Bé gái 6 tháng được phẫu thuật thành công cắt bỏ miệng thứ 2
Một bé gái 6 tháng tuổi ở Mỹ đã trải qua cuộc phẫu thuật để loại bỏ cái miệng thứ 2.
Theo Daily Mail, bé gái 6 tháng tuổi được sinh ra ở Charleston, Nam Carolina (Mỹ) đã trải qua 1 cuộc phẫu thuật loại bỏ cái miệng thứ 2.
Lần đầu được phát hiện khi mẹ bé mang thai ở tuần thứ 28 của thai kì, cái miệng thứ 2 từng được nghi là 1 u nang hoặc khối u. Tuy nhiên, sau khi em bé được sinh ra, các bác sĩ vô cùng ngỡ ngàng khi đó đích thực là 1 khuôn miệng thứ 2 có đường kính hơn 2 cm với đầy đủ môi, răng và lưỡi.
Lưỡi trong khuôn miệng thứ 2 của em bé được chụp trước khi phẫu thuật. Ảnh: Daily Mail.
Em bé được xác định đã mắc căn bệnh hiếm gặp Diprosopus. Kể từ năm 1900 đến nay, trên thế giới chỉ có 35 người mắc căn bệnh này.
Video đang HOT
Diprosopus – sự trùng lặp của cấu trúc đầu và/hoặc khuôn mặt – là một tình trạng rất hiếm gặp. Ở cực điểm, tình trạng này có thể dẫn đến sự sao chép toàn bộ khuôn mặt. Tình trạng này xảy ra thường xuyên hơn ở nữ giới, hiện khoa học chưa tìm ra lời giải đáp.
Theo báo cáo trường hợp được đăng trên tạp chí y khoa Anh quốc BJM, các bác sĩ cho biết không có mối liên hệ nào giữa miệng thứ 2 và miệng chính, em bé có thế thở, ăn và uống bình thường. Ngoài ra, đôi khi trên vùng da xung quanh miệng thứ 2 này xuất hiện một lớp thô ráp, đồng thời, tiết ra một chất lỏng trong suốt nghi là nước bọt, các bác sĩ từ đại học y khoa South Carolina lưu ý.
Bé gái đã trải qua cuộc phẫu thuật cắt bỏ khuôn miệng không mong muốn này. Tổng cộng, các bác sĩ đã loại bỏ một số cơ, xương, màng nhầy miệng và mô thực quản, một tuyến nước bọt và sáu chiếc răng chưa mọc, đồng thời, cố gắng bảo tồn các dây thần kinh trên khuôn mặt.
Sau 1 khoảng thời gian theo dõi, vết phẫu thuật đã lành, tiến triển tốt và không cần điều trị thêm. Tuy nhiên, em bé gặp 1 chút khó khăn khi thả lỏng phần bên phải của môi dưới, có thể là do một số dây thần kinh bị mất.
Bé gái hồi phục tốt sau phẫu thuật. Ảnh: Daily Mail.
Diprosopus cũng từng được ghi nhận ở gà, cừu, mèo và một số loài động vật khác. Các nhà khoa học cho biết nó xuất phát từ các vấn đề về protein báo hiệu cấu trúc khuôn mặt khi còn phôi thai, điều này có thể dẫn đến việc mở rộng các đặc điểm trên khuôn mặt và sao chép cấu trúc.
Phẫu thuật thành công ca bệnh thai trong thai hiếm gặp
Bệnh nhi 58 ngày tuổi nhập viện trong tình trạng bụng ngày càng to nhanh. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết đây là trường hợp thai trong thai hiếm gặp.
Trước đó, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa tiếp nhận bệnh nhân B.T.K.L., 58 ngày tuổi, nặng 4,5 kg, ở xã Ngọc Trung, Thạch Thành. Bệnh nhân L. vào viện với lý do gia đình phát hiện bụng ngày càng to nhanh. Khai thác tiền sử bệnh nhân cho thấy mẹ bệnh nhân 28 tuổi, mang thai 38 tuần, bệnh nhân là con thứ 2, đẻ thường. Trong thời gian mang thai, siêu âm định kỳ nhưng không phát hiện thấy bất thường.
Thăm khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân có khối u vị trí dưới hạ sườn phải, không đau, ít di động, kích thước khoảng 13 x 10 cm. Hình ảnh chụp MRI ổ bụng cho thấy một khối u lớn sau phúc mạc, nhiều khả năng là thai nhi, khối u vượt quá đường giữa, đè ép thận trái.
Hình ảnh thai trong thai qua phim chụp MRI. Ảnh: BVCC.
Bệnh nhân được phẫu thuật, đường mổ dưới hạ sườn trái, ngoài phúc mạc. Việc bóc tách, bộc lộ khối u khó khăn do màng ối dính với phúc mạc, nhất là cuống mạch thận trái. Khối u có thể tích 13 x 10 x 9 cm. Trong lúc mổ, kíp phẫu thuật phát hiện thấy màng ối, nước ối, đầu, thân, bàn chân... nhưng không thấy cuống rốn, nhau thai.
Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy khối u bao gồm đầu, cột sống, xương các chi, da, hệ thống tiêu hóa, buồng trứng...
Sau mổ bệnh nhân ổn định và được ra viện 7 ngày sau phẫu thuật. Hiện tại, bệnh nhân khỏe mạnh, tăng cân nhanh.
Thai trong thai là bệnh lý hiếm gặp với tỷ lệ mắc 1/500.000 ca sinh. Nhà giải phẫu học người Đức Johann Friedrich Meckel lần đầu tiên mô tả về thai trong thai vào cuối thế kỷ 18. Mặc dù các nhà khoa học phỏng đoán rằng đây là hệ quả của khối u quái phát triển mức độ cao - loại khối u cấu tạo từ mô tổ chức của nơi khác, như răng và xương, Meckel đã nhận ra khối u thực ra là một bào thai sinh đôi đang phát triển. Thông thường, cả hai bào thai của thai ký sinh đều sẽ chết trước khi sinh, nhưng đôi khi thai ký sinh tồn tại trong thai chủ trong nhiều năm sau khi đẻ.
Theo The Embryo Project Encyclopedia, để được phân loại là thai trong thai và không phải là u quái, khối u phải có bằng chứng về tổ chức cơ thể, như có các đốt sống, mầm chi hoặc mô nội tạng.
Mặc dù không phải là tình trạng nguy hiểm chết người, thai sinh đôi ký sinh có thể phát triển đủ lớn để gây biến chứng cho thai chủ. Khoảng 90% số trường hợp thai trong thai được phát hiện khi còn nhỏ và được phẫu thuật trước khi gây biến chứng. Khi thai ký sinh được lấy ra, thai chủ, dù ở độ tuổi nào, cũng thường sẽ hồi phục bình thường.
Theo Zing
Những người tuyệt đối không nên ăn mận Mận có nhiều công dụng đối với sức khỏe như tốt cho xương khớp, cải thiện trí nhớ, kiểm soát lượng đường trong máu, hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ tim mạch và thị lực... nhưng không phải ai cũng nên ăn hoặc ăn nhiều loại quả này. Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, quả mận chứa nhiều axit amin...