Bé gái 6 tuổi có hơn 500ml mủ trong ổ áp xe gan
Bệnh nhi N.T.K.A. (6 tuổi, ngụ xã Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu) vừa được các bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai thăm khám, siêu âm, chọc hút 500ml mủ từ ổ áp xe gan.
Bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhi sau khi đã chọc hút mủ
Theo đó, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốt cao, đau bụng nhiều ngày trước đó. Sau khi thực hiện các xét nghiệm, siêu âm, chụp phim, các bác sĩ phát hiện trong gan phải của bệnh nhi có một khối áp xe to bằng quả cam, là khối áp xe khá lớn so với tuổi của bệnh nhi.
Video đang HOT
Các bác sĩ đã tiến hành chọc hút ổ áp xe cho bệnh nhân, mỗi lần chọc hút khoảng 180ml mủ trong 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày. Sau khi được hút mủ trong ổ áp xe, đến nay bệnh nhi đã hết sốt, sức khỏe ổn định, có thể ăn uống, đi lại bình thường.
Bác sĩ Phạm Anh Tuấn, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, áp xe gan là bệnh khó phát hiện. Nguyên nhân gây ra áp xe gan thường do ký sinh trùng amip, vi trùng hoặc sán gây nên, thường gặp ở người trưởng thành. Áp xe gan ở người lớn có thể điều trị nội khoa, còn ở trẻ em bắt buộc phải chọc hút. Thao tác chọc hút cũng cần độ chính xác và tỉ mỉ cao để không chọc vào mạch máu và nhu mô gan của người bệnh.
Để hạn chế mắc bệnh, phụ huynh nên cho trẻ ăn chín uống sôi, nếu thấy trẻ có các biểu hiện như: sốt cao, đau bụng nên sớm đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám, điều trị kịp thời, tránh tình trạng ổ áp xe bị vỡ, gây viêm phúc mạc ổ bụng, tràn mủ màng phổi, thậm chí gây nhiễm trùng huyết đe dọa tính mạng của trẻ.
Không nên để táo bón ở trẻ kéo dài
BS Đặng Công Chánh, Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, bệnh táo bón ở trẻ mặc dù không gây ra biến chứng nguy hiểm nghiêm trọng nhưng để tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ chậm phát triển, giảm sức đề kháng và suy dinh dưỡng.
Bác sĩ đang thăm khám cho trẻ bị táo bón tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Ảnh: T.Anh
Có con gái 3 tuổi bị táo bón đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, chị Hoàng Thị H. (ngụ P.Tân Hiệp, TP.Biên Hòa) cho biết, tình trạng táo bón của bé C. con chị kéo dài 3 tháng nay, kể từ khi bé chuyển từ ăn cháo sang ăn cơm. 3-4 ngày cháu mới đi cầu được 1 lần. Lo lắng cho con, chị đưa bé C. đến Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai khám, bác sĩ chẩn đoán bé bị táo bón. Do tình trạng táo bón kéo dài nên bé C. phải thụt tháo bằng cách bơm nước vào hậu môn.
Theo BS Chánh: "Táo bón mặc dù không gây biến chứng nguy hiểm nhưng nếu để tình trạng này kéo dài sẽ khiến phân tích tụ nhiều trong ruột bé, gây chướng bụng, đầy hơi, trẻ ăn không ngon miệng, chán ăn, ăn khó tiêu. Do bé không ăn được, kém hấp thu sẽ dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng, chậm lớn, dễ mắc bệnh và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Bên cạnh đó, việc ứ đọng phân kéo dài làm cho các độc tố do vi trùng tiết ra không được thải ra ngoài lâu ngày có thể đưa đến tình trạng nhiễm độc, sốc nhiễm trùng".
BS Chánh cho hay, nguyên nhân của táo bón là do trẻ mắc các bệnh lý như: phình đại tràng bẩm sinh, suy giáp, bại não, chậm phát triển vận động, gù lưng, cong vẹo cột sống... những bệnh lý này làm cho tình trạng táo bón kéo dài. Bên cạnh đó, do chế độ ăn, uống một số loại sữa công thức quá nhiều chất đạm, uống ít nước, thay đổi chế độ ăn ở một số trẻ, chuyển từ chế độ ăn loãng (như uống sữa mẹ, sữa công thức chuyển sang ăn cháo, cơm) rất dễ bị táo bón nếu trẻ không được bổ sung thêm nước.
Dấu hiệu để nhận biết trẻ bị táo bón hay không rất đơn giản, trẻ có thể có một trong những triệu chứng sau: trẻ đi cầu ít hơn 3 lần/tuần; khó đi, rặn nhiều, đau quanh hậu môn khi đi cầu; phân có máu, phân khô rắn, hạt lổn nhổn. Một số trẻ thường đau, chướng bụng, chán ăn mệt mỏi, thay đổi tính tình và suy dinh dưỡng. Còn khi trẻ bị són phân thì khi đó táo bón đã kéo dài, do phân ứ đọng trong trực tràng quá nhiều và trẻ không nín lại được nữa.
"Với trẻ táo bón kéo dài, việc điều trị là dùng thuốc để làm mềm phân, nếu không cải thiện thì có thể kết hợp với điều trị bằng phương pháp thụt tháo. Ngoài việc điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ thì bé cần thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung chất xơ, ăn nhiều rau củ, trái cây và cho bé uống thêm nước tùy theo độ tuổi, cân nặng. Tập cho trẻ thói quen không được nín, nhịn đi cầu, nếu trẻ lớn thì tập thói quen tăng cường vui chơi vận động. Đặc biệt, khi thấy trẻ có dấu hiệu của táo bón, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để có các hướng điều trị đúng, vì nếu để táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ" - BS Chánh khuyến cáo.
Đồng loạt bổ sung vitamin A ngừa thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ Trong 2 ngày: 1 và 2-6, các trạm y tế trong tỉnh đồng loạt tổ chức bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi, đợt 1 năm 2020. Phụ huynh có con trong độ tuổi cần đưa trẻ đến trạm y tế để được uống vitamin A, phòng ngừa thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ. Trẻ nhỏ được...