làm bịt đường hô hấp dẫn tới tử vong là xuất phát từ nguyên nhân nguời bố đã sử dụng vũ lực tác động gây ra. Do đó, người bố phải chịu trách nhiệm về hậu quả cháu bé tử vong.
Trường hợp, nếu Bản kết luận giám định xác định cháu bé tử vong do đa chấn thương bởi tác động của vật tày gây nên thì người bố sẽ phải chịu trách nhiệm về tội Giết người theo quy định tại Điều 123 BLHS.
Như vậy, Bản kết luận giám định là chứng cứ khoa học rất quan trọng để định tội danh bị can phạm tội Giết người hay Cố ý gây thương tích...", Luật sư Thơm nêu.
Vị luật sư cho biết thêm, trong buổi làm việc sáng nay, sức khoẻ và tinh thần của Lê Thành Công bị giảm sút nghiêm trọng.
"Qua làm việc sáng nay, Công rất hối hận, trước biến cố xảy ra anh ta cũng rất đau buồn. Trong suốt thời gian tạm giam vừa qua, Công cũng bị suy sụp về tinh thần.
Anh ta cũng muốn sự việc sớm đưa ra xét xử để giải toả về tâm lý, giảm bớt áp lực đối với chính bản thân.
Công cũng mong muốn sau này trong ngày xét xử có thể được xem xét để có thể sớm trở về nhà chăm sóc cho gia đình vì bản thân là trụ cột và đang có con nhỏ và có thể về nhà để thắp 1 nén hương cho con...", Luật sư Thơm nói.
Trước đó, vào khoảng 11h ngày 16/9, Công đã đánh con khi bé A. học tiếp thu chậm. Sau đó, khoảng 16h cùng ngày, mẹ cháu A. cho con ăn một bát cháo và uống một viên Panadol thì cháu bị nôn nhiều nên gia đình đưa vào Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu.
Tuy nhiên, sau đó cháu bé tử vong.
Tỷ lệ đái tháo đường tăng chóng mặt, ngày càng nhiều người trẻ mắc bệnh TS Phan Hoàng Hiệp, Giám đốc BV Nội tiết Trung ương cảnh báo tỷ người mắc đái tháo đường tăng chóng mặt và ngày càng trẻ hóa. Trên thế giới, cứ 5 giây lại có một ca tử vong vì đái tháo đường. Ngày 13/11, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống...